Báo chí Trung Quốc nói gì hôm nay
Gấu trúc lớn đè bẹp đội tuyển bóng đá
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát chặt chẽ các tờ báo của Trung Quốc để bảo đảm rằng toàn bộ nội dung tin tức đều phù hợp với chính xác những gì mà đảng này muốn. Đằng sau những dòng chữ chi chít trong các ấn phẩm của Trung Quốc, người đọc có thể phát hiện ra những điều khuất tất, đặc biệt là vào Ngày Quốc tế Lao động (May Day) này.
Gần đây, Trung Quốc Nhật báo (China Daily) đã đưa tin về một chú gấu trúc có tên là Manh Lan (Meng Lan). Ấn phẩm này này đã tuyên truyền cho người dân Trung Quốc, bằng cả dạng văn bản lẫn video, về những kỹ năng kungfu của chú gấu trúc sống ở Bắc Kinh này, rằng chú gấu này có thể leo trèo, đào bới, tập tư thế gập bụng, và vẫn là một “tội phạm cứng đầu” sau khi cố tìm cách trốn thoát. Bài báo này cũng đề cập đến sự chú ý mà Manh Lan đang nhận được và “dòng giống nổi tiếng” của chú gấu này.
Người dân ở Trung Quốc (và những nơi khác) rất yêu thích gấu trúc. Nhưng vấn đề là, gần đây Manh Lan không làm bất cứ điều gì hấp dẫn có thể dùng làm tư liệu để viết một bài báo. Tuy nhiên, Trung Quốc Nhật báo vẫn cập nhật cho khán giả về sự dễ thương của Manh Lan qua những từ ngữ và hình ảnh video. Câu chuyện này đã đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người khỏi vô số vấn đề của quốc gia. Vâng, và đây chính là cách mà giới truyền thông Trung Quốc đang thao túng công dân của mình.
Mới đây, Trung Quốc Nhật báo cũng đăng một câu chuyện khác với nhan đề “Đội bóng đá Thượng Hải đưa ra bản kiến nghị về tính liêm chính và kỷ luật tự giác.” Ông Cốc Tế Khánh (Gu Jiqing), Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản kiêm Tổng giám đốc câu lạc bộ bóng đá Thân Hoa Thượng Hải, đã tuyên thệ về trung thực và kỷ luật tự giác. Tất cả các thành viên trong đội bóng này đã đến thăm địa điểm diễn ra đại hội đầu tiên của ĐCSTQ — một nơi hiu hắt vắng vẻ ngay bên cạnh một trong những địa điểm ăn uống và mua sắm đắt đỏ nhất và có nhiều khách du lịch nhất. Tám quan chức [của hiệp hội] bóng đá đã bị điều tra mà không có cáo buộc cụ thể nào được công bố.
Chính quyền trung ương của Trung Quốc muốn mọi người chú ý đến gấu trúc hơn bởi vì phương diện bóng đá của Trung Quốc đang biểu hiện ra sự mục nát và thất bại thảm hại. Đó là một ví dụ đáng kinh ngạc khác về việc sắp đặt từ trên xuống dưới đang tạo ra những kết quả tồi tệ như thế nào.
Năm 2015, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một kế hoạch biến Trung Quốc thành một siêu cường bóng đá. Theo The Japan Times, Bắc Kinh đã phát triển một kế hoạch 50 điểm “bao gồm một chỉ thị đưa bóng đá vào chương trình giảng dạy quốc gia.” ĐCSTQ, cùng với các nhà đầu tư và các công ty, đã chi hàng tỷ dollar để mua lại các đội bóng, xây dựng sân vận động, học viện bóng đá, cũng như những tài năng ngoại quốc đẳng cấp thế giới. Theo trang Transfermarket, Trung Quốc đã mua 75 cầu thủ ngoại quốc. 10 cầu thủ đứng đầu có một khoản phí chuyển nhượng trung bình là 39.2 triệu USD.
Theo Trung Quốc Nhật báo, “Vào những năm 1980, đội tuyển bóng đá nam Trung Quốc nằm trong số 5 đội bóng hàng đầu châu Á.” Bây giờ đội bóng này xếp thứ 80 trên thế giới.
Chuyện gì đã xảy ra vậy? Làm sao mà một đất nước với 1.4 tỷ dân lại không có một đội bóng đá giỏi?
Một số người cho rằng đó là do các quan chức tham nhũng, huấn luyện viên dàn xếp trận đấu, và các hành vi phạm tội khác. Giờ đây, hầu như toàn bộ tài năng ngoại quốc đã trở về quê hương của họ, chỉ còn lại một vài người, và đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng thêm tình hình này khi khán giả không thể đến xem các trận đấu.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng đàn ông Trung Quốc không phải là những cầu thủ bóng đá giỏi. Tuy nhiên, một số ít người đã cố gắng xác định lý do tại sao. Cũng như các môn thể thao khác ở Trung Quốc, những cầu thủ bóng đá có tiềm năng cao đều được xác định ngay từ khi còn nhỏ và được đưa vào các chương trình riêng biệt để đào tạo chuyên sâu hơn. Phần lớn các cầu thủ bóng đá đều thừa nhận rằng đam mê thể thao là chìa khóa dẫn đến thành công. Đam mê cần có thời gian để lớn lên và không thể bị lựa chọn quá sớm.
Những người khác đưa ra giả thuyết rằng các gia đình một con không muốn truyền thụ cho con những kỹ năng bóng đá căn bản, cũng không muốn con mình hy sinh cho sự nghiệp này.
Những người khác quan sát thấy rằng hệ thống học thuật của Trung Quốc và kỳ thi Cao khảo (Kỳ thi Tuyển sinh Đại học Toàn Quốc) khốc liệt là những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ và tất nhiên là cả con của họ nữa. Tuy nhiên, những thành tích kém cỏi của Trung Quốc trong việc phát triển một đội bóng liêm chính đàng hoàng là điều đáng lo ngại. Nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba có những đội bóng tuyệt vời, chẳng hạn như Nam Hàn và Nhật Bản. Rốt cuộc, tất cả những gì quý vị cần là một quả bóng để chơi.
Dù ai có nói gì đi nữa, thì kế hoạch bóng đá của ông Tập từ đầu đến cuối đều là một thảm họa. Kế hoạch này tiết lộ một lỗ hổng lớn trong hệ thống quản trị và tổ chức xã hội của Trung Quốc. Có lẽ ĐCSTQ nên rót nhân dân tệ của mình vào việc quảng bá các con gấu trúc thì hơn.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times