Bắc Kinh đang ‘nhử củ cà rốt’ với Brunei
Đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đã mang lại cho vương quốc Brunei một cú hích kinh tế lớn trong tay, đặc biệt là khi nước này có vẻ sẽ đảm nhận ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2021.
Theo tờ báo ‘The Borneo Bulletin’ [của Brunei], thương mại giữa hai nước [Trung Quốc và Brunei] đã tăng đáng kinh ngạc 108% trong 8 tháng đầu năm, bất chấp COVID-19. Xuất khẩu từ Brunei sang Trung Quốc cũng tăng từ 200 triệu USD lên 950 triệu USD.
Tháng trước, công ty Hengyi Petrochemical của Trung Quốc, một nhà sản xuất sản phẩm sợi hóa học, đã công bố kế hoạch chi [bổ sung] 13,65 tỷ USD, để xây dựng giai đoạn hai của tổ hợp lọc dầu và hóa dầu ở Pulau Muara Besar của Brunei. Khoản đầu tư cho giai đoạn một của dự án đã được thực hiện là 3,45 tỷ USD, đóng góp 110 triệu đô la Brunei (khoảng 81,24 triệu USD) cho GDP của Brunei năm ngoái.
Với việc Đông Nam Á ở vị thế sẵn sàng trở thành khu vực kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030, và Brunei thực hiện cam kết khu vực khó khăn hơn vào năm tới — bao gồm giải quyết tranh chấp Biển Đông — ‘dấu vết’ của Bắc Kinh trong các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cho thấy điều gì đó không chỉ là lợi ích kinh tế đơn thuần.
Ngoại giao bẫy nợ
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng nghìn tỷ USD, đã làm dấy lên lo ngại rằng họ đang tìm cách đặt các thành viên ASEAN vào thế bị buộc chặt, trong khi đòi quyền lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông đang có nhiều tranh chấp – nơi [được coi là] một tuyến hàng hải có nhiều dầu khí.
Các nhà phê bình từ lâu đã cáo buộc Đảng cộng sản Trung Quốc sử dụng [chính sách] “ngoại giao bẫy nợ” để dụ dỗ các nước, vốn có tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực của Biển Đông, vào tình trạng mắc nợ; trong số các nước ASEAN nhận viện trợ, có Brunei, Việt Nam và Philippines.
Từng là người chỉ trích các yêu sách lãnh thổ trái pháp luật của Trung Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gần đây đã bị phê phán vì nhượng bộ Trung Quốc, nói rằng [ông sẽ sử dụng nỗ lực] ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Manila với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
“Chúng ta sẽ phải tham chiến. Nhưng tôi không kham nổi chuyện đó. Có lẽ một số tổng thống khác có thể, nhưng tôi không thể… Trừ khi chúng ta chuẩn bị chiến tranh, tôi đề nghị rằng chúng ta nên dừng lại, và xử lý vấn đề này [như tôi đã nói] bằng những nỗ lực ngoại giao’’, ông Duterte nói trong Thông điệp Quốc gia lần thứ 5 vào tháng 7/2020.
Chỉ một năm trước, ông Duterte buộc phải bảo vệ quyết định của mình, ký các khoản vay bất lợi với Trung Quốc, vốn có thể khiến Philippines phải trả giá bằng các mỏ khí đốt của mình nếu như không hoàn thành nghĩa vụ [trả nợ] cho [dự án] đập [sông] Chico [trên đảo Luzon ở Philippines], theo Bloomberg.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình ANC vào năm 2018, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã cảnh báo các nước về ảnh hưởng và ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc.
Ông Mahathir, người đã hủy bỏ các dự án do Trung Quốc tài trợ trị giá 22 tỷ USD do thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak ký kết, nêu rõ: “Nếu bạn vay một số tiền khổng lồ từ Trung Quốc và bạn không thể trả nợ – bạn biết khi một người là người đi vay, thì người đó sẽ chịu sự kiểm soát của người cho vay”.
Các trường hợp của các nước ASEAN cúi đầu trước Bắc Kinh, vì các khoản vay vỡ nợ trong Sáng kiến BRI, bao gồm Sri Lanka, là quốc gia đã mất quyền sở hữu cảng Hambantota và 15.000 mẫu đất vào năm 2017; và Lào, nước đã chuyển giao phần lớn lưới điện quốc gia do Công ty Truyền tải điện Électricité du Laos [của Lào quản lý], cho Trung Quốc vào tháng trước.
Một quân tốt đen trong trò chơi của Bắc Kinh?
Tờ Foreign Insights, chuyên phân tích rủi ro địa chính trị, cho rằng Brunei có thể sẽ “thúc đẩy một phản ứng chính sách nhẹ nhàng hơn đối với sự hiếu chiến của Trung Quốc so với Việt Nam, hiện là chủ tịch ASEAN”.
Tờ báo cũng cho rằng [Brunei], một đồng minh lâu năm của Bắc Kinh, sẽ củng cố những mối quan hệ có lợi với Trung Quốc, vào thời điểm mà những nước có yêu sách khác đã “tập hợp chống lại Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông”.
Vẫn còn phải xem liệu Brunei có theo chân Philippines trong cuộc tranh cãi ở Biển Đông hay không, nhưng mọi con mắt sẽ đổ dồn vào các quốc gia ASEAN, xem ai khác ‘sẽ cắn những củ cà rốt còn lại’ [do Trung Quốc nhử mồi], trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào năm 2021.