Bạn tìm được ngẫu hứng sáng tạo rồi chứ? Hãy biết trân quý chúng – từ một góc nhìn cổ đại
Cả hai tượng đài thơ ca của thi sĩ Homer, Iliad và Odyssey, đều khởi đầu bằng việc khẩn cầu với các nữ thần Muse (*).
Ta cũng có thể nhìn thấy bóng dáng nữ thần Muse cạnh bên đại thi hào Virgil của Rome trong những bức tranh khảm để tưởng nhớ bậc thầy thơ ca này.
Và điện đường của các nữ thần Muse cũng khiến không ít các nhà hiền triết như Socrates và Plato viếng thăm để tỏ lòng tôn kính.
Đó thực là nơi chốn văn hoá đầy vững chắc cai quản bởi những nữ thần Muse của Hy Lạp (và sau này là La Mã). Đối với những sinh mệnh mỏng mảnh phù du ấy, từ những nhà tư tưởng, nhà thơ, và nghệ sĩ vĩ đại nhất của thế giới cổ điển – những hình tượng hầu như chúng ta đều quen thuộc với những cú đập cánh đến thế giới huyền ảo của trí tưởng tượng – đều đã trở đi trở lại [với nữ thần] rất thường xuyên.
Bởi vì những nữ thần Muse – có tất cả chín nữ thần – không gì hơn là những người mang đến những tia sét thần thánh cho sự sáng tạo. Họ là toàn bộ khởi nguồn cho phút bùng nổ xuất thần của những ý tưởng độc đáo, từ phương diện văn chương, âm nhạc, đến hài kịch, và thậm chí cả hình học và thiên văn học. Mọi đỉnh cao mà con người đã chạm đến ở địa hạt nghệ thuật và khoa học đều có bóng dáng của những hiện thân cho vẻ đẹp kiều diễm, thanh nhã, và tài hoa ấy. Thật vừa vặn làm sao, những nữ thần ấy thường được dùng để điểm trang trên các loại đồ gốm của Hy Lạp, và những lễ hội đã được tổ chức để tôn vinh các thần.
Với những người xưa, ý tưởng không chỉ đơn thuần nảy lên từ vô thức (như ở nơi thế giới hậu Freud (**) của chúng ta) hay phản ánh kết quả của quá trình nỗ lực nhận thức của một cá nhân. Họ truy trở lại với người nắm giữ quyền năng cao hơn – các vị thần, chúng ta thậm chí có thể nói như thế. Nếu những ý tưởng không được đặt vào tay chúng ta, thì chí ít sẽ được ban cho chúng ta.
Mặc dù hiện nay, những nữ thần Muse thường được xem là những nhân vật đã được “nhân cách hóa” (như thể nếu tuyên bố họ là thần thì có thể hạ bệ những bậc tiền bối đầy minh triết của chúng ta vậy), và mặc dù các nữ thần Muse không được cấu thành bởi máu và thịt như chúng ta, nhưng thực tế lại rất thật – và linh ứng. Có lẽ “những thiên thần” hay “những nhân vật đến từ thiên đường” có thể là một danh xưng hữu lý hơn. Sau cùng, người ta có thể gọi họ là những người con của thần Zeus.
Cho dù dùng thuật ngữ nào [để nói về họ], hướng về những nữ thần Muse và vị trí thống lĩnh của họ trong địa hạt văn hóa ở thế giới cổ đại, chúng ta đều cảm thấy an tĩnh vừa vặn ở tính khiêm cung và vị trí của ta trong vũ trụ – đặc biệt là trong những khi mà sự mạo phạm và lăng mạ đối với hầu hết các vị thần đang ngày càng dâng lên như làn sóng này.
Khi hôm nay chúng ta xem những tài năng và khả năng của mình như một sự kết hợp giữa “tự nhiên” (càng ngày người ta càng hiểu rằng “tự nhiên” chính là tính di truyền) và sự nuôi dưỡng, hoặc từ nỗ lực của cá nhân và của gia đình, với những người chối bỏ [văn minh] Hy Lạp-La Mã, họ xem những điều này là sự may mắn. [Nhưng] những thứ ấy là điều thứ [chúng ta] được ban cho.
Vì thế, người ta cần phải xứng đáng với những món quà đó. Đối với một nhà thơ, điều này có thể có nghĩa rằng, ngoài việc tìm tòi nghiên cứu cho tác phẩm của mình, đồng thời trong tâm cần hướng đến Thần Calliope – nữ thần cai quản sử thi và nghệ thuật hùng biện – và hãy cầu nguyện với Thần. Với những ai hoạt động trong lĩnh vực vũ đạo, họ cần hướng đến Thần Terpsichore – nữ thần coi sóc các vũ điệu, thường được mô tả cùng với chiếc đàn hạc trên tay và chiếc vòng nguyệt quế trên đầu.
Từ giác độ trong thế giới quan này, ánh chớp của sáng tạo không chỉ là thành tựu của một cá nhân, mà còn là một đặc ân. Từ cảnh giới cao hơn, thần đã khơi mở cho [con người] mọi mạch nguồn cảm hứng.
Thậm chí đã có những câu chuyện, mặc dù ngày nay hiếm khi được kể lại, về hậu quả mà một người có thể nhận về cho bản thân nếu quên mất điều này.
Câu chuyện được nhiều người nhớ nhất về hậu quả thảm thương này chính là câu chuyện của Thamyris. Là một danh ca của vùng Thrace, Thamyris đã mê muội với khả năng của mình đến mức đã khoe khoang bản thân có thể hát hay hơn bất cứ ai, kể cả những nữ thần Muse – và anh ta đã thách thức nữ thần trong một cuộc đấu.
Như định mệnh an bài, Thamyris đã lạc lối và phải trả giá đắt cho hành vi bất kính vô đạo của mình: những nữ thần Muse đã khiến anh ta bị mất đi đôi mắt và vĩnh viễn lấy đi khả năng âm nhạc và thi ca của anh. Sự nghiệp chói sáng đã bị tiêu mất ngay lập tức. Bởi vì những gì nữ thần đã cho đi thì nữ thần có thể lấy lại.
Bài học về Thamyris hẳn đã có trong kho tàng truyện và kịch thần thoại Hy Lạp tại nhà bạn, nhưng kẻ thường gây ra bi kịch không ai khác hơn ngoài những kẻ mạo phạm – một biểu hiện của tính tự phụ và tự tin thái quá. Những kẻ mạo phạm ấy, trong thế giới quan của họ, chủ yếu đã quên mất món nợ của con người, họ thể thái độ vô ơn đối với các vị thần đã trao cho con người niềm cảm hứng và thành tựu.
Qua hàng thế kỷ, [hình ảnh về] nữ thần Muse hầu như nhòa mờ trong ký ức của chúng ta, có lẽ, điều này cũng để lại cho chúng ta bài học nào đó.
Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bước tiếp theo, họ đã có một cuộc sống khác, hoặc chí ít dường như là một phần đời khác trong thế kỷ của Ki-tô giáo sau sự sụp đổ của [đế chế] Rome.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, họ gần như chỉ sống khi được nhắc đến trong các tác phẩm văn chương (Ray Bradbury đã từng có bài luận với một tựa đề sáng tạo, “Làm thế nào để nuôi dưỡng và giữ gìn nữ thần Muse”) và trong những tượng đá cẩm thạch đặt dọc các cung điện xưa.
Mặc dù vậy, đáng kinh ngạc thay, sự phổ biến khắp nơi của họ trước đây vẫn có thể được phát giác trong ít nhất hai cụm từ mà bạn và tôi vẫn sử dụng khá thường xuyên ở thời buổi hiện nay, đó là âm nhạc – đã từng gắn với những nữ thần Muse từ lâu – và, ít rõ ràng hơn, là viện bảo tàng. Thực tế rằng, viện bảo tàng bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ, mà khi phiên dịch ra trở thành như là “vị trí ngồi của các nữ thần Muse.”
Và, nếu lần sau bạn thấy lòng mình say mê trước vẻ đẹp của sự sáng tạo được trưng bày trong khu vực triển lãm chân dung, hay giật mình trước tính độc đáo của một ý tưởng nào đó chợt đến, hãy ngừng lại một chút để biết rằng bản thân đang được ban cho một phước lành, hơn là chỉ cảm thấy [bản thân] thật tuyệt vời.
Ai biết được, rằng điều này có thể vừa cứu rỗi sự nghiệp của bạn.
Chú thích của người dịch:
(*) Nữ thần Muse các nữ thần trong thần thoại Hy Lạp. Theo triết gia Plato, có tổng cộng chín nữ thần Muse. Các nữ thần từng được biết đến như căn nguyên của các ngẫu hứng sáng tác văn, thơ, nhạc, kịch, hùng biện, sử thi…
(**) Freud, hay Sigmund Freud, là một nhà tâm lý học và nhà tư tưởng người Áo. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học.
Hạnh Dung biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: