Phong trào lạc quan về cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất
Nghiên cứu mới nổi cho thấy những hệ quả không lường, làm dấy lên cuộc tranh luận xung quanh vai trò của phong trào lạc quan về cơ thể đến sức khỏe.
“Bạn hoàn hảo theo cách của riêng mình.” Câu thần chú khẳng định này rộ lên khắp mạng xã hội, thách thức những lý tưởng về vẻ đẹp hiện tại. Phong trào này khuyến khích sự chấp nhận [ngoại hình] bản thân, trong đó những người có ảnh hưởng tự hào khoe những kiểu cơ thể khác nhau.
Nhưng liệu sự tích cực vô điều kiện như vậy – cụ thể hơn là ở những người thừa cân và béo phì – có giúp cải thiện sức khỏe tinh thần nhưng phải đánh đổi bằng sức khỏe thể chất không?
Mặc dù có mục đích phản đối hành vi miệt thị ngoại hình, nhưng một số chuyên gia phản biện rằng phong trào này tôn vinh bệnh béo phì bất chấp nguy cơ về sức khỏe. Nghiên cứu mới nổi cho thấy sự lạc quan một cách vô điều kiện về cơ thể gây ra những hậu quả không lường, làm dấy lên cuộc tranh luận về vai trò của phong trào này với sức khỏe.
Cái giá cho sự nâng cao các [tiêu chuẩn] lý tưởng sắc đẹp
Nguồn gốc của phong trào lạc quan về cơ thể có thể bắt nguồn từ những năm cuối thập niên 60, khi một số người dân Hoa Kỳ thừa cân thành lập Hiệp hội Quốc gia nhằm Trợ giúp Người Mỹ Béo phì, tuyên bố phân biệt đối xử về kích thước [cơ thể]. Ngày nay, hiệp hội được đổi tên thành Hiệp hội Quốc gia nhằm khuyến khích việc chấp nhận béo phì (NAFAA). Họ hình dung ra “một nền văn hóa nơi tất cả những người mập đều được tự do và tôn vinh.”
Họ với The Epoch Times, “Khi mọi người nói rằng họ quan tâm đến sức khỏe của những người mập, họ hầu như luôn bỏ qua việc xem xét rằng chống thừa cân góp phần gây ra tình trạng sức khỏe kém như thế nào. Sự phân biệt đối xử về kích thước [cơ thể] gây ra chẩn đoán y tế sai, chênh lệch về kinh tế, và căng thẳng tâm lý gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần và thể chất.”
Mặc dù hầu hết đều cho rằng xã hội đã đưa ra những kỳ vọng phi thực tế và không lành mạnh về ngoại hình của mọi người, đặc biệt là phụ nữ, một số người cho rằng phong trào lạc quan về cơ thể con người đã đi quá xa.
Nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tập san nghiên cứu Obesity (Béo phì) cho thấy thời trang cỡ lớn bình thường hóa việc chấp nhận béo phì. Mặc dù điều này làm giảm sự kỳ thị, nhưng phong trào này có thể làm suy yếu “sự thừa nhận về tình trạng thừa cân và những hậu quả về sức khỏe.”
Từ năm 1997 đến năm 2015, tỷ lệ đánh giá thấp cân nặng bản thân ở nam giới tăng từ 48.4% lên 57.9% và phụ đã tăng từ 24.5% lên 30.6%.
Nghiên cứu kết luận rằng việc bình thường hóa tình trạng béo phì đã trở nên “phổ biến” và phong trào lạc quan về cơ thể đã góp phần gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, một số học giả đã khẳng định rằng nghiên cứu này thiếu bằng chứng khoa học đầy đủ để chứng minh mối liên quan nhân quả.
“Tích cực độc hại” ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào
Phong trào lạc quan về cơ thể nhằm mục đích cải thiện sức khỏe tinh thần qua việc nâng cao lòng tự trọng và hình ảnh cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi điều đó có thể làm suy yếu sức khỏe tinh thần qua “sự tích cực độc hại.”
Sự tích cực độc hại đề cập đến áp lực buộc mọi người phải kìm nén những cảm xúc tiêu cực và thể hiện mặt tích cực. Điều này sẽ gây ra sự đau khổ. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nhiều phụ nữ cảm thấy họ có nghĩa vụ phải thể hiện sự tự tin về cơ thể và việc không làm như vậy bị xem là điểm yếu.
Nghiên cứu đã kiểm tra các thông điệp chấp nhận cơ thể nhằm nâng cao tính tự chủ (autonomy), là yếu tố quan trọng tạo nên lòng tự trọng. Bởi vì tính tự chủ có liên quan đến lòng tự trọng kém, các nhà nghiên cứu “tự hỏi liệu việc dùng tính tự chủ để gây áp lực cho phụ nữ chấp nhận cơ thể có làm giảm hình ảnh tích cực về cơ thể hay không.”
Kết quả từ 100 phụ nữ ở độ tuổi đại học cho thấy một số hình thức thông điệp tích cực về cơ thể thực sự làm tăng áp lực. Các nhà nghiên cứu viết: “Việc chỉ nói với phụ nữ rằng họ nên hoặc phải tích cực về cơ thể sẽ không cải thiện hình ảnh cơ thể và thậm chí có thể phản tác dụng bằng cách làm tăng áp lực nhận thức.”
Tạo sự cân bằng trong cuộc sống
Một số người cho rằng phong trào tích cực về cơ thể nhấn mạnh quá mức đến sức khỏe tinh thần nhưng gây tổn hại đến sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, bà Tiffany M. Stewart, người có bằng tiến sĩ học lâm sàng, đồng thời là giáo sư phụ tá kiêm giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu y sinh Pennington tại Baton Rouge, Louisiana cho biết bà đang cân bằng cả hai phương diện sức khỏe tinh thần và thể chất. Trong bài bình luận năm 2018 đăng trên Tập san Obesity (Béo phì), bà cho rằng sự kỳ thị về cân nặng thường cản trở hơn là khuyến khích những thay đổi lành mạnh.
Bà Stewart cho biết, việc tập trung quá mức vào ngoại hình là thước đo sức khỏe hời hợt và là động lực không hiệu quả. Bà viết: “Lấy vẻ ngoài làm động lực khuyến khích hoặc thay đổi hành vi sức khỏe thường là chiến lược thất bại. Thay vào đó, có một số bằng chứng cho thấy các động cơ về mặt chức năng như tăng sức mạnh [cơ bắp] hoặc giảm căng thẳng có tác dụng tốt hơn.”
Bà Stewart viết: “Việc chấp nhận ngoại hình cơ thể không ảnh hưởng đến hành vi lành mạnh và ngược lại,” chúng ta đang ở ngã ba đường trong việc thay đổi hành vi để cải thiện sức khỏe.
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times