5 lý do cố vấn tài chính của quý vị không để quý vị mua vàng hay bạc vật chất
Nội dung được tài trợ
Trong thời đại của truy cập kỹ thuật số tự do và xu hướng “DIY” – tự tay làm lấy, các nhà đầu tư ngày nay không còn là những khách hàng thụ động hoặc thiếu thông tin như họ đã từng có thời như vậy. Tuy hầu hết vẫn chưa phải là các chuyên gia, nhưng việc bớt đi tính thụ động giúp họ nhận ra một số điều khiến họ phải suy nghĩ.
Lấy ví dụ, hầu hết đều nhận thức được rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở một vị thế bấp bênh. Hầu như tất cả họ đều biết sức mua của đồng USD của họ sắp sụt giảm do Cục Dự trữ Liên bang có quan điểm theo hướng vượt quá mục tiêu (kiểm soát) lạm phát của mình.
Vì vậy, trước tất cả những bất ổn của thị trường và của nền kinh tế, và sự mất giá nghiêm trọng mà đồng USD sắp phải đối mặt, nhiều nhà đầu tư khá giả hơn đang tự hỏi, “Tại sao cố vấn tài chính của tôi không khuyến nghị tôi phân bổ một phần hợp lý trong danh mục đầu tư sang vàng?” Câu hỏi rất hay. Tuy nhiên, câu trả lời lại cực kỳ đơn giản và hoàn toàn đáng thất vọng. Hoặc là …
- Họ không thể;
- Họ sẽ không được hưởng lợi về mặt tài chính bất chấp (việc mang lại) lợi ích tốt nhất cho quý vị; hoặc
- Họ lo sợ về khả năng rất nhiều việc làm mà họ đang đảm trách sẽ có thể bị một thế hệ các nhà đầu tư mới tự thực hiện với đủ cả kinh nghiệm và thực tiễn.
Vì vậy, khi một khách hàng gọi điện phàn nàn rằng danh mục đầu tư của họ đang chịu quá nhiều rủi ro với thị trường chứng khoán, nơi mà sự định giá không gắn với tình hình thực tế căn bản, hoặc rằng phần trái phiếu của họ (điều mà các nhà tư vấn tài chính gọi là “nơi trú ẩn an toàn”) không mang lại chút lợi tức nào cả, và rằng hiệu quả đầu tư vào vàng đã vượt trội so với cổ phiếu và trái phiếu, thì các cố vấn tài chính buộc phải đưa ra sự hạ giá/tuyên truyền dễ đoán được nhất và sáo rỗng nhất: hạ thấp hoặc phỉ báng giá trị của vàng.
Nếu ngay cả việc phân bổ một tỷ lệ nhỏ nhất cho vàng cũng có thể là một trong những cơ hội có triển vọng đầu tư tốt nhất của quý vị trong thập niên tới, thì vàng giống như kryptonite (tinh thể từ thế giới krypto – quê hương của Siêu nhân) đối với hầu hết các cố vấn tài chính. Việc này sẽ làm sáng tỏ tất cả các điểm yếu của họ, những thứ mà theo thời gian có thể để lộ ra vai trò đang dần bị biến mất của toàn bộ ngành công nghiệp này. Điều này không có nghĩa là quý vị sẽ là một nhà đầu tư thành công nếu không có những kiến thức mà họ có, nhưng nó thực sự có nghĩa là ngày càng có ít những các nhà đầu tư tài chính thực sự có năng lực và trung thực, những người luôn quan tâm đến quý vị. Và hầu hết nhóm những người loại hiếm hoi này sẽ không bao giờ đánh giá thấp giá trị của loại tiền tệ vững chắc đó (vàng).
Nhưng hãy xem xét kỹ vấn đề này và điểm lại chi tiết những lý do chính của việc tại sao cố vấn tài chính của quý vị lại không khuyến nghị về vàng. Có lẽ sau đó quý vị sẽ hiểu tại sao sự tăng giá gần đây của vàng đã khiến nhiều cố vấn tài chính thiếu sự chuẩn bị, căng thẳng về việc phải lặp lại những lời giải thích cũ kỹ giống nhau, và đối với một số người, là sự ngờ vực về sự tồn tại đối với sự nghiệp họ.
