Bạch quả: Loài cây có sức sống phi thường
Mùa hè năm 1945, một máy bay ném bom bay trên thành phố Hiroshima và thả một quả bom nguyên tử, nó phát nổ 43 giây sau khi được thả xuống. Trong đám khí hình nấm bao trùm hàng trăm mét, người ta cho rằng không gì còn sống sót. Vào mùa xuân năm sau, trong đống đổ nát hoang tàn của thành phố Hiroshima, người dân Nhật Bản rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những chồi non nảy nở từ một loài cây…
Loài cây ấy chính là cây bạch quả. Nó giống như hiện thân tuyệt vời của hy vọng và của sự tái sinh sau thảm họa chiến tranh. Một ngôi chùa Phật giáo bị phá hủy sau vụ nổ, đã được xây dựng lại bằng gỗ của cây bạch quả sống sót ở gần đó. Kể từ đó, lá bạch quả trở thành biểu tượng của thành phố Tokyo.
Cây bạch quả có những đặc tính đặc biệt ấn tượng. Sự “đề kháng” đáng kinh ngạc đối với ô nhiễm và các yếu tố gây đột biến gen cho phép nó thích nghi và tồn tại qua các thời đại và trong tất cả các vùng khí hậu. Ở Á Châu, nó là loài cây thần kỳ với nhiều công dụng chữa bệnh. Nó phát triển bất cứ đâu khi được trồng xuống, và có nhiều tên gọi khác nhau: Cây của sự sống ở Tây Tạng, cây trường thọ và trung thành ở Trung Quốc, cây trường sinh ở Nhật Bản, cây 40 đồng ecus ở Pháp (là giá của bữa ăn mà nhà thực vật học người Pháp Pétigny mời đồng nghiệp người Anh để đổi lấy 5 cây bạch quả vào năm 1780).
Một loài cây từ thời tiền sử
Cây bạch quả thuộc họ Ginkgophyta, là đại diện cuối cùng của loài này. Xuất hiện từ cách đây hơn 270 triệu năm, chúng là một trong những loài cây lâu đời nhất trên thế giới. Chúng tồn tại trước cả sự xuất hiện của loài khủng long. Loài này đã sống sót và tồn tại cho đến nay nhờ các nhà sư Phật giáo đã trồng chúng xung quanh các tu viện.
Cách sinh sản của chúng rất đặc biệt, trước khi ra hạt, gần giống với sự sinh sản của người: cây bạch quả cái là thụ thể mang hoa, cây đực mang phấn, cây cái sinh ra noãn, khi được thụ phấn sẽ phát triển thành hạt. Cây bạch quả không bao giờ bị bệnh, nó là loài cây bất tử.
Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo, đã từng trồng một cây bạch quả. Gần chùa Địch Lâm, thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, có một cây bạch quả hơn 3,000 năm tuổi. Loài cây này được coi là biểu tượng của sự giác ngộ.
Tại Nhật Bản, cây bạch quả được gọi là cây trường sinh, do quả của chúng trông giống như quả trứng. Một cách thơ mộng, người Nhật gọi chúng là “cây của ông và cháu”. Điều này có thể được nhìn theo góc độ khác: người cháu là hy vọng tiếp nối dòng giống của người ông, một truyền thừa bất tử.
Một số truyền thuyết phương Đông, kể rằng hậu duệ cuối cùng của một dòng họ vương giả đã trồng một cây bạch quả trước khi biến mất. Khi già đi, thân cây bạch quả được các rễ khí bao phủ (mà người Nhật Bản gọi là tchitchis, có nghĩa là núm vú). Các vú em thường cắt rễ khí này của cây bạch quả như điều may mắn để có sữa.
Một số cây bạch quả lớn lên trong môi trường khắc nghiệt đã phát triển một số tính năng khá lạ thường: một số cây có khả năng chịu được lửa, có khả năng tái sinh đặc biệt và thậm chí có thể chống cháy. Có nhiều “cây – cứu hỏa” như vậy trên thế giới. Đặc tính này thường có ở những cây sống ở vùng khí hậu nóng.
Khi có hỏa hoạn, cây bạch quả ứa nhựa ra phía ngoài khiến nó rất khó bị cháy. Năm 1923, một ngôi chùa Nhật Bản không bị thiêu rụi trong một đám cháy nhờ hàng cây bạch quả trồng xung quanh. Ngày nay, bạch quả được trồng thử nghiệm ở Var, để chống cháy.
Loài cây này cũng là một bí ẩn đối với các nhà khoa học, vì sự hiện diện của tảo trong lá của nó. Đây không phải là một loại tảo thường được nói đến, nó được gọi là “bóng ma của tảo xanh”. Năm 2002, nhà dược học người Pháp François Rabelais của đại học Tours đã phát hiện ra một số tế bào bạch quả được nuôi cấy đã chuyển sang màu xanh không thể giải thích. Khi quan sát gần hơn, cô phát hiện các tế bào bạch quả nuôi dưỡng những khung tế bào riêng của nhân và lục lạp. Khi tế bào này chết đi, những “khung” này sẽ chuyển thành tảo quang hợp.
Tạp chí Pour la Science viết: “Khi tảo này gia tăng lên, các tế bào bạch quả ‘sưng’ lên, sau đó vỡ ra, làm trào loại tảo này ra môi trường bên ngoài. Người ta vẫn chưa rõ cơ chế kích hoạt sự phát triển dữ dội của tảo. Nhưng nuôi cấy trong môi trường lỏng, loài tảo này trở nên độc lập và chỉ cần một nguồn ánh sáng để tồn tại”.
Vào mùa thu, lá cây bạch quả chuyển sang màu vàng rất đẹp, tạo nên khung cảnh nên thơ, tuyệt vời. Ở Trung Quốc, hàng ngàn du khách đến chiêm ngưỡng thảm vàng mênh mông của cây bạch quả được trồng trong chùa Quan Âm.
Mời quý vị cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh của cây bạch quả khi vào thu!
An ancient Chinese Ginkgo Tree drops an ocean of golden leaves https://t.co/MqWDOzPgT7 #nature #photography pic.twitter.com/kkTRd4uxQq
— DesignedByNature (@DesignedBNature) November 25, 2015
A thousand year old Ginko tree in a Buddhist monastery in China sheds its leaves. https://t.co/gAjtkI2LfO pic.twitter.com/QLp5B1fBOx
— Jason Evan Mihalko (@jaypsyd) November 25, 2015
Hey @thewhipband come to @fivdevilalba and bring happiness to us! Waiting impatiently to see you! Ginko tree gift:-P pic.twitter.com/jE5r4kWgJk
— Rafa (@rafa3d) November 25, 2015
Thanh Hương
Nguồn tham khảo:
- https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:V2mn2p4jEnYJ:https://www.sciencemag.org/news/2020/01/how-ginkgo-biloba-achieves-near-immortality+&cd=2&hl=en&ct=clnk&gl=us
- https://chicago.suntimes.com/2021/8/24/22640306/fossil-gingko-leaves-climate-dinosaur-era
- https://www.kew.org/read-and-watch/ginkgo-biloba-maidenhair-tree-kew-gardens
- https://www.theepochtimes.com/gingko-biloba-a-living-fossil-with-life-extending-properties_2959849.html
- https://www.theepochtimes.com/4000-year-old-ginkgo-tree-guizhou-china_1522613.html
- https://www.theepochtimes.com/chinese-ginkgo-tree-planted-1400-years-ago-drops-golden-leaves_1906876.html
- https://www.theepochtimes.com/ginkgo-ancient-tree-of-longevity_1363302.html
Xem thêm: