Báo cáo của Liên Hiệp Quốc nhằm hợp pháp hóa toàn cầu hoạt động tình dục với trẻ vị thành niên, mại dâm, và hơn thế nữa
Theo một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc vốn tìm cách hợp pháp hóa trên toàn cầu một loạt các hành vi liên quan đến hoạt động tình dục, HIV, thể hiện bản thân theo giới tính, sở hữu và sử dụng ma túy, vô gia cư, và nghèo đói, thì việc sử dụng ma túy hoặc uống rượu khi đang mang thai không phải là một tội, và quan hệ tình dục với trẻ em vị thành niên hay đại tiện trên một vỉa hè công cộng cũng không có tội.
Báo cáo này, do Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) viết, nói rằng những hành vi này và các hành vi khác là một vấn đề nhân quyền, và việc hình sự hóa các hành vi đó gây nguy hại cho những người tham gia vào các hoạt động như vậy, bằng cách tạo ra một sự kỳ thị xã hội đối với họ.
“Có thâm niên lâu năm trong ngành luật, và là một người đồng tính nam đáng tự hào, tôi nhận thức sâu sắc cách mà luật hình sự ra hiệu nhóm nào được coi là đáng được bảo vệ — và nhóm nào đáng bị lên án và tẩy chay,” ông Edwin Cameron, thẩm phán đã về hưu của Tòa án Hiến pháp Nam Phi viết trong phần chuyển tiếp của báo cáo nêu trên.
“Trong những năm gần đây, ở một số nơi, đã có một phản ứng dữ dội phản đối nhân quyền, đặc biệt là phản đối quyền và sức khỏe sinh sản và hoạt động tình dục, và nhân quyền của phụ nữ, người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người song tính, người chuyển giới, không dị tính, đa dạng giới tính, và những người lưỡng tính, cũng như phản đối người làm nghề mại dâm, những người sử dụng ma túy, và những người bị vô gia cư và/hoặc sống trong cảnh nghèo đói,” báo cáo này cho biết, đề cập các nạn nhân là “các bên thứ ba” giữa cơ quan chấp pháp và những người tự do thực thi quyền con người của họ.
Báo cáo cho biết việc hình sự hóa không bảo vệ các bên thứ ba về thể chất, tâm lý, hay tài chính khỏi bị tổn hại trực tiếp. Thay vào đó, việc hình sự hóa lại thường tìm cách kiểm soát hành vi đồng thuận, danh tính bị kỳ thị, và tình trạng cá nhân.
Việc hình sự hóa là “di sản của thực dân, bài ngoại, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, phân biệt giai cấp, phân biệt người khuyết tật, văn hóa, tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, và các động lực quyền lực khác,” báo cáo cho biết.
Hợp pháp hóa hoạt động tình dục với trẻ em vị thành niên
Tại Hoa Kỳ, độ tuổi mà một cá nhân có thể đồng thuận quan hệ tình dục một cách hợp pháp khác nhau tùy theo từng tiểu bang. Hầu hết các tiểu bang (34) xem độ tuổi đó là 16 tuổi. Các tiểu bang còn lại cho rằng tuổi có thể đồng thuận quan hệ tình dục là 17 hoặc 18 tuổi. Một số quy tắc khác được áp dụng, liên quan đến sự chênh lệch tuổi tác giữa các bên, khi xác định xem cơ quan chấp pháp có buộc tội người lớn tuổi hơn với tội cưỡng gian hay không.
Nhưng báo cáo này nói rằng những cáo buộc như vậy có thể mang tính kỳ thị, và kêu gọi hợp pháp hóa hoạt động tình dục giữa người trưởng thành và trẻ em vị thành niên.
“Liên quan đến việc thực thi luật hình sự, bất kỳ độ tuổi tối thiểu nào được quy định về sự đồng thuận quan hệ tình dục phải được áp dụng một cách không có sự phân biệt đối xử. Việc thực thi có thể không liên quan đến tính dục/giới tính của những người tham gia hay độ tuổi đồng thuận kết hôn,” báo cáo cho biết. “Hành vi tình dục liên quan đến những người dưới độ tuổi tối thiểu đồng thuận quan hệ tình dục theo quy định trong nước có thể là sự đồng thuận trên thực tế, nếu không có trong luật. Trong bối cảnh này, việc thi hành luật hình sự phải phản ánh các quyền và năng lực đưa ra quyết định của những người dưới 18 tuổi về việc tham gia vào hành vi tình dục có sự đồng thuận và quyền được lắng nghe trong các vấn đề liên quan đến họ.”
Báo cáo này cho thấy rằng hoạt động mại dâm và ma cô cũng không nên bị coi là tội phạm.
Báo cáo trên cũng cho rằng luật hình sự có thể không cấm các bên thứ ba nào tạo thuận tiện, quản lý, tổ chức, quảng cáo, hoặc thuê phòng khách sạn cho hoạt động tình dục để đổi lấy tiền, giữa những người trưởng thành đồng thuận.
Cốt lõi trong tất cả các ví dụ, là sự đồng thuận mà không bị cưỡng bách, ép buộc, hoặc lạm dụng.
“Hành vi tình dục đồng thuận có thể không bao giờ bị hình sự hóa,” báo cáo này ghi, bất kể “loại hình hoạt động tình dục, khuynh hướng tính dục, nhận dạng giới tính hoặc thể hiện bản thân qua giới tính của những người liên quan, hoặc tình trạng hôn nhân của họ.”
Và việc không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV, nhiễm HIV, hoặc lây truyền HIV chỉ nên bị xem là tội phạm trong những trường hợp cố ý lây truyền HIV: nghĩa là, khi một người biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, hành động với ý định lây truyền HIV, và trên thực tế có lan truyền HIV, báo cáo này cho biết.
Phá thai không có hạn chế
Báo cáo này không cung cấp sự bảo vệ nào cho thai nhi và rõ ràng ủng hộ việc phá thai.
“Không ai có thể bị buộc chịu trách nhiệm hình sự dựa trên hành vi của họ được cho là có hại cho quá trình mang thai của riêng họ, chẳng hạn như uống rượu hoặc dùng ma túy hoặc nhiễm HIV hoặc truyền bệnh cho [thai nhi] trong khi đang mang thai, hoặc vì khiến họ sảy thai,” báo cáo cho biết.
“Luật hình sự có thể không [cấm] phá thai,” báo cáo này viết. “Các nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi, chẳng hạn như cung cấp biện pháp tránh thai, các dịch vụ phá thai hoặc thông tin chính xác, dựa trên bằng chứng, không thiên vị, mà cho phép người khác tự do thực hiện các quyền của mình đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, trừ phi họ tham gia vào việc cưỡng bách, ép buộc, gian lận, sơ suất y tế hoặc vi phạm quyền ra quyết định tự do và am hiểu.”
Và các bậc cha mẹ, những người giám hộ, và những người khác giúp trẻ em ngừa thai hoặc phá thai có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ phi họ từng tham gia vào “cưỡng bách, ép buộc, gian lận, hoặc không có quyền ra quyết định tự do và am hiểu cho đứa trẻ này.”
“Việc phá thai phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi phạm vi điều chỉnh của luật hình sự,” báo cáo này viết.
Ma túy và nghèo đói
Báo cáo này kêu gọi hợp pháp hóa ma túy, bao gồm sở hữu, trồng, mua, và sử dụng ma túy.
Và báo cáo này đề cập đến vấn đề nghèo đói, nói rằng không ai có thể bị quy trách nhiệm hình sự khi tham gia vào các hoạt động kinh tế duy trì sự sống ở những nơi công cộng, chẳng hạn như xin ăn, ăn mày, buôn bán, chào hàng, bán hàng tự động, bán hàng rong, hoặc các hoạt động thương mại không chính thức khác.
Ngoài ra, báo cáo nói rằng đối với những người thất nghiệp hoặc vô gia cư thì không phải là phạm tội khi ngủ, ăn, chuẩn bị đồ ăn, giặt giũ quần áo, ngồi hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến việc vệ sinh, bao gồm cả tắm rửa, tiểu tiện, và đại tiện, ở nơi công cộng.
Ủng hộ
31 người ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới, và bảy tổ chức đồng ký vào báo cáo này. Một số cá nhân ủng hộ đến từ Hoa Kỳ bao gồm bà Fanny Gómez-Lugo, phụ tá giáo sư luật tại Đại học Luật Georgetown; và bà Alice M. Miller, đồng giám đốc, Hiệp hội Công lý Y tế Toàn cầu của Khoa Luật Yale và Khoa Y tế Cộng đồng tại Đại học Yale.
Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times