Các TNS Hoa Kỳ: Nền dân chủ của Mông Cổ đang bị đe dọa
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã bày tỏ mối lo ngại về tình hình chính trị hiện tại ở Mông Cổ, vào tuần trước đã viết thư cho Ngoại trưởng Antony Blinken thúc giục Bộ Ngoại giao lắng nghe tiếng nói của họ.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida), thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Thượng nghị sĩ Patrick Leahy (Dân Chủ-Vermont), Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện, đã viết trong thư rằng, “Những tiến triển chính trị gần đây có thể báo trước tương lai của nền dân chủ tại quốc gia này. Như quý vị đã biết, Mông Cổ là một câu chuyện thành công nổi bật về dân chủ, đặc biệt là khi xem xét trong hoàn cảnh bấp bênh như thế nào giữa hai nước láng giềng độc tài, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga, trong đó [Trung Cộng] đã biểu lộ kế hoạch bành trướng đối với Mông Cổ trong quá khứ và có thể vẫn đang nuôi dưỡng ý định.
Hệ thống chính trị Mông Cổ là mô hình “bán tổng thống,” với một quốc hội và một tổng thống được bầu trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia và đóng vai trò là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang.
Hôm 29/04, một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, Đảng Nhân dân Mông Cổ (MPP), vốn chiếm đa số trong quốc hội, đã vội vàng khởi xướng luật để thay đổi các quy tắc của cuộc bầu cử tổng thống và đã được thông qua trong vòng bảy phút, loại bỏ Tổng thống đương nhiệm Khaltmaagiin Battulga từ cuộc bỏ phiếu kín. Luật này ngăn cấm vị tổng thống này được bầu lại, vì rất có khả năng ông sẽ tái đắc cử.
Trong bài diễn văn của Tổng thống trước Quốc gia về Bảo vệ Nền dân chủ của Mông Cổ hôm 23/04, ông cho biết, Đảng (MPP) này đã cố gắng thực hiện quyền lực pháp lý dưới sự kiểm soát của họ bằng cách tác động đến việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các thành viên của Tòa án Hiến pháp, những người giữ trách nhiệm chính là bảo vệ Hiến pháp, ngoài việc giao cho họ các nhiệm vụ và yêu cầu tòa án thực hiện các nhiệm vụ được giao, mà không xem các hành động này của họ đang làm suy yếu tính độc lập của Tòa án. Họ đang thực hiện việc này một cách lộ liễu và trơ trẽn.
Các đảng viên MPP đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để kiểm soát cuộc bầu cử, một số người trong họ đã từng lãnh đạo Mông Cổ dưới chế độ cộng sản cho đến cuộc cách mạng dân chủ năm 1990 và hiện đang tìm cách giành lại quyền lực và khôi phục chế độ độc đảng, theo Ban Truyền thông Tổng thống,
“Các hành động gây tranh cãi gần đây được thực hiện bởi quốc hội, cơ quan tư pháp và tổng thống – bao gồm cả việc vội vàng thông qua một sửa đổi đối với Luật Bầu cử Tổng thống đã ngăn tổng thống sắp mãn nhiệm tìm cách tái đắc cử, việc loại bỏ một thẩm phán khỏi Tòa án Hiến pháp được coi là có khả năng thách thức tính hợp hiến của các hành động của quốc hội, cùng với việc tổng thống kháng cáo khẩn cấp lên Tối cao Pháp viện để giải tán đảng cầm quyền này đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị có thể làm suy yếu độ tin cậy của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 09/06/2021 tới đây,” bức thư tuyên bố.
“Chúng tôi lo ngại rằng chuỗi sự kiện này có thể khiến Mông Cổ ngày càng dễ bị tổn thương trước những nỗ lực của Trung Cộng nhằm phá hoại nền dân chủ, pháp quyền và hệ thống tư pháp của Mông Cổ thông qua hối lộ và thông đồng với một số nhà lãnh đạo Mông Cổ.”
Vào tháng 11/2016, sau chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trung Cộng đã trừng phạt Mông Cổ bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Ông Tsend Munkh-Orgil, lúc đó là ngoại trưởng và là thành viên của MPP, đã công khai ủng hộ yêu cầu của Bắc Kinh rằng thủ đô Ulaanbaatar phải cấm Đạt Lai Lạt Ma về thăm lại đất nước, một hành động chưa từng có vì Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo thống trị ở Mông Cổ.
Tổng bí thư MPP được cho là đã đưa ra những bình luận tương tự trong lễ kỷ niệm một trăm năm của MPP vào tháng 03/2021, và một số cuộc trao đổi chính thức giữa Trung Cộng và MPP đã diễn ra trong những năm gần đây liên quan đến tổng bí thư đảng này và các quan chức cao cấp khác của MPP, bức thư của các thượng nghị sĩ cho biết.
Do vị trí địa chính trị độc nhất của mình, mối quan hệ giữa Mông Cổ với Hoa Kỳ không hề tầm thường và mang lại cơ hội cho cả hai nước.
Cơ quan Giải trình Ngân sách Quốc hội cho các Hoạt động nước ngoài (pdf) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định rằng “mục đích chính của việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho Mông Cổ là để bảo đảm rằng Hoa Kỳ vẫn là một đối tác có lợi so với các nước láng giềng về địa lý, như Nga và Trung Quốc, và mang lại cho Mông Cổ phạm vi rộng hơn trong việc xác định chính sách an ninh và đối ngoại độc lập của mình.”
Các thượng nghị sĩ kết luận, “Trước những diễn biến này, chúng tôi trân trọng kêu gọi Bộ Ngoại giao tham gia đối thoại với tất cả các đảng phái chính trị liên quan với mục đích xoa dịu căng thẳng ngày càng gia tăng giữa họ, bảo đảm rằng không ai bị từ chối tư cách tham gia tranh cử một cách tùy tiện và mỗi đảng phái chính trị có quyền đề cử ứng viên mà họ lựa chọn để có mặt trong lá phiếu bầu cử tổng thống, và khuyến khích việc duy trì một nền tư pháp công bằng.”
Các thượng nghị sĩ nói thêm: “Thúc đẩy dân chủ vẫn phải là một yếu tố cốt lõi trong chính sách đối ngoại của chúng ta, đặc biệt khi các lực lượng độc tài như Trung Cộng đang hoạt động không mệt mỏi để làm xói mòn những giá trị này trên toàn thế giới.”
Do Batmunkh M. thực hiện
Nguyễn Lê biên dịch
Xem thêm: