3 lý do các công ty Trung Quốc nên bị loại khỏi đầu tư ESG
Hãy xem liệu quản lý quỹ của quý vị có biết câu trả lời hay không
Rủi ro của các nhà đầu tư theo môi trường, xã hội, và quản trị (ESG) đối với Nga đã chứng tỏ một sự bối rối (tốn kém). Nhìn lại, các nhà đầu tư ESG lẽ ra đã phải giữ Nga tuân theo tiêu chuẩn giống như các công ty của họ, nhưng vẫn chưa muộn để áp dụng bài học đó cho các quốc gia khác.
Trong khi Nga có sự phân phối khiêm tốn từ các quỹ ESG dành cho thị trường mới nổi, thì Trung Quốc lại không. Theo Morningstar, các công ty Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã có mức phân phối trung bình theo trọng số là 28% trong các quỹ tương hỗ chứng khoán ESG cho thị trường mới nổi có trụ sở tại Hoa Kỳ và các quỹ hoán đổi danh mục. Và Trung Quốc cũng đáng lo ngại không kém Nga.
Đối với tất cả các mục đích thực tế, nếu bất kỳ khoản đầu tư nào liên quan đến cổ phần của một công ty là nguồn chính gây ô nhiễm, sử dụng lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng hoặc cho phép vi phạm nhân quyền theo bất kỳ cách nào, và không tuân theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung hoặc không thể có hồ sơ tài chính được kiểm toán minh bạch, thì khoản đầu tư ấy phải không được coi là một khoản đầu tư ESG.
Theo tiêu chuẩn đó, hầu hết các công ty Trung Quốc sẽ không đạt tiêu chí đầu tư ESG trên cả ba mặt: Môi trường, Xã hội, và Quản trị. Đây là sự thật phiền phức nhất của sự thật phiền phức.
Môi trường
Về mặt môi trường, Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất hành tinh. Sáng kiến Một vành đai, Một con đường tàn phá môi trường khắp Á châu và Phi châu, bao gồm cả động vật hoang dã và nghề cá.
Một ví dụ khác là năng lượng mặt trời, thật không may là Trung Quốc đã lũng đoạn thị trường này. Khoảng 80% các tấm pin mặt trời trên thế giới được sản xuất ở vùng Tân Cương giàu than đá của Trung Quốc, nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền tham gia vào cuộc diệt chủng chống lại người Duy Ngô Nhĩ. Sản xuất pin mặt trời là một quá trình sử dụng nhiều năng lượng và lao động, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Tân Cương cũng sở hữu hai nhà máy nhiệt điện than lớn nhất thế giới.
Xã hội
Nhiều công ty Trung Quốc cũng sẽ không đạt được các tiêu chí xã hội của ESG, do họ tham gia vào các vụ vi phạm nhân quyền đang diễn ra như lao động nô lệ, và thậm chí cả tội diệt chủng.
Với tư cách là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi đã viết 3 lá thư cho các CEO, hội đồng quản trị của các trường đại học Hoa Kỳ, và các đối tác xã hội dân sự, về thảm kịch này, và trách nhiệm của họ trong việc bảo đảm các tổ chức của họ không cố ý hỗ trợ nó bằng các khoản đầu tư hoặc chuỗi cung ứng của họ.
Một thực tế rõ ràng là các nhà đầu tư bình thường của Mỹ đang vô tình tài trợ cho các hoạt động vi phạm nhân quyền, nhà nước giám sát của ĐCSTQ, và sự hợp nhất quân sự-dân sự của họ vì ĐCSTQ đã thâm nhập vào thị trường vốn của Hoa Kỳ thông qua cửa sau. Họ đã xoay sở để lách các luật minh bạch tài chính mà các công ty Hoa Kỳ và các công ty khác phải tuân theo để được hưởng quyền tiếp cận [vốn] tương tự, và thường bị chôn vùi trong các chỉ số trái phiếu khác nhau, sau đó được kết hợp vào hàng trăm sản phẩm, ETF, và quỹ tương hỗ.
Các nhà đầu tư này bao gồm nhiều công ty và quỹ hiện “đáp ứng” các tiêu chuẩn ESG.
Quản trị
Tương tự như vậy, các công ty Trung Quốc không thể đủ điều kiện cho các tiêu chí quản trị của ESG.
Các công ty Trung Quốc không minh bạch, không thể kiểm toán, không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán nhất quán và có uy tín, họ thường xuyên tham nhũng, hối lộ, trợ cấp, và duy trì các sổ sách kế toán lung tung tối đa.
Các công ty Trung Quốc như DiDi và Luckin Coffee là những câu chuyện cảnh giác đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ. Cả hai công ty này đều đã IPO trên các sàn giao dịch của Mỹ, và gần như sụp đổ sau những hành động của chính phủ Trung Quốc sau khi có được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Nếu chính quyền Trung Quốc có thể hành động như vậy với các công ty được niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ, hãy tưởng tượng ra điều gì sẽ xảy ra ở ngay tại Trung Quốc!
Ông Paul Clements-Hunt, người tiên phong về ESG, đồng thời là người sáng lập công ty tư vấn Blended Capital Group, cho biết: “Chỉ bằng một nét bút, một quan chức ở Bắc Kinh có thể quét sạch toàn bộ một lĩnh vực. Nếu quý vị không tính đến một chính phủ chuyên quyền và một chính phủ độc ác, thì quý vị đã thất bại trong việc đánh giá ESG của mình.”
Kết luận
Trong cuộc họp báo cuối cùng của tôi với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao hôm 14/01/2021, tôi đã chuyển đến công chúng một thông điệp mạnh mẽ:
Hầu hết người Mỹ không biết rằng tiền của họ — được giữ trong quỹ hưu trí, 401ks, và tài khoản môi giới — đang tài trợ cho các công ty Trung Quốc hỗ trợ bộ máy quân sự, an ninh, và tình báo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), cũng như các hành vi vi phạm nhân quyền trên quy mô hoành tráng, chẳng hạn như ở Tân Cương… Quản lý quỹ [của quý vị] nên thông báo cho quý vị nếu các khoản đầu tư của quý vị đang góp phần xây dựng quân đội của ĐCSTQ, tình trạng giám sát, và những vi phạm nhân quyền… Hãy hỏi họ liệu quý vị có bị rủi ro đó không. Nếu quý vị có rủi ro đó, hãy hỏi họ tên của các công ty, số tiền và khi nào quý vị sẽ được thoái vốn. Sau đó, hãy hỏi họ tại sao họ không tiết lộ trực tiếp và rõ ràng cho quý vị. Nếu [quý vị] không nhận được câu trả lời thỏa đáng, tốt nhất hãy tìm một nhà quản lý quỹ mới.
Không chỉ nhà đầu tư Hoa Kỳ, mà các nhà đầu tư trên khắp thế giới có cổ phần tại Trung Quốc, cần nhận ra rằng họ đang chịu sự kiểm soát khó lường của ĐCSTQ. Trong đó bao gồm nhiều người tin rằng ESG bảo vệ họ. Không phải thế.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Keith Krach là Cộng tác viên của The Epoch Times đã được nhất trí xác nhận là Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là Chủ tịch Viện Krach về Ngoại giao Công nghệ. Ông từng là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của DocuSign và Ariba và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Purdue. Ông Krach được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2022.