Bệnh cúm gia cầm trên người tại Việt Nam
Ca bệnh cúm gia cầm đầu tiên sau 8 năm vắng bóng là bé gái 5 tuổi
Hôm 20/10, Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ quốc gia, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nữ 5 tuổi (ở Phú Thọ) dương tính với cúm A (H5).
Đáng chú ý, tính từ tháng 2/2014, đây là ca cúm gia cầm trên người đầu tiên tiếp tục ghi nhận tại Việt Nam sau 8 năm không xuất hiện.
Theo lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ quốc gia, sau khi phát hiện ca bệnh, các đơn vị đã lấy 65 mẫu bệnh phẩm của những người tiếp xúc xa và gần với bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm tất cả đều âm tính. Hiện sức khỏe của những người này bình thường, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Chưa ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm tử vong
Trước đó, hồi đầu tháng 09/2022, tại hội nghị tổng kết Dự án “Giám sát cúm gia cầm và các bệnh chung khác ở góc độ tương tác giữa người và động vật tại Việt Nam giai đoạn 2017-2022”, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính từ năm 2014 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người nhiễm, hay tử vong vì cúm gia cầm.
Theo Thứ trưởng, việc khống chế được dịch bệnh góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất cảng. Trong đó, sản phẩm thịt gà chế biến chín đã được xuất sang Nhật Bản, Hồng Kông, Nga và EU.
Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y cho hay, hàng năm, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đầu tư khoảng 500,000 USD cho Việt Nam trong việc giám sát dịch cúm gia cầm.
Dịch cúm gia cầm vẫn ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm
Tại Việt Nam, dịch cúm vẫn được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm ở nhiều khu vực. Trên người, tính từ năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 128 trường hợp nhiễm cúm A (H5).
Hiện thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Trong thời gian tới, nguy cơ cúm gia cầm lây sang người là cao.
5 biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm tại Việt NamCúm A (H5) là virus cúm lây từ gia cầm sang người qua việc hít thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nhầy hoặc phân từ những con vật bị nhiễm bệnh. Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện 5 biện pháp sau: 1. Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. 2. Không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. 3. Không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa chế biến kỹ. 4. Khi có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương. |
Thông tin về bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam sẽ được BTV Epoch Times Tiếng Việt tổng hợp và cập nhật khi có diễn biến mới nhất, xin mời Quý độc giả cùng đón đọc.
Băng Băng tổng hợp