Các chuyên gia: Không có năng lượng hạt nhân, chi phí năng lượng xanh ở Hoa Kỳ sẽ tăng vọt
Khi Hoa Kỳ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, các chuyên gia cho rằng chi phí có thể tăng theo cấp số nhân.
Tổ chức công nghiệp hạt nhân SMR Start đã phát hành một báo cáo năm 2021 (pdf) xem xét chi phí chuyển đổi lưới điện sang năng lượng tái tạo.
Họ phát hiện ra rằng chi phí thực tế để đáp ứng nhu cầu chỉ sử dụng năng lượng mặt trời sẽ nằm trong khoảng từ 216.4 USD/MWh (megawatt giờ) đến 274 USD/MWh. Chi phí tạo ra năng lượng gió sẽ dao động từ 87.8 USD/MWh đến 106.4 USD/MWh.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết việc sử dụng các lò phản ứng hạt nhân module nhỏ đã giảm chi phí năng lượng xuống từ 71.57 USD/MWh đến 79.73 USD/MWh.
Chi phí cao hơn là để trang trải việc phát điện cho cao điểm mùa đông.
Tương tự, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố một nghiên cứu liên ngành năm 2018 (pdf) về việc chuyển đổi ngành điện sang năng lượng tái tạo. Họ kết luận rằng nếu không có sự đóng góp của năng lượng hạt nhân, “chi phí để đạt được các mục tiêu khử carbon sâu sẽ tăng lên đáng kể” và trong một số trường hợp, gần như tăng gấp đôi.
Tại Hội nghị Quốc gia năm 2022 của các Cơ quan lập pháp Tiểu bang, ông Marcus Nichol, giám đốc khai triển lò phản ứng mới tại Viện Năng lượng Hạt nhân (NEI), nói với các nhà lập pháp tiểu bang rằng nếu Hoa Kỳ không bao gồm năng lượng hạt nhân như một phần của kết hợp lưới điện, thì chi phí năng lượng có thể tăng vọt trong những năm tới.
Lợi ích của năng lượng hạt nhân
Theo NEI (pdf), có 93 lò phản ứng hạt nhân trên khắp nước Mỹ và gần 55% tổng lượng điện không có carbon của quốc gia là từ các lò phản ứng này.
That’s despite nuclear power only generating 19 percent of the nation’s total electricity.
Đó là mặc dù năng lượng hạt nhân chỉ tạo ra 19% tổng lượng điện của quốc gia.
Khả năng cung cấp nhiều năng lượng của hạt nhân — mặc dù không bằng một tỷ lệ phần trăm đáng kể hơn của lưới — là do mật độ năng lượng của uranium.
Một viên nhiên liệu uranium cung cấp năng lượng tương đương với một tấn than, 149 gallon (gần 3.8 lít) dầu, hoặc 17,000 feet khối (481.4 mét khối) khí tự nhiên.
Năm 2020, các nhà máy điện hạt nhân của Hoa Kỳ có hệ số công suất trung bình gần 93%. Hệ số công suất đo độ tin cậy và cho biết tần suất một nhà máy có thể chạy ở công suất tối đa. Nếu một nhà máy đang chạy ở hệ số công suất 100%, thì nhà máy ấy luôn sản xuất điện năng.
Để so sánh, than có hệ số công suất là 49.3%, khí đốt tự nhiên 54.4%, hệ suất của việc tạo ra năng lượng gió là 34.6% và năng lượng mặt trời là 24.6%, theo Bộ Năng lượng.
Cuối cùng, liên quan đến khí thải, việc phát điện hạt nhân tạo ra khoảng 12 g CO2eq mỗi kWh (tương đương 12 g CO2 mỗi kilowatt giờ) trong suốt vòng đời.
Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, năng lượng gió trên đất liền tạo ra 14.4 g CO2eq mỗi kWh và năng lượng mặt trời (tấm quang năng) tạo ra 50.9 g CO2eq mỗi kWh.
Cụ thể, khi quý vị thêm năng lượng lưu trữ trong pin lithium-ion vào quy mô tiện ích — một thành phần thiết yếu của quá trình chuyển đổi sang năng lượng gió và mặt trời — lượng phát thải tăng từ 70 g CO2-eq mỗi kWh đến 300 g CO2-eq mỗi kWh trong phát thải khí nhà kính (GHG).
Nói một cách đơn giản, năng lượng hạt nhân chịu trách nhiệm cho hơn một nửa lượng điện không có carbon của Hoa Kỳ mặc dù không được sử dụng rộng rãi và mật độ năng lượng của loại hình này lớn. Đây cũng là dạng năng lượng đáng tin cậy nhất hiện có và tạo ra ít khí thải hơn trong vòng đời của nó so với năng lượng gió hoặc mặt trời.
Tuy nhiên, theo MIT, bất chấp những lợi thế này, Hoa Kỳ đã không tài trợ cho các nguyên mẫu hạt nhân tân tiến như tài trợ cho năng lượng gió và mặt trời.
Và theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, nhận thức tiêu cực của công chúng đang dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân — kể từ khi số lượng nhà máy đạt đỉnh điểm ở mức 107 vào năm 1990, các lò phản ứng hạt nhân đã giảm dần một cách ổn định.
Sự ủng hộ của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew được thực hiện hồi tháng Một, 69% người trưởng thành ủng hộ việc Hoa Kỳ trở nên trung hòa với carbon vào năm 2050.
Tuy nhiên, người Mỹ không đồng ý về cách thức thực hiện mục tiêu này.
Khoảng ⅓ số người trưởng thành ở Mỹ nghĩ rằng chính phủ liên bang nên khuyến khích năng lượng hạt nhân.
⅔ tin rằng chính phủ nên không khuyến khích hoặc cảm thấy chính phủ nên giữ trung lập về phát triển điện hạt nhân và tập trung vào hỗ trợ năng lượng gió và mặt trời.
Có chính xác 72% người dân ủng hộ năng lượng gió và mặt trời, và Pew báo cáo rằng công chúng có khả năng sẽ ủng hộ việc khoan dầu khí hơn hạt nhân.
Cuộc khảo sát cho thấy khuynh hướng đảng phái ảnh hưởng đến khả năng ủng hộ năng lượng hạt nhân của một người.
Cụ thể, Đảng Cộng Hòa và những người độc lập nghiêng về Đảng Cộng Hòa có nhiều khả năng ủng hộ chính phủ liên bang khuyến khích hạt nhân hơn, trong khi Đảng Dân Chủ và những người có nhiều khả năng nghiêng về Đảng Dân Chủ muốn chính phủ phản đối (42% đến 32%).
Các thành viên Đảng Cộng Hòa theo phái bảo tồn truyền thống có nhiều khả năng ủng hộ khuyến khích hạt nhân (45%), và các thành viên Đảng Dân Chủ tự do thiên tả có nhiều khả năng ủng hộ không khuyến khích hạt nhân (31%).
Pew báo cáo rằng mặc dù năng lượng hạt nhân có khả năng cắt giảm khí thải nhà kính, các nhà hoạch định chính sách và công chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi các sự cố như tai nạn Fukushima Daiichi năm 2011 và thảm họa Chernobyl năm 1986.
Báo động nhầm?
Hồi tháng 03/2022, Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc phát hiện ra rằng, ngoài 5,000 ca ung thư tuyến giáp (15 trong số đó dẫn đến tử vong), “không có bằng chứng nào về tác động sức khỏe cộng đồng lớn do tiếp xúc với phóng xạ 20 năm sau tai nạn [Chernobyl].”
Kể từ năm 2011, đã có một trường hợp tử vong được cho là do bệnh tật vì phơi nhiễm với phóng xạ từ sự cố hạt nhân ở Fukushima. Tuy nhiên, khoảng 2,313 người đã tử vong vì việc di tản của chính phủ.
Ngược lại, trong năm 2018, 8 triệu người chết vì ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch, theo nghiên cứu môi trường mới của Harvard, có nghĩa là ⅕ số trường hợp tử vong trên toàn thế giới là do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Năm 2013, NASA báo cáo rằng năng lượng hạt nhân trên toàn cầu đã ngăn chặn 64 GtCO2-eq (tương đương 1 gigaton CO2) phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển và trung bình 1.84 triệu ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí.
Báo cáo viết, “Trên cơ sở dữ liệu dự báo toàn cầu có tính đến ảnh hưởng của sự cố Fukushima, chúng tôi thấy rằng năng lượng hạt nhân cũng có thể ngăn chặn trung bình 420,000–7.04 triệu trường hợp tử vong và 80–240 GtCO2-eq phát thải do nhiên liệu hóa thạch vào giữa thế kỷ, tùy thuộc vào loại nhiên liệu mà loại năng lượng này thay thế.”
“Ngược lại, chúng tôi đánh giá rằng việc mở rộng việc sử dụng khí đốt tự nhiên không hạn chế trên diện rộng sẽ không giảm thiểu được vấn đề khí hậu và sẽ gây ra nhiều trường hợp tử vong hơn nhiều so với việc mở rộng năng lượng hạt nhân.”
Cô Katie đưa tin về năng lượng và chính trị cho The Epoch Times. Trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một ký giả, cô Katie tự hào phục vụ trong Lực lượng Không quân với tư cách là Kỹ thuật viên Tác chiến Đường không trên Hệ thống Radar Tấn công Mục tiêu Giám sát Chung (JSTARS). Cô lấy bằng Triết học Phân tích và bằng chuyên ngành phụ về Nghiên cứu Nhận thức tại Đại học Colorado. Các bài viết của cô Katie đã xuất hiện trên CNSNews.com, The Maverick Observer, The Motley Fool, First Quarter Finance, The Cheat Sheet, và Investor.com. Quý vị có thể liên lạc với cô qua địa chỉ thư điện tử [email protected].