Ý kiến bình luận: Chấp nhận béo phì là một ý tưởng nguy hiểm
COVID-19 đã đặt trọng tâm mới vào bệnh béo phì. Như tờ New York Post gần đây đã đưa tin, các nước có tỷ lệ béo phì cao như Anh Quốc có gần 90% trường hợp tử vong do COVID-19, so với các nước ít béo phì hơn như Việt Nam.
Về mặt y học, những người béo phì có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19, mắc bệnh nặng hơn và có nhiều khả năng truyền virus hơn những người không béo phì. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. COVID-19 cũng đã làm gia tăng tình trạng béo phì trên toàn quốc vì lệnh phong tỏa và buộc phải gián đoạn cuộc sống bình thường.
Vào năm 2019 trước khi COVID diễn ra, có hơn 40% người lớn bị béo phì ở Hoa Kỳ theo dữ liệu từ Hệ thống giám sát các yếu tố rủi ro hành vi của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Một báo cáo năm 2018 của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia cho thấy cân nặng trung bình của đàn ông Mỹ trong giai đoạn 2015–2016 là 197.9 pound và phụ nữ là 170.6, lần lượt tăng từ 172.2 pound và 144.2 trong những năm 1976–1980. Một số người nói đùa rằng đó là tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ.
Và COVID-19 đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ năm 2020 cho thấy hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành được phỏng vấn đã tăng cân trong đại dịch; hai trong số năm người tăng trung bình 29 pound và 10% tăng hơn 50 pound. Rõ ràng, béo phì là một vấn đề có tác động tương hỗ với COVID-19.
Khi người Mỹ hiện có trọng lượng nặng chưa từng thấy, các phong trào chấp nhận cơ thể và béo phì tích cực tuyên bố rằng béo phì là tốt và vấn đề duy nhất là sự vô trách nhiệm khi chấp nhận của xã hội. Chắc chắn mọi người không nên kỳ thị vì không phù hợp với quan niệm thể chất lý tưởng, nhưng béo phì hầu như không chỉ về thẩm mỹ. CDC cho biết những người mang cân nặng quá mức có nguy cơ tử vong cao hơn, tăng huyết áp, cholesterol LDL và triglyceride cao, tiểu đường loại 2, bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh đường mật, thoái hóa khớp, ngưng thở khi ngủ và nhiều bệnh ung thư.
Ý tưởng “béo nhưng vừa vặn” đã nổi trội trong những năm gần đây là nguy hiểm và sai sự thật.
Béo phì đang ảnh hưởng đến thanh niên với những hậu quả nghiêm trọng
Béo phì hiện nay đặc biệt nổi bật ở những người thuộc thế hệ Millennials (nhóm người sinh từ 1990 đến 2010) đang trở thành thế hệ nặng cân nhất trong lịch sử, theo Cancer Research UK. Vì vậy, nhiều Millennials hiện đang thừa cân, dường như một hiện tượng “bình thường mới” đã trở thành tiêu chuẩn lý tưởng. Một số người hỏi liệu những thân hình lớn hơn có phải là sự nổi loạn văn hóa chống lại xã hội một cách thẳng thắn như nhuộm tóc xanh, đeo khuyên lưỡi mắt rắn và đổi giới tính khác hay không.
Đáng buồn thay, các bệnh ung thư liên quan đến béo phì theo sau tình trạng béo phì ở người trẻ. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã viết về một nghiên cứu năm 2019 về các bệnh ung thư liên quan đến béo phì xuất hiện trên tạp chí Lancet: “Millennials có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao gấp đôi so với những người Baby Boomers (nhóm người sinh từ 1946 đến 1964) ở cùng độ tuổi.”
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư đa u tủy, đại trực tràng, tử cung, túi mật, thận và tuyến tụy cao hơn ở người lớn từ 25 đến 49 tuổi. Các nhà nghiên cứu viết: “Nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến béo phì dường như đang tăng lên từng bước liên tiếp trong các nhóm mới sinh ở Hoa Kỳ.
Lý do béo phì — và hậu quả
Có những lý do rõ ràng cho sự gia tăng béo phì ở người Mỹ và thanh niên. Thực phẩm nhiều chất béo, chế biến sẵn và việc tiếp thị chưa bao giờ phổ biến hơn thế. “Làm việc tại nhà” thường có nghĩa là “ăn vặt tại nhà” trong thời gian COVID giãn cách kéo dài cả năm. Nhiều trung tâm thể chất đã bị đóng cửa và “văn hóa màn hình” ít vận động đã lấn át các hoạt động giải trí ngoài trời đối với nhiều người ngay cả trước COVID-19.
Chúng ta vẫn không nên bỏ qua các số liệu thống kê tiêu cực về béo phì ngay cả trước COVID-19
Theo CDC, béo phì khiến gần một phần ba số người từ 17 đến 24 không đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự Hoa Kỳ, đây là một thực tế chưa được báo cáo đầy đủ. Chi phí chăm sóc y tế liên quan đến béo phì ở Hoa Kỳ khoảng 147 tỷ đô la hàng năm.
Không chỉ người nộp thuế và quân đội phải gánh chịu hậu quả. Theo U.S. News and World Report, những người béo phì tiêu nhiều tiền hơn cho việc chăm sóc sức khỏe của họ mỗi năm so với những người có thể trạng bình thường và có thu nhập thấp hơn theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia.
Không nên xấu hổ về tình trạng béo phì, điều này có thể khiến người đó không tham gia các cuộc thăm khám và điều trị chăm sóc sức khỏe quan trọng – và ăn quá nhiều. Nhưng cũng không nên chấp nhận béo phì, đặc biệt là trong COVID-19, vì chỉ là những thay đổi vô hại về thể trạng con người hoặc tình trạng không kiểm soát được. Không ai sinh ra đã béo phì và mối tương quan của nó với việc ăn quá nhiều là gần 100%.
Martha Rosenberg là cựu copywriter quảng cáo, người am hiểu nhiều về tiếp thị. Cô ban đầu là một nhà báo điều tra và kể từ đó đã xuất hiện trên TV và đài phát thanh với tư cách là một chuyên gia sức khỏe. Martha đã giảng dạy về các chiến thuật tiếp thị thuốc tại một trường y ở Chicago và là một phần của cơ quan báo chí FDA. Cuốn sách của cô ấy “Sinh ra với sự thiếu hụt đồ ăn vặt: Làm thế nào mà May mắn, Trò bịp và Mẹo vặt lại dẫn dắt Y học cộng đồng”; chỉ ra những gì diễn ra đằng sau hậu trường trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Martha Rosenberg
Thu Ngân biên dịch
Xem thêm: