William Bouguereau: Dù trong đói nghèo, tiếng gọi vẫn vang vọng
Bài viết này là một phần của Art Speaks (tạm dịch: Nghệ thuật cất tiếng), một dự án khám phá nghệ thuật toàn cầu của Epoch Times.
Biểu cảm trong mắt cô bé quá mãnh liệt. Em đang dồn nỗ lực chăm chỉ vào những ngón tay nhỏ cho bức vẽ của mình. Đây là ví dụ điển hình về một trong những bức tranh của William Bouguereau, quá đơn giản nhưng truyền tải thật nhiều điều.
Thoạt nhìn, chúng ta tưởng rằng đây là một bức tranh vui vẻ nhẹ nhàng. Nhưng có một nỗi đau hằn trên khuôn mặt của đứa trẻ.
Xám, đen và nâu, xung quanh em u ám với những tông màu tối, cho thấy đây là một đứa trẻ nghèo. Em cầm cây bút chì và đặt tay lên mảnh giấy, là đại diện cho tất cả những hy vọng của em.
Nỗi đau của em là một tương lai bất định. Lo lắng về hàng triệu thứ khác, em mang dáng vẻ căng thẳng của một người lớn với nỗi lo âu khắc khoải. Càng nhìn vào bức tranh, nỗi buồn như càng thấm vào trong.
Tuy nhiên, tựa đề của bức tranh kết thúc câu chuyện của chúng ta tại đây! Tất cả đều không mất! Bức tranh có tựa đề “Une vocation” có nghĩa là “Tiếng gọi”.
Bouguereau đẩy những con người bị lãng quên lên cao đến mức thổi vào họ một phẩm chất thần thánh. Ông nói rằng không có cách nào tốt hơn để làm điều đó ngoài việc khắc họa họ một cách hoàn hảo. Nói cách khác, kỹ năng điêu luyện của ông đã mang lại cho đối tượng trong bức vẽ một phẩm chất hoàn mỹ – thần thánh.
“Tiếng gọi”, tiếng gọi thần thánh. Cô bé không phải chỉ muốn vẽ, cô bé chỉ định vẽ.
“Tiếng gọi” dẫn dắt cô bé đi đến cuối cùng. Cô bé được trao cho một cơ hội, một mục đích đặc biệt trong cuộc sống. Bức tranh có thể miêu tả một sự tuyệt vọng, nhưng không hẳn vậy.
Phải chăng bức tranh đã nói lên một chân lý rằng ai cũng có một “Tiếng gọi” trong cuộc đời?