Cảm ơn người đã nói xấu tôi!
Chủ tịch của một công ty lớn nọ có thói quen viết nhật ký mỗi ngày.
Điểm đặc biệt của cuốn nhật ký đó là, bất kể ông viết nội dung gì, thì cuối cùng nhất định sẽ kết thúc bằng câu: “Cho nên, thực sự là quá tốt rồi”. Người ta nói rằng đây là phương pháp mà ông ấy nghĩ ra để thay đổi tính cách u ám của mình khi còn trẻ.
Cho dù ngày hôm đó xảy ra chuyện làm cho ông bực bội, buồn phiền, thất bại, căm ghét, cũng phải viết ra rõ ràng câu “Cho nên, thực sự là quá tốt rồi”. Ông đã dưỡng thành thói quen dù đối diện với bất kỳ việc gì cũng đều dùng thái độ tích cực như vậy để đối đãi. Sau 10 năm liên tục làm như vậy, trong nhật ký của ông đã không còn than phiền oán hận; 20 năm sau, toàn bộ nội dung trong nhật ký chỉ có những chuyện tốt đẹp. Đây có thể nói là nguyên nhân giúp ông có được thành công của ngày hôm nay.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh rằng, nếu con người nghĩ đến chuyện vui vẻ, tốt đẹp, thì não sẽ tiết ra những chất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, nếu nghĩ đến những chuyện buồn phiền, không tốt đẹp, thì não sẽ tiết ra chất không có lợi, dễ dẫn đến bệnh tật. Miệng nói hoặc là trong lòng nghĩ về những lời oán trách, bất mãn, lời nói xấu, đố kỵ, oán hận, căm ghét v.v.. sẽ khiến cho tinh thần và thể xác đều không khỏe mạnh.
Bị người khác nói xấu, càng phải cảm ơn
Nghĩ về những điều vui vẻ và tốt đẹp không chỉ giúp ích cho sức khỏe, mà còn có thể giúp con người hướng tới hạnh phúc. Ví dụ: khi bị bệnh dẫn đến sốt cao và đau đớn khiến bệnh nhân khó chịu, nhưng nếu khi bị bệnh mà không phát sốt và đau đớn, thì sẽ có tình trạng như thế nào?
Bệnh nhân sẽ không biết mình đang bị bệnh, vì thế bệnh càng lúc càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể sẽ gây nguy hiểm cho tính mệnh. May mắn thay, khi có những cơn sốt và đau đớn khó chịu khiến cơ thể không thích, chúng ta mới theo đó mà dưỡng sinh, hoặc được bác sĩ chữa trị, cho nên mới càng thêm trường thọ. Thế nên cần phải thực sự cảm ơn cơn sốt và đau đớn khi bị bệnh.
Tương tự như vậy, khi ai đó nói xấu bản thân mình, cũng có thể hiểu là “đây là Thần Phật mượn người kia để nói cho mình biết những điều mình chưa chú ý”, sau đó dành ra một buổi tối để suy xét bản thân: nếu những lời bình luận của đối phương đúng là sự thật, vậy thì phải xét lại và sửa đổi bản thân mình, chỉ cần từ đó có thể cải thiện thay đổi là sẽ tốt rồi.
Nhờ lời nói xấu ấy, bản thân mới có thể trưởng thành.
Cho nên bị người khác nói xấu, “càng nên phải cảm ơn”.
Nếu khi gặp phải những khó khăn, đau khổ, có thể dùng ý nghĩ như “là Thần Phật đang tôi luyện bản thân mình”, “là muốn để cho mình tích công đức”…. Chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua một chút, phải không?
Dùng suy nghĩ “vì vậy, càng nên phải cảm ơn” để lý giải những chuyện khó khăn và đau khổ là một trong những cách sống có được hạnh phúc. Khi gặp phải vấn đề không như ý, chúng ta hãy thử dùng góc độ suy nghĩ, “Lần này Thần Phật muốn dạy mình điều gì đây?”.
Bạn cho rằng “chuyện đương nhiên”, nhưng cũng không phải là đương nhiên
Theo bạn, trái nghĩa với “Cảm ơn” là gì? Chính là “không có gì phải biết cảm ơn đối với người khác”, đúng không?
Đây chẳng phải là “đương nhiên” sao?
Chúng ta trong lúc vô tình đã cho rằng, nhận được điều gì đó từ những người xung quanh mình là chuyện “đương nhiên”, đồng thời trở nên ngạo mạn. Nhưng người khác ủng hộ, giúp đỡ, coi trọng đối với bản thân mình, tuyệt đối không phải là chuyện đương nhiên. Chúng ta mỗi ngày đều nên cảm ơn từ tận đáy lòng đối với những việc này.
Dùng góc nhìn này để nhớ lại những gì đã qua, bạn sẽ có thể thấy được sự chân thành của đối phương và của chính mình. Phân biệt cảm xúc và sự thật, đồng thời trong tĩnh lặng nhìn lại bản thân mình, liền có thể mở rộng lòng bao dung đối với những lời nói hành động của người khác mà từ trước tới nay bạn không cách nào tha thứ. Làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy giảm bớt đi rất nhiều cảm xúc muộn phiền.
Ví dụ, nếu bạn là bàn tay, có người sẽ chỉ nhìn vào phần “mu bàn tay”, sau đó nghĩ rằng đó là bạn. Nhưng những người xung quanh lại xem bạn như một phần của “lòng bàn tay”. Vậy thì mỗi chúng ta, hãy thử nhìn chăm chú vào cái mà bình thường bản thân sẽ không nhận ra.
Chỉ có thể nhìn thấy được mu bàn tay, đó là bởi vì bản thân quá tự cho mình là trung tâm. “Người khác nghĩ gì không quan trọng, chỉ có bản thân mình mới là đúng”, đây là cách nghĩ là sai lầm. Nếu như chỉ nhìn sự vật từ một phía, thì sẽ nhìn không thấy được những phần quan trọng. Bởi vậy, chỉ cần thay đổi cách nhìn, bạn sẽ phát hiện ra rằng, những chuyện mà bản thân cho là đương nhiên hóa ra cũng không phải là đương nhiên.
(Bài viết trích từ cuốn “Mẹ là tấm gương, soi rõ chân thực bản thân” của tác giả Shinkoh Ohyama – Viện trưởng Viện nghiên cứu và thực hành Vipassana Nhật Bản – Nhà xuất bản Kiểm Phổ tại Đài Loan phát hành)