5 hành động cải thiện sức khỏe của một tiến sĩ chuyên viết về khoa học sức khỏe
Dưới đây là 5 hành động giúp cải thiện sức khỏe của một tiến sĩ chuyên viết về khoa học sức khỏe.
“Công việc của cô là gì?” người phụ nữ trẻ ngồi cạnh tôi trên phi cơ hỏi tôi.
“Tôi là một nhà văn viết về khoa học,” tôi giải thích.
Cô ấy trông có vẻ tò mò. “Cô viết về cái gì đó?”
“Chủ yếu là sức khỏe,” tôi đáp.
“Chà,” cô trả lời. “Vậy cô phải thực sự rất khỏe mạnh!”
Người bạn vừa mới tốt nghiệp đại học ngồi kế bên nói với tôi rằng cô ấy muốn giảm cân (đó là lý do vì sao cô ấy uống soda dành cho người ăn kiêng). Công việc của cô là làm việc với những đứa trẻ được chẩn đoán bị bệnh ung thư.
“Ông chủ của tôi nói rằng đó là điều không thể tránh khỏi, chỉ là do xui xẻo hoặc gene xấu,” cô ấy nói, “nhưng bạn phải có chút tò mò.”
Sau đó, cô ấy đưa ra một câu hỏi mà tôi đã nghĩ đến từ bấy đến giờ: Cô ấy muốn biết tôi đã làm điều gì khác biệt dựa trên báo cáo cùng các nghiên cứu khoa học và sức khỏe của tôi.
Câu hỏi đầu tiên là về việc ngành công nghiệp thực phẩm làm suy yếu sức khỏe con người như thế nào bằng cách thuê các nhà khoa học tiên tiến để phát triển thực phẩm biến đổi gene với chi phí sản xuất thấp, gây nghiện, và độc hại cho sức khỏe.
Tôi lựa chọn ngôn từ cẩn thận để không làm cô ấy mất lòng khi giải thích rằng các bài báo nghiên cứu cho thấy soda dành cho người ăn kiêng thực sự gây tăng cân, đặc biệt là với phụ nữ và người béo phì. Theo một cuộc điều tra được bình duyệt năm 2021 trên Tập san khoa học JAMA Network Open, mặc dù không có calorie, nhưng thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo như sucralose thực sự có thể làm tăng cảm giác thèm ăn.
Tôi nói với cô ấy rằng chất làm ngọt nhân tạo cũng có liên quan đến rối loạn nội tiết, gây rối loạn các hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề về trao đổi chất như bệnh tiểu đường type 2, tăng cân ngoài ý muốn, dậy thì sớm và các vấn đề sức khỏe khác.
Hơn nữa, gần đây nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Vương quốc Anh vào tháng 9 đã phát hiện ra rằng chất làm ngọt nhân tạo khiến người tiêu dùng có nguy cơ bị bệnh tim và các vấn đề tim mạch khác cao hơn.
Ngoài ra, bạn không nên uống cola có “màu caramel” nếu muốn tránh tiếp xúc với chất gây ung thư. Chất màu siêu chế biến này thường bị nhiễm chất gây ung thư trong quá trình sản xuất. Cụ thể hơn, chất gây ung thư- methylimidazole- đã được xác định là độc hại vào năm 2007.
Việc tiêu thụ nước ngọt cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bị bệnh hen suyễn cho cả trẻ em và người lớn.
Mải mê trong cuộc trò chuyện, chúng tôi có cảm giác như mới cất cánh được vài phút khi phi cơ đáp xuống. Sự thật là tôi đã ngừng uống soda trước khi bắt đầu viết toàn thời gian về khoa học và sức khỏe.
Bên cạnh đó, dưới đây là năm điều tôi bắt đầu làm khác đi dựa trên các báo cáo sức khỏe của mình:
1. Uống matcha
Tiến sĩ Kara Fitzgerald, tác giả của cuốn sách năm 2022, “Younger You: Reduce Your Bio Age and Live Longer, Better” (Tạm dịch: Cách để trẻ hơn: Giảm tuổi sinh học và sống lâu hơn, tốt hơn) cho rằng trà xanh rất tốt cho sức khỏe, tuổi thọ và thậm chí là DNA.
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được bình duyệt vào năm 2021 mà Tiến sĩ Fitzgerald và một nhóm các nhà nghiên cứu đã công bố trên Tập san Aging, 43 nam giới trưởng thành và khỏe mạnh trong độ tuổi từ 50 đến 72, đã giảm tuổi di truyền trung bình ba năm so với nhóm đối chứng với cách ăn uống tiêu chuẩn của Mỹ. Một phần của lối sống đảo ngược tuổi tác chính là uống hai tách trà xanh mỗi ngày.
Được truyền cảm hứng từ tình yêu trà xanh của chồng tôi, tôi đã nghiên cứu sâu hơn. Hóa ra theanine và caffein trong trà xanh tạo ra sự cân bằng hoàn hảo để con người tận hưởng sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng mà không bị bồn chồn. Khi đang viết bài này, tôi cũng học được rằng trà xanh rất tốt cho tim mạch.
Matcha là dạng bột của loại trà xanh có chất lượng rất cao. Thay vì ngâm thành trà, bạn hòa tan bột matcha trong nước nóng. Matcha rất thơm ngon, đặc biệt là khi kết hợp với sữa thực vật (tôi thích yến mạch, đậu nành và lạc đà), và được làm ngọt bằng một hoặc hai quả chà là nguyên chất.
2. Uống Magnesium
Một phần công việc của tôi với tư cách của một nhà báo khoa học và sức khỏe là tham khảo ý kiến của các bác sĩ y khoa, những người muốn đưa ý tưởng của họ đến với nhiều đối tượng hơn.
Một bác sĩ y khoa do Yale đã dạy tôi rằng tình trạng thiếu magnesium ngày càng trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và việc thiếu magnesium có thể góp phần gây táo bón, chuột rút cơ, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, khó thở, lo lắng và mất ngủ,…
Do canh tác quá mức và dùng quá nhiều thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, thực phẩm chứa ít magesium hơn mức cần thiết. Đó là lý do vì sao tình trạng thiếu magnesium phổ biến ngay cả ở những người chủ yếu ăn thực phẩm thực, toàn phần, lành mạnh.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy hàm lượng magnesium trong rau củ quả đã giảm trong 50 năm qua. Quá trình chế biến thực phẩm cũng làm mất magnesium từ thực phẩm.
Các nhà khoa học viết: “Hậu quả là một tỷ lệ lớn người dân trên toàn thế giới không đạt được nhu cầu magnesium tối thiểu hàng ngày.
Vị bác sĩ mà tôi theo học thường xuyên kiểm tra mức magnesium của bệnh nhân. Nhưng bạn không thực sự cần phải làm xét nghiệm đắt tiền. Tôi chỉ đơn giản là bắt đầu dùng chất bổ sung magnesium chất lượng cao. Hiệu quả khá tốt. Tôi cảm thấy bớt lo lắng hơn, ít đau đầu hơn và bắt đầu ngủ ngon hơn.
Magnesium hòa tan trong nước, vì vậy bạn có thể biết mình cần bao nhiêu bằng cách uống đến mức mà bác sĩ gọi là “dung nạp ruột.” Nếu bị tiêu chảy, bạn đã uống quá nhiều. Ngoài ra, hãy uống magnesium cùng với thức ăn, vì có thể gây kích ứng dạ dày nhạy cảm.
Các cách khác để tăng lượng magnesium bao gồm ngâm mình trong 20 phút hoặc lâu hơn trong bồn tắm muối Epsome và xịt magnesium tại chỗ. Điều này có thể giúp giảm đau cơ và cũng là một sự thay thế tuyệt vời cho chất khử mùi thông thường.
3. Bôi Astaxanthin lên da thay vì kem chống nắng
Tôi chưa bao giờ nghe thấy từ “astaxanthin” trước khi tôi viết một bài báo về nó. Astaxanthin là một hợp chất do tảo biển tạo ra để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Mặc dù FDA không công nhận tác dụng này, nhưng astaxanthin thực sự là một loại kem chống nắng đáng kinh ngạc cho con người cũng như các sinh vật biển.
Tôi chưa bao giờ thích cảm giác bóng nhờn của kem chống nắng và tôi luôn cảm thấy như các sản phẩm chống nắng thông thường và tự nhiên đều thiếu tác dụng.
Khi tôi nghiên cứu về astaxanthin, một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh cũng như kem chống nắng hiệu quả, chồng tôi và tôi bắt đầu dùng astaxanthin dưới dạng huyết thanh dưỡng da. Chúng tôi cũng đang dùng thực phẩm bổ sung astaxanthin hữu cơ. Nhờ đó mà gần đây chúng tôi đã vui chơi gần sáu giờ trên thuyền dưới ánh mặt trời mà không hề bị bỏng da.
4. Tập các bài tập chịu sức nặng
Gần đây tôi đã phát biểu tại một hội nghị về sức khỏe ở Ashland, Oregon. Diễn giả sau tôi là bác sĩ trị liệu tự nhiên, đồng thời là bác sĩ chỉnh hình, Tyna Moore. Bác sĩ Moore đã đề cập rằng một trong những điều quan trọng nhất có thể làm cho sức khỏe trao đổi chất là nâng tạ.
Bác sĩ Moore nói với khán giả rằng việc rèn luyện sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ. Cô lập luận rằng rèn luyện sức mạnh rất hữu ích cho tuổi thọ, sức khỏe của xương, giảm căng thẳng, sức khỏe tinh thần và trao đổi chất. Khối lượng cơ bắp là cần thiết để có sức khỏe tối ưu.
“Việc rèn luyện sức mạnh là không thể bỏ qua”, bác sĩ Moore cho biết trong một podcast vào tháng 12/2022. Cô nhấn mạnh rằng rèn luyện sức mạnh giúp ích cho mọi thứ, từ giảm đau đến cải thiện đời sống tình dục. Cô nói: “Điều vô cùng quan trọng là cần bắt đầu thực hiện bài tập rèn luyện sức mạnh.”
Theo một đánh giá vào năm 2018 được công bố trên Tập san Annals of Medicine, nhiều khối lượng cơ bắp hơn dường như giúp cải thiện tỷ lệ sống sót sau ung thư và các bệnh khác.
Sự thật là tôi thà bị ngộ độc thực phẩm còn hơn đến phòng tập thể dục và nâng tạ. Nhưng tôi thực sự thích tập thể dục ngoài trời và có thể rèn luyện sức mạnh theo cách đó bằng chính trọng lượng cơ thể mình. Sau khi biết về tầm quan trọng của việc xây dựng cơ bắp, tôi cố gắng thực hiện nhiều hơn các bài tập body-weight (bài tập rèn luyện cơ bắp bằng cách sử dụng chính trọng lượng cơ thể thay vì các loại dụng cụ như tạ). Các bài tập này bao gồm bài tập tay sau và đẩy tường.
5. Nhịn ăn
Các biên tập viên đã yêu cầu tôi viết một bài báo về sự tự thực bào (autophagy hoặc autophagocytosis). Giống như astaxanthin, những từ này rất mới đối với tôi.
Hóa ra các tế bào có các cơ chế tích hợp để “ăn” những phần bị lỗi của chính mình để trẻ hóa và tái tạo. Theo thuật ngữ khoa học hơn, autophagy hoặc autophagocytosis là một quá trình đưa vật liệu không mong muốn hoặc độc hại bên trong tế bào chất đến lysosome để phân hủy. Bằng cách loại bỏ các bào quan và protein bị hư hỏng, quá trình tự thực bào có thể giúp tế bào sống sót.
Autophagy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, rối loạn thần kinh và ung thư. Quá trình này cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và phục hồi sau các vấn đề kinh niên do COVID và tổn thương do vaccine gây ra.
Một cách để gây tự thực bào là nhịn ăn. Khi bắt đầu nghiên cứu về việc nhịn ăn, tôi đã rất thích thú khi biết rằng nhịn ăn dường như giúp giải quyết nhiều vấn đề về sức khỏe.
Tôi thường nhịn ăn mỗi năm một lần, vào ngày Yom Kippur, là ngày lễ chuộc tội của người Do Thái, vì lợi ích tinh thần của việc tự kiểm điểm bản thân. Nhưng tôi chưa bao giờ cnhịn uống nước trong 3 ngày, điều mà một số bác sĩ khuyến khích.
Nam Khanh biên dịch
Quý vị có thể tham khảo bản gốc tại The Epoch Times