4 đặc điểm một lãnh đạo cần có để thúc đẩy hiệu suất của nhóm
Khả năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng quan trọng của một người khi làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, để dẫn dắt tốt một đội bạn phải đối diện với rất nhiều thử thách, và chúng cũng thiên biến vạn hóa. Vì vậy, hãy lưu giữ những lời khuyên sau đây.
Chúng ta thường nghe thấy những nhân viên cấp dưới phàn nàn rằng họ cảm thấy cấp trên vô cùng áp lực và khắc nghiệt. Và những người sếp này, đến lượt họ, sẽ nghĩ rằng nếu không sử dụng phong cách quản lý đó thì nhóm sẽ không làm việc như mong đợi hay đạt được mục tiêu của công ty.
Từng làm việc với nhiều trưởng nhóm hay lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau, tôi nhận ra rằng họ nhiều lần lầm lẫn giữa sự chắc chắn với tính khắc nghiệt hay cứng nhắc. Thực tế, hai đặc điểm này hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể là một người chắc chắn và vững vàng nhưng hiếm khi cứng nhắc.
Trong chủ đề này, có một số điều chúng ta cần xem xét, đặc biệt là trong kỷ nguyên của việc chuyển đổi từ mô hình những ông chủ độc tài thích chỉ đạo từ trên xuống dưới sang những phong cách lãnh đạo khác dựa vào các giá trị như sự thân thiết, hợp tác và đồng cảm.
4 động lực để phát triển một mối quan hệ bền chặt trong công việc
Một trong những thách thức là đo lường khả năng kết nối với mọi người trong tổ chức của lãnh đạo thông qua việc: biết khi nào nên cứng rắn và khi nào nên hoà hợp để nhân viên hiểu rằng họ nhận được sự trợ giúp từ sếp, mặc dù họ đều có thể tự mình đạt được kết quả đó. Đây là yếu tố trung tâm để thấu hiểu động lực của các mối quan hệ công sở.
Dưới đây là 4 đặc điểm của những nhà lãnh đạo sáng suốt, dẫn dắt nhóm của mình đạt được những thành tựu mà không tốn quá nhiều công sức. Như bạn thấy, họ biết cách cư xử tốt bụng, đồng cảm và mạnh mẽ. Họ cũng rất chắc chắn, tập trung và kiên định; tất cả đều rất phù hợp và vừa phải.
Đặc điểm 1: Sát cánh và quản lý lỏng lẻo
Một lãnh đạo giỏi sẽ hiểu rằng để đạt được mục tiêu, anh ta cần phối hợp với những người muốn đạt được kết quả đó và biến mọi thứ trở thành hiện thực. Biết sát cánh cùng nhân viên và đi được xa là một trong những khả năng chiến lược lãnh đạo cần đó.
Sẽ luôn có những thành viên cần nhiều sự hướng dẫn hơn những người khác. Biết cách đóng góp vào nỗ lực của họ là chìa khoá để quản lý tốt khoản đầu tư thời gian và nguồn lực của bạn.
Lãnh đạo thành công là người luôn đứng cùng với đội của mình; anh ta biết rằng nó phải hoạt động như những bánh xe của một người mới bắt đầu tập luyện, cho đến khi anh ta đạt được những gì anh ta muốn, và sau đó anh ta sẽ bước ra xa để tiếp tục đạp xe một mình.
Đặc điểm 2: Luôn đưa ra những phản hồi tích cực
Một đặc trưng của các nhà lãnh đạo giỏi là họ có thể điều chỉnh phong cách nhận xét nhân viên như: đúng thời hạn và tích cực. Nói rằng “anh đã làm sai hết rồi” sẽ khác với “cái này có thể làm tốt hơn và anh làm cái kia thật tốt, mặc dù nếu anh làm như thế này thì có thể còn tốt hơn vì…”. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hãy hỏi trực tiếp: “Tôi tin tưởng anh: Anh có thể làm gì để kết quả vượt trội đáng kể?”
Một phản hồi tốt sẽ điều chỉnh những sai lệch và truyền tải đến người nghe một cách thích hợp. Đồng thời, lãnh đạo cần giao tiếp một cách quyết đoán và tích cực lắng nghe. Cả hai điều này nhằm điều chỉnh và sửa chữa những gì sai sót hoặc đi chệch mục tiêu của cả nhóm, cũng như để nhận ra nguyện vọng của mỗi người. Hãy luôn chú trọng đánh thức tiềm năng của nhân viên.
Khi đưa ra phản hồi cần phải đi kèm với:
a) sự chính xác trong thông tin bạn muốn làm rõ ràng,
b) nhất quán giữa lời nói, hành động và cảm xúc của bạn để có sự đồng thuận hoàn toàn;
c) ghi nhận, chúc mừng, khích lệ trước và sau khi đưa ra phản hồi,
d) và cũng nên linh hoạt trong cách diễn đạt.
Một lời khuyên của chúng tôi là bạn nên giải thích chứ không áp đặt, và sử dụng những lời nhận xét để làm cầu nối cho cuộc trò chuyện giữa hai bên.
Đặc điểm 3: Chỉ định và điều chỉnh
Thông báo về các tình huống hoặc sự kiện quan trọng đối với hiệu suất của nhóm sẽ cho phép nhân viên ý thức được cơ hội học hỏi và cải thiện.
Các nhà lãnh đạo giỏi biết rằng việc đưa ra các tín hiệu kịp thời sẽ ngăn ngừa sai sót tiếp tục xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Họ sẽ kiên nhẫn chờ đợi và cố gắng để mọi người nhận ra rằng học hỏi những điều mới mẻ sẽ cho phép họ phát triển. Tận dụng mọi yếu tố để phát triển, học hỏi và thăng tiến.
Ngoài ra, khi lãnh đạo điều chỉnh hành vi bề mặt có thể giúp nhân viên nhận thấy rằng họ có thể tự điều chỉnh bản thân và đó là một trong những lợi thế quan trọng nhất khi đưa ra lời nhận xét giá trị cho mỗi thành viên.
Tự hoàn thiện bản thân đồng nghĩa với một thái độ kiên định và quyết tâm, cởi mở và biết lắng nghe để tiếp thu những ý kiến đóng góp của người khác. Và đây là một khía cạnh nhạy cảm: việc người khác tiếp nhận thông tin sẽ phụ thuộc vào thái độ của bạn khi đề cập đến tầm nhìn của mình, hãy cân nhắc tới nguyện vọng của người đối diện.
Bạn có thể quan tâm và đóng góp cùng nhân viên bằng cách cung cấp thông tin phù hợp cho họ để họ có thể cải thiện bản thân.
Hãy nhớ rằng kết quả của mỗi nhân viên sẽ tỷ lệ thuận với mức độ đồng cảm của bạn. Đó là, mức độ đồng cảm thấp, kết quả kém; và mức độ đồng cảm cao, những thành tựu đáng kể sẽ xuất hiện.
Đặc điểm 4: Đánh dấu thời hạn
Đạt kết quả chỉ còn là vấn đề thời gian. Việc trì hoãn, rút ngắn hoặc mở rộng thành tích phụ thuộc vào động lực của bạn trong nhóm.
Là một nhà lãnh đạo, bạn cần khiến mọi thứ có thể diễn ra theo cách tốt nhất, phù hợp với năng lực của nhóm. Hãy sử dụng cả kỹ năng chuyên môn và cảm xúc của họ để đạt được điều đó.
Chúng ta thường đặt ra thời hạn thông qua chiến lược và kế hoạch. Nếu vậy, khi phải làm trong thực tế, bạn có quyền lựa chọn bảo lưu những thời hạn đó nếu cả nhóm có thể hoàn thành trong thời gian đề ra.
Bạn cũng cần đủ nhạy cảm để linh hoạt và tử tế khi xem xét những trở ngại chưa được tính đến trong kế hoạch ban đầu, chẳng hạn như những thay đổi về động lực của tổ chức, thay đổi nhân sự trong nhóm, các vấn đề cá nhân của các thành viên và thậm chí là sự thay đổi trong các quyết định kinh doanh.
Như bạn thấy, bốn đặc điểm này bổ trợ cho nhau, và lòng tốt không chỉ là vấn đề hình thức trong cách đối xử, mà nó chứa đựng sự khác biệt sâu sắc giữa áp đặt và cứng nhắc.
Mặt khác, cứng rắn là biết cách yêu cầu khi cần thiết, xem xét nhu cầu của nhân viên. Và ở đó cũng tồn tại sự khác biệt giữa cứng nhắc, làm việc chăm chỉ so với sự xuất sắc mà bạn mong muốn đạt được. Đây thực sự là một con đường về khả năng lãnh đạo nhóm mà bạn phải đi qua.
Daniel Colombo
Thiên An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: