Xây dựng mới ở Trung Quốc giảm tháng thứ 6, xu hướng giảm lớn nhất kể từ năm 2015
Các hoạt động xây dựng mới của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ 6 trong tháng Chín, đánh dấu xu hướng giảm dài nhất kể từ thời kỳ suy thoái từ tháng Ba đến tháng Tám năm 2015.
Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu từ tháng Giêng đến tháng Chín do Cục Thống kê Quốc gia công bố hôm thứ Hai (18/10), việc xây dựng mới vào tháng Chín đã giảm 13.54% so với năm trước, tháng thứ ba có mức giảm hai con số.
Theo tính toán của Reuters, doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn cũng giảm 15.8% trong tháng Chín, giảm tháng thứ ba.
Sự suy thoái tổng thể trong lĩnh vực này được nhấn mạnh bởi sự sụt giảm 3.5% trong đầu tư bất động sản của các nhà phát triển bất động sản trong tháng Chín, đánh dấu sự sụt giảm hàng tháng đầu tiên kể từ đỉnh cao của đại dịch virus Trung Cộng ở Trung Quốc vào tháng Giêng đến tháng 2 năm 2020.
Trong khi sự phục hồi vào năm 2016 chứng kiến hàng chục ngàn công ty bất động sản vay nặng lãi để xây nhà, Trung Quốc năm nay đã chuyển sang kìm hãm bất động sản, thắt chặt các quy định và giới hạn cho vay từ các ngân hàng, khiến các nhà phát triển thiếu tiền phải nhấn nút tạm dừng các dự án và một số công ty đối mặt với viễn cảnh phải giải thể.
Ông Zhang Dawei, nhà phân tích trưởng của cơ quan bất động sản Centreline nói với Reuters: “Tất cả dữ liệu đều rất tiêu cực.”
“Tài chính khó, bán hàng khó nên tất nhiên không có tâm huyết xây dựng. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà phát triển gặp phải hai sự cố – tắc nghẽn trong bán hàng và tắc nghẽn trong tài chính. ”
Người ta cũng lo ngại rằng sự sụp đổ tiềm tàng của Tập đoàn China Evergrande, với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, có thể gây ra những vấn đề lớn hơn cho hệ thống tài chính của đất nước nếu không được ổn định.
Cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm hơn 80% vào năm 2021 do phải vật lộn với nợ nần chồng chất. Evergrande đã cố gắng huy động vốn để trả cho nhiều bên cho vay, nhà cung cấp, và nhà đầu tư nhưng đã nhiều lần cảnh báo rằng công ty có thể vỡ nợ.
Lĩnh vực bất động sản chiếm 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.
Nhưng ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm 15/10 nói rằng cuộc khủng hoảng nợ đang gây ra cho Evergrande là “có thể kiểm soát được” và không có khả năng lan sang phần còn lại của nền kinh tế.
Zou Lan, người đứng đầu thị trường tài chính tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng, “Tập đoàn Evergrande đã quản lý kém trong những năm gần đây và không thận trọng trong điều kiện thị trường thay đổi. Thay vào đó, công ty này đã đa dạng hóa và mở rộng kinh doanh một cách mù quáng.”
Khoảng 89 tỷ USD nợ phải trả của Evergrande là các khoản vay và trái phiếu, chỉ chiếm dưới một phần ba tổng số. Ông Zou nói, vì các chủ nợ của Evergrande “phân tán”, không có rủi ro lớn nào đối với bất kỳ tổ chức tài chính cụ thể nào.
Ông Zou nói thêm rằng giá đất và nhà ở được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và “hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động ổn định với các chỉ số tài chính tốt”, có nghĩa là ngành bất động sản “nói chung là lành mạnh.”
Thêm vào áp lực do Evergrande nợ nần gây ra là nhà đầu tư ngày càng lo lắng về việc đàn áp bất động sản của Trung Quốc, vốn đã chứng kiến các nhà chức trách ra tay kiềm chế ngành bất động sản trong năm qua, bao gồm thắt chặt các quy định mua nhà và giới hạn cho vay từ các ngân hàng trong khi thúc giục mạnh mẽ các ông trùm bất động sản rót nguồn lực và ảnh hưởng vào việc hậu thuẫn cho các lợi ích của Bắc Kinh.
Hiện vẫn chưa rõ một cách chính xác các quan chức sẽ thực hiện những hành động gì trong việc kiểm soát bất động sản, hoặc liệu có một thời hạn hay không, nhưng các nhà đầu tư đã lo ngại.
Ông Philip Tse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản Hồng Kông và Trung Quốc tại BOCOM International, nói với Bloomberg rằng, “Mọi người có thể lo lắng về việc liệu họ có phải gánh thêm trách nhiệm xây thêm nhà ở được trợ cấp hay không. Các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ lo ngại nếu các vấn đề hành chính ở Trung Quốc sẽ dẫn đến giới hạn giá, giới hạn mua hàng nghiêm ngặt hơn hoặc một số bằng chứng nộp thuế được yêu cầu để trả tiền mua căn hộ.”
Cổ phiếu bất động sản của Trung Quốc đã giảm 22% trong năm nay.
Trong chín tháng đầu tiên, đầu tư bất động sản đã tăng 8.8% so với một năm trước đó, chậm lại so với mức tăng 10.9% trong giai đoạn từ tháng Giêng đến tháng Tám.
Với sự đóng góp của Eva Fu và Reuters
Cô Katabella Roberts là một phóng viên hiện đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cô chuyên về các bài tin tức và kinh doanh cho The Epoch Times, tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: