Các tỷ phú Hồng Kông đang đào thoát, tài sản của các tỷ phú Trung Quốc sụt giảm hàng chục tỷ dollar
Sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chứng khoán Trung Quốc ngay lập tức chứng kiến một đợt lao dốc về giá trị. Cùng với sự giảm sâu về giá cổ phiếu là sự suy giảm tương tự về tài sản của những người giàu nhất Trung Quốc. Theo thống kê, tài sản của những người giàu nhất Trung Quốc đã giảm đến mức kinh ngạc là 35 tỷ USD chỉ trong một ngày. Một ký giả chuyên mục cho biết điều này phản ánh mối lo ngại của thị trường về “cơ chế tích lũy tài sản theo quy định” được đề nghị trong Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Một ký giả còn nói rằng khi ý tưởng “doanh nghiệp nhà nước phát triển và doanh nghiệp tư nhân thoái lui” vẫn có thể tồn tại, thì ngày càng nhiều tỷ phú sẽ tiếp tục bỏ trốn khỏi Trung Quốc trước khi quá muộn.
Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc giảm mạnh cùng với giá cổ phiếu
Sau khi sự thay đổi đội ngũ lãnh đạo của ĐCSTQ được công bố rõ ràng thì hầu hết các công cụ tài chính, bao gồm thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông, đồng nhân dân tệ, cổ phiếu khái niệm của Trung Quốc và những thứ tương tự, đều giảm mạnh hôm 24/10. Kết quả là tài sản của các tỷ phú Trung Quốc bị thu hẹp đáng kể.
Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông giảm 1,030 điểm hôm 24/10, với giao dịch quyền chọn ở mức giá thực hiện (ATM or At-the-Money) gây ra sự sụt giảm của chứng khoán Trung Quốc. Tencent (00700) giảm 11.4% tại mức đóng cửa là 206.2 HKD (26.3 USD); Alibaba (09988) cũng giảm 11.4% xuống mốc 61.65 HKD (7.9 USD); Meituan (03690) giảm mạnh nhất, 14.8% xuống mức 120.6 HKD (15.4 USD).
Hôm 24/10, Pinduoduo (NASDAQ: PDD), một cổ phiếu khái niệm Trung Quốc được niêm yết ở Hoa Kỳ, từng giảm mạnh 34.2% trong suốt phiên giao dịch và 24.6% vào cuối ngày giao dịch, làm bốc hơi 18.35 tỷ USD (khoảng 143.1 tỷ HKD) trong giá trị thị trường chỉ trong một ngày duy nhất.
Khi giá cổ phiếu của các công ty này giảm, thì khối tài sản của các tỷ phú có liên đới cũng giảm theo. Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, Ông Hoàng Tranh, nhà sáng lập Pinduoduo, đã mất 5.1 tỷ USD trong một ngày. Ông Mã Hóa Đằng của Tencent Holdings và ông Chung Thiểm Thiểm, người giàu nhất Á Châu, mất hơn 2 tỷ USD mỗi người. Ông Jack Ma (Mã Vân) của Alibaba và Ông Đinh Lôi của NetEase Inc. đã mất khoảng 2.8 tỷ USD trong tài sản cá nhân của mình.
Nhìn chung, theo Bloomberg, các tỷ phú hàng đầu Trung Quốc đã mất tổng cộng hơn 35 tỷ USD trong đợt bán tháo thị trường chứng khoán hôm 24/10.
Trái ngược hoàn toàn với sự thiệt hại “đẫm máu” của các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc là Sinopec (00386), một doanh nghiệp nhà nước do ĐCSTQ kiểm soát. Sinopec mở cửa phiên giao dịch ở mức 3.44 HKD (0.44 USD) hôm 24/10; giá thấp nhất trong ngày là 3.34 HKD (0.43 USD) và đóng cửa ở mức 3.38 HKD (0.43 USD), với mức giảm lớn nhất trong ngày chỉ là 0.1 HKD (khoảng 0.01 USD).
Đề cập của Quốc hội về “Cơ chế tích lũy tài sản theo quy định” làm dấy lên mối lo ngại
Liên quan đến đợt lao dốc lần này của chứng khoán Trung Quốc, Yahoo Finance đã báo cáo những lo ngại về “quy định cơ chế tích lũy tài sản” được đề cập trong suốt kỳ Đại hội đã kết thúc trước đó.
Trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20, ĐCSTQ đã đưa ra một mục mới hôm 19/10: “quy định cơ chế tích lũy tài sản,” được xem là sự tiếp nối của ý tưởng trước đó về “sự thịnh vượng chung”.
Về vấn đề này, bà Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực Á Châu-Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết trong một cuộc họp báo tuần trước, “Nếu tôi là một người giàu có ở Trung Quốc, tôi sẽ lo lắng.” Bà nghĩ rằng quy định cơ chế tích lũy tài sản sẽ tập trung vào việc “phân phối lại tài sản”.
Bà Alicia nghĩ rằng hiện tại chính phủ sẽ không tập trung vào thị trường bất động sản; mà sẽ thiên về “điều tiết của cải. Tôi nghĩ Trung Quốc không muốn xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo như đã từng làm với ngành công nghệ trước đây. Nhưng bà nghĩ chính phủ đang gửi một thông điệp “chỉ thị ngầm”, “Quý vị đang bị theo dõi. Quý vị nên cẩn thận hơn.” ông Gary Ng nói thêm rằng ông nghĩ thông điệp đó liên quan đến việc tái phân bổ nguồn lực.
Người giàu chạy trốn vì ý tưởng “doanh nghiệp nhà nước tiến bước và doanh nghiệp tư nhân thoái lui”
Ông Cai Zi, một ký giả chuyên mục “Đàm luận về Chứng khoán và Vàng” của Epoch Times, chỉ ra rằng ý tưởng trên sẽ còn tiếp tục.
Ông phân tích rằng, ở đại lục thiếu một hệ thống pháp luật độc lập. Khi nhà cầm quyền nhắm vào các doanh nghiệp tư nhân, thì các doanh nhân sẽ rất khó bảo vệ bản thân và tài sản của mình. Các doanh nghiệp như Tencent, Alibaba, Baidu, và những công ty tương tự, thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn bởi vì các công ty này có quá nhiều dữ liệu cá nhân từ các hoạt động thường nhật bình thường của họ. Những thứ như Wechat (nền tảng xã hội của ĐCSTQ) ghi lại mọi thông tin chi tiết về việc mua sắm, lịch sử sử dụng bản đồ của các đảng viên cao cấp hoặc người nhà của họ, và những thứ tương tự, khiến cho giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ cảm thấy bất an.
Sau đó, ông đề cập đến một khả năng khác. “Ví dụ, ông Jack Ma, người đã và đang ‘nổi tiếng’ ở Trung Quốc trong một thời gian dài, có thể là mục tiêu. Bởi vì tất cả các hiệu sách đều bán sách với hình ảnh của ông ấy trên bìa, điều này có thể dễ dàng làm phiền lòng một số lãnh đạo của ĐCSTQ.”
Ông Cai Zi tiếp tục cho biết, “Khi sự sáng tạo không còn được hoan nghênh, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị thụt lùi đáng kể, và kỷ nguyên làm giàu cá nhân đang biến mất. Hãy nhìn vào những chủ sở hữu của các nhà sáng lập doanh nghiệp tư nhân; rất nhiều người trong số họ đang sa sút. Khi thị trường bất động sản đối mặt với những sóng gió, họ khó có thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ từ nhà cầm quyền.”
Cuối cùng, ông chỉ ra rằng, “Giới siêu giàu vẫn tiếp tục xoay xở mọi cách để rời khỏi Trung Quốc, đây là một điềm báo rất xấu đối với tiêu dùng nội địa và thị trường hàng xa xỉ của Trung Quốc.”
Chẳng hạn, vào ngày ĐCSTQ đề xướng “cơ chế tích lũy tài sản theo quy định,” giá cổ phiếu của Maotai (Shanghai: 600519), được coi là một thương hiệu xa xỉ ở Trung Quốc đại lục và là biểu tượng của sự giàu có, đã giảm xuống dưới 1,700 nhân dân tệ (237 USD), giảm 3% trong ngày đó. Trong 5 ngày giao dịch từ hôm 19 đến 24/10, Maotai đã giảm hơn 13%.
Phân tích của ông Cai Zi được nhiều người đồng tình. Financial Times dẫn lời ông David Lesperance, một luật sư Âu Châu từng làm việc với các gia đình giàu có ở Trung Quốc và Hồng Kông, chỉ ra rằng việc ông Tập Cận Bình kéo dài thời gian cầm quyền lên hơn hai nhiệm kỳ là một bước ngoặt đối với giới doanh nhân tinh hoa ở Trung Quốc. Ông nói, “Tôi đã nhận được đơn đặt hàng từ nhiều gia đình doanh nhân Trung Quốc có giá trị tài sản ròng rất lớn để thực hiện các kế hoạch trốn thoát của họ.”
Chuyên gia tư vấn đầu tư: Sự sụt giảm là thời điểm thuận lợi để tài sản thuộc sở hữu nhà nước sinh lợi từ mức thấp
Dưới những lo ngại của thị trường, sự bốc hơi hoặc chuyển giao tài sản do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán gây ra cũng là một cách khác để phân phối của cải.
Hôm 24/10, khi giá cổ phiếu của Tencent giảm, có nhiều tin đồn rằng China Mobile, một doanh nghiệp nhà nước, có thể mua cổ phần của Tencent. Tuy nhiên, hôm 25/10, Tencent đã trả lời các câu hỏi của giới truyền thông rằng tin tức này là sai sự thật.
Ông Mike, một nhà tư vấn đầu tư cao cấp, đã nói với The Epoch Times rằng qua đánh giá từ tình hình thị trường và tin tức trong vòng hai ngày qua, thì tin đồn kia có thể không hoàn toàn vô căn cứ.
Phân tích của ông dựa trên lập luận rằng các công ty công nghệ như Tencent và Alibaba nằm trong ngành hiện tại không được chính quyền ưa chuộng, nhưng những công ty như Tencent đã thu thập được lượng lớn tài nguyên dữ liệu mà ĐCSTQ không có. Đồng thời, bản thân các công ty này sở hữu lượng tài sản khổng lồ dưới tên của mình, điều này khiến cho các công ty công nghệ trở nên khá hấp dẫn đối với ĐCSTQ.
“Giá cổ phiếu của Tencent đã liên tục lao dốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi dòng vốn ngoại quốc đang rút, các doanh nghiệp nhà nước sẽ tận dụng cơ hội để gom vốn và tranh thủ mua cổ phần.”
Hôm 25/10, giá cổ phiếu của Tencent trên thị trường chứng khoán Hồng Kông giảm xuống dưới 200 HKD (25.5 USD), đạt mức thấp nhất 198.6 HKD (25.3 USD), một đáy mới trong hơn 5 năm.
Ông Mike nói thêm rằng trong tương lai, chỉ những công ty tuân thủ chính sách của ĐCSTQ thì mới có không gian để phát triển. Theo mục tiêu “thịnh vượng chung”, chính quyền ĐCSTQ sẽ áp dụng một phương pháp tương tự như “hợp tác công tư” và tiến từng bước để kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân chất lượng cao có nhiều nguồn lực trong big data (dữ liệu lớn).
Các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc tăng trở lại vào hôm 25/10. Alibaba tăng hơn 3%; Meituan tăng hơn 2%; nhưng Tencent chỉ tăng 0.1%.
Hôm 25/10, Daiwa Capital đã công bố báo cáo chiến lược thị trường Trung Quốc-Hồng Kông. Báo cáo cho thấy các biện pháp cụ thể để kích thích nền kinh tế dự kiến sẽ được đưa ra sau Đại hội Toàn quốc lần thứ 20. Báo cáo này tin rằng việc điều chỉnh nền tảng Internet của chính quyền đã hoàn thành phần lớn và đã nâng các xếp hạng ngành công nghệ thông tin của các cổ phiếu A và cổ phiếu Hồng Kông từ “neutral” (nên giữ) lên “overweight” (nên đầu tư).
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times