4 yếu tố góp phần tạo ra một thế hệ béo phì
Các nghiên cứu khoa học đã đưa ra 4 yếu tố chính dẫn đến chứng béo phì, đặc biệt ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, bao gồm ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thiếu vận động thể thao, ảnh hưởng của hóa chất và độc tố, và tác dụng phụ của thuốc kê đơn.
Trong khi chứng béo phì đang gia tăng trên khắp thế giới, đặc biệt rõ rệt ở thế hệ trẻ, những người từng thon gọn so với người lớn tuổi hơn có vòng bụng phì nhiêu. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, hầu như cứ 03 sinh viên Đại học ở Hoa Kỳ thì có 01 người bị béo phì – “sinh viên năm nhất 15”* giờ đây trở thành “sinh viên năm nhất 30.”
Trẻ em cũng đang bị béo phì và đại dịch COVI-19 càng làm cho chứng béo phì trở nên trầm trọng hơn. BMJ báo cáo rằng: “Trong nhóm 432302 người ở độ tuổi từ 2 đến 19 tuổi, chỉ số thể trọng (BMI) tăng gần gấp đôi trong thời gian diễn ra đại dịch so với khoảng thời gian trước đó. Nhóm tuổi tăng cân nhiều nhất là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi và những người đã thừa cân trước khi đại dịch xảy ra.”
Theo Kaiser Permanente, nhà chăm sóc sức khỏe phục vụ 12.5 triệu thành viên, trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi tăng thêm 5.07 pound trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19 so với cùng thời gian trước khi dịch bệnh xuất hiện.
Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao thế hệ trẻ đang tăng cân. Trong khi một số lý do là có thể đoán được và rõ ràng, những lý do còn lại đã bị bỏ quên.
Ý tưởng chấp nhận béo phì
Trong khi phong trào “chấp nhận béo phì” phủ nhận việc xấu hổ do cơ thể không phù hợp với tiêu chuẩn lý tưởng, thì vấn đề không chỉ là tính thẩm mỹ và sự thừa nhận mà còn là vấn đề sức khỏe. Rất nhiều bệnh có liên quan đến chứng béo phì, bao gồm ung thư như ung thư đại trực tràng, khối u tử cung, ung thư túi mật, ung thư thận, ung thư tuyến tụy và đa u tủy. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đăng trên Lancet vào năm 2019, bệnh ung thư đang gia tăng ở những người trẻ.
Quan điểm “cơ thể chuẩn nhưng béo” có thể nhân văn, nhưng về mặt khoa học, nó cũng giống như quan điểm “tôi khỏe nhưng hút thuốc”. Lấy ví dụ, một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Glasgow cho thấy rằng những người béo phì có ‘chức năng trao đổi chất lành mạnh” vẫn có nguy cơ trụy tim cao hơn 76% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 18% so với những người có chức năng trao đổi chất khỏe mạnh có cân nặng bình thường. Đồng thời, những người này có nguy cơ bị tiểu đường Type 2 cao hơn 4.3 lần. Họ cũng có nguy cơ cao bị các chứng bệnh suy hô hấp, có khả năng gây ra tử vong, Giáo sư Frederick Ho, tác giả của nghiên cứu cho biết.
Theo nghiên cứu, cho dù những người béo phì có chức năng trao đổi chất khỏe mạnh trẻ hơn, tập thể thao nhiều hơn và ăn uống tốt hơn những người có chức năng trao đổi chất hoạt động kém, thì họ vẫn có nguy cơ cao hơn mắc các chứng bệnh liên quan đến béo phì so với những người có cân nặng bình thường, các nhà nghiên cứu cho hay.
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thiếu vận động thể thao
Thậm chí ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, kiểu sống chủ yếu ở nhà và xem màn hình của rất nhiều người trẻ được xem là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh béo phì. Thời gian xem màn hình, cho dù là sử dụng các ứng dụng mạng xã hội hoặc trò chơi video, thường đồng nghĩa với việc ít có thời gian ra ngoài và tập thể thao. Nhưng đó chỉ là một nửa của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho biết.
Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nhi Khoa vào năm 2017, “Các bằng chứng hiện tại cho thấy rằng sử dụng phương tiện màn hình đang dẫn đến chứng béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên do các em ăn nhiều hơn trong khi xem”.
Ngoài ra, quảng cáo thực phẩm có lượng calorie cao, ít dưỡng chất làm gia tăng chứng “ăn mất kiểm soát” ở người trẻ và thậm chí thay đổi “khái niệm ăn thực sự ở trẻ nhỏ”, các nhà nghiên cứu trình bày.
Thực phẩm siêu chế biến đặc biệt rủi ro đối với những người về mặt di truyền có khuynh hướng dễ tích trữ các thực phẩm này dưới dạng chất béo, Bác sĩ Caroline Apovian, đồng giám đốc Trung tâm Kiểm soát Cân nặng và Sức khỏe tại Brigham và Bệnh viện Phụ nữ tại Boston, cho hay. Người “có khuynh hướng gầy có khả năng đốt cháy cùng loại thực phẩm đó” ngược lại với những người trữ nó, cô cho biết. Quá trình cơ thể tích chất béo từ thực phẩm, thỉnh thoảng được gọi là “Gen tiết kiệm”, được cho là đã phát triển ở người để giúp con người sống sót qua những thời kỳ xảy ra nạn đói bằng cách tích trữ năng lượng thừa một cách an toàn như chất béo, các nhà nghiên cứu nêu ra trong bài viết trên Tạp chí Frontiers in Nutrition.
Ảnh hưởng của Hóa chất và Độc tố
Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở thực phẩm. Trong một bài báo có tiêu đề “Các chất gây Rối loạn Nội tiết và Đại dịch Béo phì,” đăng trên tạp chí Khoa học Nghiên cứu về Độc tố, Ông Jerrold J. Heindel viết rằng “mức độ hóa chất trong môi trường được cho là trùng hợp với tỷ lệ béo phì.”
Các chất gây rối loạn nội tiết là những hóa chất trong môi trường đóng vai trò như các nội tiết tố và làm gián đoạn các tuyến tín hiệu nội tiết. Chúng được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm bằng nhựa, thậm chí những sản phẩm được dán nhãn “không có chất BPA.” Các hóa chất này bao gồm polychlorinated biphenyls, polybrominated diphenyl ethers, phthalates và chất chống cháy brom hóa. Đây là các hợp chất thường được sử dụng trong công nghiệp và được tìm thấy trong thuốc trừ sâu cũng như hàng tiêu dùng, sản phẩm gia dụng và vật liệu xây dựng.
Trong khi việc bị ảnh hưởng bởi các chất gây rối loạn nội tiết là điều không bao giờ được mong muốn, các nhà khoa học đang tăng cường xem xét ảnh hưởng của các chất này “trong những giai đoạn phát triển quan trọng” của trẻ em như là nguyên do của chứng béo phì về sau, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Quốc tế về Andrology. Phụ nữ mang thai có mức perfluorooctanoic acid, một loại chất gây rối loạn nội tiết khác, có nguy cơ gấp ba lần sẽ có con gái lớn lên bị thừa cân, theo một nghiên cứu vào năm 2021.
Thật đáng buồn, theo một số nghiên cứu khoa học, ảnh hưởng của bệnh béo phì ở người trẻ tuổi cũng có thể là kết quả của việc sử dụng sớm thuốc kháng sinh. Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học năm 2018 cho rằng người mẹ sử dụng thuốc kháng sinh trước hoặc sau khi sinh có thể dẫn đến chứng béo phì cho con cái.
Ảnh hưởng của thuốc kê đơn
Không có gì bí mật rằng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên và những người trẻ được kê đơn thuốc điều trị bệnh thần kinh và hỗn hợp thuốc cho nhiều chứng bệnh tâm lý gây tác hại đến các em ngày nay.
“Việc trẻ em (và người lớn) sử dụng thuốc điều trị bệnh thần kinh cao đột biến ở Hoa Kỳ so với các nơi khác có một phần nguyên nhân là vì quảng cáo thuốc trực tiếp của các hãng dược phẩm cho người tiêu dùng, vốn được xem là bất hợp pháp ở hầu hết các nước khác.” Giáo sư tâm lý học tại Đại học Đông Luân Đôn, John Read, viết trên tạp chí Tâm Lý học Ngày nay.
“Khoảng 0.2% trẻ rất nhỏ (từ 2 đến 7 tuổi) ở Hoa Kỳ thậm chí còn bị buộc sử dụng thuốc chống loạn thần mạnh, chủ yếu là vì các triệu chứng mơ hồ của bệnh “rối loạn phát triển lan tỏa” và chủ yếu liên quan đến một hoặc nhiều các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh khác.”
Các tác giả của nghiên cứu gần đây đăng trên Tạp chí của Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu 301,311 đơn thuốc chống loạn thần được trẻ em từ 2 đến 7 tuổi ở Hoa Kỳ sử dụng. Nghiên cứu cho hay “thuốc chống loạn thần có nguy cơ dẫn đến tăng cân, an thần, bệnh tiểu đường, tăng lipid máu, ảnh hưởng đến tim mạch, tác dụng phụ ngoại tháp và tử vong bất ngờ ở người trẻ tuổi. Những lo ngại này đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ rất nhỏ do thuốc chống loạn thần có tác hại không lường trước được liên quan đến sự phát triển và các tác dụng phụ lâu dài khác.”
Rõ ràng, cha mẹ có thể làm nhiều điều để giải quyết chứng béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hạn chế con cái sử dụng các thiết bị màn hình và thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 đã bớt nghiêm trọng và các hoạt động ngoài trời đã xuất hiện trở lại. Cha mẹ có thể bảo vệ con trẻ và bản thân mình khỏi các chất gây rối loạn nội tiết có trong thức ăn đóng gói, các sản phẩm tiêu dùng và gia dụng và từ việc sử dụng thuốc kháng sinh quá mức. Cuối cùng, cha mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị tự nhiên cho các vấn đề liên quan đến hành vi của con mình trước khi cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh thần kinh có nguy cơ gây ra chứng béo phì.
Thật sự là rất nhiều người đã chiến đấu chống lại việc tăng cân và béo phì khi lớn tuổi. Nhưng người trẻ tuổi không nên mắc chứng béo phì (có khả năng gây ra rủi ro về sức khỏe và cản trở việc tận hưởng cuộc sống) có thể ngăn chặn này.
Martha Rosenberg là ký giả được công nhận trên toàn quốc và là tác giả có các tác phẩm được Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, Kỷ yếu Phòng khám Mayo, Thư viện Khoa học Sinh học Công cộng, Địa lý Quốc gia và Wikipedia trích dẫn. Sự tiết lộ của Rosenberg với FDA, Sinh ra với chứng bệnh nghiện thức ăn vặt được đánh giá cao rộng rãi và giúp cô trở thành phóng viên điều tra nổi tiếng. Cô đã giảng dạy ở nhiều trường đại học trên khắp Hoa Kỳ và sống ở Chicago.
Ghi chú của dịch giả:
* “Sinh viên năm nhất 15″ là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ liên quan đến cân nặng tăng lên trong năm đầu học đại học của sinh viên, khoảng 15 pounds (6.8 kg) (ban đầu chỉ khoảng 4.5 kg).
Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: