Bí mật đằng sau tòa tháp lâu đời nhất thế giới
Ngắm nhìn tầng tầng những mái nhà vươn ra của chùa Horyu-ji ở Nara, Nhật Bản, thật khó tin rằng đây là cấu trúc bằng gỗ lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới ngày nay. Horyu-ji là một công trình Phật giáo năm tầng có từ khoảng đầu những năm 600. Sau nhiều năm chiến tranh và phong hóa, những tưởng một cấu trúc bằng gỗ chỉ còn lại ở những công trình nhỏ và vuông vắn. Vậy bí mật đằng sau tòa tháp lâu đời này là gì?
Mọi chuyện bắt đầu từ Thái Tử Shotoku (574-622 SCN), người từng làm nhiếp chính cho Nữ Hoàng trẻ Nhật Bản Suiko. Ông đã phái các sứ giả vượt biển đến Trung Quốc để học hỏi từ nền văn minh giàu có và tiên tiến này, một nền văn minh gắn liền với thời kỳ hoàng kim của lịch sử Trung Quốc, thời nhà Đường.
Hiến pháp của Thái Tử Shotoku là mảnh đất màu mỡ cho phép phát triển văn hóa Nhật Bản. Kết quả là việc gia nhập các tư tưởng Phật gia, nghệ thuật và kiến trúc Trung Quốc cổ đại, tất cả được thể hiện rõ nét và hoàn hảo trong kiến trúc Đền chùa Horyu-ji. Chính hoàng tử Shotoku, với tư cách là người trị vì đầu tiên của Nhật Bản khuyến khích phát triển Phật giáo, đã đặt làm ngôi đền và được biết đến như là cha đẻ của Phật giáo Nhật Bản.
Trong bản hiến pháp 17 điều nổi tiếng năm 604 SCN, Hoàng Tử Shotoku đã viết: “Dốc lòng tôn kính Tam Bảo, chính là Phật – Pháp – Tăng, vì đó là nơi nương náu cuối cùng của mọi sinh vật sống. Rất ít người xấu xa đến mức không thể dạy được chân lý cho họ”.
Ở Nhật Bản, lòng kính Thần vẫn còn lại trong khi mọi thứ khác dường như đã phong hóa theo thời gian. Thật vậy, người Nhật ngày nay theo Đạo Phật nhiều hơn bất kỳ tổ chức tôn giáo nào khác.
Tại sao Đền Chùa Horyu-ji vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay?
Hiển nhiên chuyện còn nhiều hơn thế. Trên khắp thế giới, những tòa nhà gỗ cổ xưa gần như đã biến mất hoàn toàn, thường là do những đội quân chinh phục phá hủy mọi thứ trên đường đi của họ hoặc có lẽ là do thiếu sự bảo trì.
Một xã hội bền vững có thể tự bảo vệ khỏi quân xâm lược và tự tổ chức xã hội theo cách giúp bảo tồn các kho tàng văn hóa như Đền Horyu-ji. Người Nhật thời đó đã quản lý như thế nào?
Một lần nữa, chúng ta quay lại với hiến pháp quan trọng của Thái Tử Shotoku. Bên cạnh việc khuyến khích Phật Giáo, hiến pháp cũng khích lệ các giá trị của Nho Giáo, như sự hài hòa, trung thành và phép tắc. Hầu hết những điều trong hiến pháp đều đưa ra các hướng dẫn về mặt đạo đức rõ ràng, đơn giản và mạnh mẽ cho người dân: “Lấy hòa làm quý và tránh tranh đấu,” “nghiêm cẩn chấp hành lệnh bề trên”, và “không được tật đố!”
Theo hiến pháp, thiên hoàng tượng trưng cho chính phủ và nhà nước Nhật Bản, cũng giống như “Thiên thì cao hơn Địa”. Một chính phủ mạnh mẽ, dưới sự hỗ trợ của những người trung thành tuyệt đối, ngăn chặn ngoại xâm và các điều lệnh bảo tồn các kho tàng văn hóa luôn được tôn trọng và duy trì.
Hơn nữa, hiến pháp của Thái Tử Shotoku không chỉ là các điều lệ cho dân thường mà còn cho quan viên, có thể nêu ra vài điều như, “Trừng phạt cái ác, khuyến khích cái thiện”, “quang minh chính đại mà phân xử đối với sự kiện tụng”, và “Các bá quan văn võ, từ quan lớn cho đến quan nhỏ phải lấy lễ làm gốc”. Đây sẽ là đất dụng võ cho những người công bằng và trung thành. Hiển nhiên sẽ giúp bảo vệ chính phủ, các lãnh tụ tôn giáo – và các công trình trọng yếu – từ các cuộc nổi dậy.
Hiến pháp của Thái Tử Shotoku cũng là mảnh đất màu mỡ cho phép sự phát triển của văn hóa Nhật Bản trong giai đoạn lịch sử sau đó, thời Heian (794 – 1185 SCN), được coi là thời kỳ hoàng kim của văn hóa Nhật Bản. Đây là thời kì mà triều đình và nhiều triều thần được phép phát triển một di sản phong phú gồm các nghi lễ đầy công phu, thập nhị y thanh lịch (mười hai lớp áo), những áng văn đẹp như Chẩm Thảo Tử của Sei Shonagon,và thể thơ mà sau này đã phát triển thành thơ Haiku. Những điều này đã trở thành một phần của bản sắc dân tộc Nhật Bản, cùng với niềm tự hào mà người Nhật cảm nhận đối với chúng và đạo đức tốt đẹp mà chúng đại diện, đã giúp ổn định xã hội Nhật Bản.
Nhìn vào kho tàng văn hóa thời kỳ Heian và đền chùa Horyu-ji, chúng ta có thể thấy một kỳ quan tráng lệ và cao thượng của thời cổ đại, có thể vĩ đại hơn cả những gì mà lối tư duy hiện đại của chúng ta mong đợi. Lột đi lớp vỏ bề mặt, chúng ta thấy được dòng chảy bắt nguồn trực tiếp từ các giá trị vĩnh cửu và đạo đức cao đẹp được thể hiện ở những nơi như hiến pháp của Thái Tử Shotoku.
Các điều khoản của hiến pháp có vẻ đơn giản, nhưng đó rất có thể là “phép thần thông” của họ. Đó là một tư duy đáng suy ngẫm. Liệu nền văn hóa mà chúng ta đang tạo ra ngày nay có đủ mạnh để có thể tồn tại trong 1.500 năm?
Evan Mantyk là chủ tịch của Hiệp Hội Thi Sĩ Cổ Điển và là giáo viên dạy tiếng Anh tại Học Viện Nghệ Thuật Phi Thiên ở ngoại ô New York.