Cách tiền tệ làm thay đổi giá cả
Khủng hoảng ngân hàng đã xuất hiện, nhưng lạm phát toàn cầu lại không dịu đi nhanh chóng.
Phân tích chi tiết các thành phần của lạm phát cho thấy rõ rằng các thành phần không cốt lõi (thực phẩm và năng lượng) hầu như biến mất trong khi các thành phần cốt lõi (chủ yếu là dịch vụ) thì vẫn giữ vững. Điều này là đúng ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong đó có Nhật Bản. Giá nhà ở nhìn chung đang giảm (một số quốc gia có tăng chậm), nhưng sự truyền dẫn sang giá thuê nhà và do đó sang giá tiêu dùng là hạn chế. Lần này lạm phát là trên toàn diện thay vì chỉ trong một ngành cụ thể (chẳng hạn như nhà ở). Nguyên nhân gốc rễ vẫn là có quá nhiều tiền.
Như đã được kiểm chứng nhiều lần qua các đợt nới lỏng định lượng, trong những thập niên qua, chỉ mình số lượng tiền tệ dồi dào thôi là chưa đủ để gây ra lạm phát. Tiền, theo như thiết lập, là một loại hàng hóa. Tiền trong điều kiện tĩnh như một loại hàng hoá mà không lưu thông thì sẽ không có bất kỳ hệ quả kinh tế vĩ mô nào. Khi tiền lưu chuyển ra xung quanh, thì có thể có một vài khái niệm liên quan để giải thích lạm phát. Lý do có nhiều hơn một khái niệm là vì sự lưu chuyển của tiền rất khó quan sát. Tất nhiên, người ta có số liệu thống kê cho đủ mọi loại giao dịch, nhưng dường như không có chỉ số nào kết hợp được những số liệu này.
Sự lưu chuyển này có thể bắt đầu ở một giai đoạn sớm hơn nhiều so với những gì người ta thường nghĩ: Vậy tiền là gì? Tiền mà ngân hàng trung ương trực tiếp tạo ra là cung tiền cơ sở, nhưng biến số tiền chung được sử dụng trong hầu hết các phân tích kinh tế (có ký hiệu là M) đề cập đến tiền theo nghĩa rộng. Cung tiền rộng bao gồm hầu hết các loại tiền gửi có thể được tạo lại từ các khoản vay: Đối với một người đi vay (một khoản vay nào đó) để đầu tư hoặc mua thứ gì đó, thì người nhận khoản tiền ấy có thể lấy số tiền đó ra để đầu tư hoặc mua thứ gì đó khác. Sau một vài vòng lưu chuyển như vậy, một phần số tiền ban đầu có thể sẽ không được sử dụng tiếp nữa mà được gửi lại vào ngân hàng.
Nếu định nghĩa theo cách này, thì phép đo đầu tiên về sự lưu chuyển của tiền bắt nguồn từ quy trình từ “hẹp đến rộng” kể trên. Hệ số nhân tiền tệ được định nghĩa là tỷ lệ giữa cung tiền rộng (M2) và cung tiền cơ sở (M0) — có một số phiên bản định nghĩa hệ số này theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng đều là bắt nguồn từ phiên bản này — đây là giai đoạn lưu chuyển đầu tiên trước khi cung tiền rộng được định hình. Hệ số nhân tiền tệ đo lường tốc độ của quá trình này.
Khi cung tiền rộng thực hiện chức năng của mình trong thị trường tổng hợp, nó tác động đến giá và số lượng tổng hợp thông qua lý thuyết số lượng tiền tệ (QTM): Số lượng tiền nhân với vận tốc tiền bằng mức giá tổng hợp nhân với số lượng (hay số giao dịch), hoặc MV = PY. Vì về mặt khái niệm Y chính là GDP thực, nên toàn bộ vế phải có thể được hiểu là GDP danh nghĩa. Do đó, thước đo thứ hai cho sự lưu chuyển của tiền là vận tốc tiền, là tỷ lệ GDP danh nghĩa so với cung tiền rộng.
Một cách nghiễm nhiên thì tín dụng — thước đo cuối cùng — là thước đo trực tiếp tốc độ luân chuyển của tiền. Tuy nhiên, chỉ số sẵn có duy nhất của tín dụng tiêu dùng chỉ đo lường cho riêng thị trường tiêu dùng.
Tiền tệ, tín dụng và giá cả của Hoa Kỳ tính theo mức tăng trưởng năm
Biểu đồ đi kèm so sánh cả ba thước đo trong hai thập niên qua. Tính toán cho thấy tăng trưởng của vận tốc tiền tệ có tương quan nhiều nhất với lạm phát (0.45) trong khi tăng trưởng hệ số nhân tiền có tương quan ít nhất (0.35). Dù sao đi nữa, không thước đo nào trong số những thước đo này giảm xuống một cách có ý nghĩa, và đây là một lời giải thích mạnh mẽ cho xu hướng lạm phát giảm chậm chạp gần đây nhất.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times