1. Cố vấn tài chính được cấp phép hành nghề để chủ yếu tư vấn về vốn cổ phần
Có một câu nói nổi tiếng: Nếu tất cả những gì quý vị có là một cái búa, thì mọi thứ sẽ giống như một cái đinh. Trong thế giới của các cố vấn tài chính, câu nói này tương tự: Nếu các yêu cầu về cấp phép hành nghề và thù lao của họ xoay quanh cổ phiếu và chứng khoán nợ, thì những thứ đó sẽ chiếm đa số trong kiến thức, kinh nghiệm, và cuối cùng là sở thích của họ. Vàng thường nằm ngoài phạm vi chuyên môn của họ, cũng giống như các loại tài sản không nằm trong thị trường các cổ phiếu.
Vì vậy, nếu quý vị đang tìm kiếm cố vấn về tài chính từ chuyên gia, quý vị phải hiểu rằng phạm vi kiến thức của một cố vấn tài chính là rất chuyên sâu, do đó có giới hạn. Và nếu anh ta hoặc cô ta đưa ra những tuyên bố tổng quan về nền kinh tế theo nghĩa rộng hơn, thì sự thiên lệch khi xem xét toàn bộ thế giới từ góc độ của thị trường chứng khoán thường dễ dàng nhận ngay ra
2. Cố vấn tài chính không thể kiếm tiền khi [tư vấn] bán vàng
Họ có thể được nhận thù lao qua phí và hoa hồng cho việc bán hoặc quản lý chứng khoán — cổ phiếu, ETF, và các quỹ tương hỗ — nhưng họ không thể có thù lao khi bán kim loại quý cho quý vị. Bên cạnh đó, khi nói đến việc quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu, các cố vấn tài chính có thể thu phí khi tái cân đối danh mục cổ phiếu của quý vị, vì có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn cổ phiếu để khuyến khách hàng đảo danh mục liên tục. Với vàng, không có nhiều thứ để tái cân đối, ngoài việc tăng hoặc giảm số lượng phân bổ. Nhưng dù sao thì việc tái cân đối cũng không có ích với họ, vì các cố vấn tài chính không thể nhận thù lao cho các giao dịch vàng.
3. Cố vấn tài chính không muốn quý vị rút tiền của mình để phân bổ riêng cho vàng
Không ai thích mất khách hàng, đặc biệt là các cố vấn tài chính. Càng có nhiều tài sản do họ quản lý (AUM), thì cố vấn tài chính của quý vị càng có thể tính phí giao dịch và phí quản lý nhiều hơn. Hơn nữa, đó là sự phát triển sự nghiệp, vì các cố vấn tài chính muốn tăng (chứ không phải giảm) AUM của họ.
Rút tiền để mua một lượng vàng hoặc bạc riêng ra sẽ lấy tiền đi khỏi quỹ mà nhà cố vấn của quý vị đang quản lý. Do đó, đây chính là nguồn cơn của việc không khuyến khích đầu tư vào vàng. Giờ đây, nếu các cố vấn tài chính có thể bán và quản lý vàng, thì họ sẽ thay đổi ý kiến thôi. Đáng buồn thay, họ đang tìm kiếm lợi ích tài chính tốt nhất cho quý vị [nhưng] chỉ khi lợi ích của quý vị không đi ngược lại với lợi ích của họ.
4. Tiền của quý vị là cách để họ có thể vượt qua hầu hết các giai đoạn thị trường giảm giá và các cuộc suy thoái
Trước hết, bất kể việc cố vấn tài chính của quý vị tư vấn bảo quý vị đầu tư những gì trong danh mục của quý vị, thì sự thật là quý vị không thực sự biết những gì đang có trong danh mục đầu tư của nhà cố vấn đó (liệu anh ta hay cô ta có một danh mục đầu tư tốt để khởi động, đầu tư vào các công cụ tài chính ngoài cổ phiếu, hay giao dịch phái sinh trong số các mục tiêu đầu tư khác không).
Nhưng có một điều chắc chắn: Cố vấn tài chính của quý vị không “sở hữu” rủi ro của quý vị. Nếu một cuộc suy thoái ảnh hưởng đến danh mục đầu tư chứng khoán chưa được phòng hộ của quý vị, hoặc nếu tài sản định giá bằng USD của quý vị mất sức mua do lạm phát, thì quý vị phải hiểu rằng đó là những tổn thất của quý vị, chứ không phải của nhà cố vấn của quý vị. Trên thực tế, cố vấn của quý vị có thể sẽ vẫn kiếm tiền trong khi quý vị mất tiền, vì một phần lớn khoản thù lao của cố vấn đến từ việc tính phí, chứ không phải theo lợi nhuận thị trường.
5. Các quỹ đầu tư vàng và theo chỉ số thị trường chứng khoán khiến các nhà cố vấn tài chính hầu như không còn giá trị
Không ai có thể đoán định hay biết được đỉnh hoặc đáy của thị trường một cách liên tục. Không cố vấn nào có thể dự đoán thành công sự xoay chuyển giữa các ngành, vì sự xoay chuyển ngành xảy ra gần như là ngẫu nhiên (Fisher Investments đã thực hiện một nghiên cứu tuyệt vời chứng minh điều này được công bố trong một báo cáo).
Và không cố vấn tài chính nào có thể giúp quý vị bảo vệ danh mục đầu tư của mình chống lại lạm phát nếu chỉ sử dụng cổ phiếu và trái phiếu (các hợp đồng niên kim là một thứ tồi tệ nữa cần tránh, dù chủ đề đó vượt khỏi phạm vi của bài viết này.)
Với tất cả những điều chưa biết đó, cách tốt nhất của quý vị là đa dạng hóa, đừng cố gắng đoán định thị trường và đừng để danh mục của quý vị tập trung quá mức vào bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào. Và khi nói đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán của quý vị, thì có cách nào giản đơn và hiệu quả hơn để thực hiện đa dạng hóa ngoài việc đơn giản là mua một quỹ chỉ số? Các quỹ chỉ số là thụ động; quý vị mua, nắm giữ, và cứ đầu tư thêm theo giá bình quân (mua một cách đều đặn mà không cần quan tâm đến giá mua). [Vậy thì] tại sao quý vị cần phải trả tiền cho một cố vấn tài chính để quản lý quỹ của mình khi quý vị có thể chỉ cần mua một quỹ ETF S&P 500 “thụ động”?
Khi nói đến phòng hộ rủi ro cho danh mục đầu tư và các tài sản khác của quý vị chống lại lạm phát, chỉ cần đến một nhà giao dịch vàng có uy tín và mua vàng vật chất (vàng giấy không được tính, vì về mặt kỹ thuật, quý vị không sở hữu bất kỳ thứ gì khác ngoài tờ kỳ phiếu). Học hỏi về cách phân bổ cân bằng và thêm một tỷ lệ vàng và bạc tùy ý vào danh mục đầu tư của quý vị (từ 5% đến 25% tùy thuộc vào mục tiêu tài chính dài hạn và khả năng chấp nhận rủi ro của quý vị).
Muốn vượt qua mọi cơn bão trong khi không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội thị trường nào? Hãy chia danh mục đầu tư của quý vị thành bốn phần: 25% S&P 500, 25% trái phiếu cấp đầu tư, 25% vàng, và 25% tiền mặt.
Kết luận
Một số gợi ý ở trên có vẻ đơn giản đối với quý vị, giống như chắc chắn sẽ là vậy đối với một cố vấn tài chính có hiểu biết chuyên sâu hơn nhiều đối với một số thị trường nhất định. Nhưng có một điểm ở chỗ sự phức tạp sẽ làm tăng thêm độ rủi ro và độ mong manh của một chiến lược (đầu tư). Thực hiện đầu tư sẽ là đơn giản một khi quý vị đã học được một vài nguyên tắc căn bản. Tại sao phải trả thêm tiền cho một phạm trù kiến thức phức tạp nhỏ hẹp mà nó thể không áp dụng được cho tất cả các kịch bản của nền kinh tế và của thị trường? Tại sao cứ phải luôn dùng một cái búa khi có rất nhiều công cụ khác mà quý vị có thể sử dụng để xây dựng tương lai tài chính của mình?
Và trong số những công cụ khác đó, vàng chính là một thứ hữu hiệu nhất và cần thiết nhất để có thể sống sót trong môi trường kinh tế hiện tại; và cho cả thập niên tới, với các chính sách lạm phát của Fed. Tuy nhiên, các cố vấn tài chính không thể kiếm được lợi nhuận từ vàng và cũng không thể tư vấn rõ ràng cho khách hàng về vàng —[vì] cả hai việc này đều có nghĩa là họ (nhà cố vấn) sẽ bị thua thiệt trong hoạt động kinh doanh chính yếu của họ. Và đó là lý do tại sao hầu hết các cố vấn tài chính nhận thấy vàng đang làm khó họ, vì sự gia tăng đầu tư vào vàng có thể sẽ kéo dài với chúng ta trong ít nhất một thập niên tới.
Do ông Anthony Allen Anderson, Thành viên cao cấp, thực hiệMinh Trí biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times