WHO đưa vaccine Kexing vào danh mục sử dụng khẩn cấp, Trung Cộng bị vạch trần đã lừa dối người dân
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa phê chuẩn vaccine Kexing vào danh mục sử dụng khẩn cấp. Tháng trước, vaccine Sinopharm đã được phê duyệt, khoảng thời gian giữa hai lần chích hai loại vaccine này được WHO công bố là từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, Trung Cộng nói với người dân trong nước rằng, khoảng thời gian giãn cách là từ 3 đến 8 tuần, thậm chí lấy danh nghĩa chính phủ mà công bố rằng 8 tuần trở lên cũng không có vấn đề gì. Nhưng lại không nói với người dân là hiệu quả của mũi thứ nhất rất thấp, nếu thời gian chích mũi thứ hai quá lâu, người được chích vẫn dễ bị nhiễm bệnh.
Đồng thời, Trung Cộng còn tuyên bố rằng vaccine nội địa có hiệu quả đối với các chủng đột biến của Ấn Độ, và vaccine nội địa chích lẫn lộn cũng có hiệu quả tương tự v.v. Các chuyên gia yêu cầu Trung Cộng đưa ra báo cáo thử nghiệm khoa học, quần chúng ở Trung Quốc tin rằng nếu không có tự do báo chí thì sẽ không có sự thật, người dân bị Trung Cộng lừa thiệt mạng quá nhiều rồi.
Khoảng cách giữa hai mũi: Kexing từ 2 đến 4 tuần, Sinopharm từ 3 đến 4 tuần
Vào hôm thứ Ba (1/6), WHO đã phê chuẩn vaccine Kexing có thể dùng trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời cho biết dựa trên các bằng chứng hiện có, WHO khuyến cáo nên sử dụng vaccine này cho người từ 18 tuổi trở lên. Khoảng thời gian giữa hai lần chích cách nhau 2-4 tuần. Vaccine này có thể phòng cho 51% số người được chích khỏi các triệu chứng của dịch bệnh.
Vào tháng trước, ngày 7/5, WHO đã phê chuẩn vaccine COVID-19 của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (China National Pharmaceutical Group), và cho biết “dựa trên tất cả những bằng chứng hiện có, WHO khuyến cáo nên sử dụng vaccine này cho người từ 18 tuổi trở lên, khoảng cách giữa hai lần chích cách nhau 3-4 tuần.”
“Theo ước tính, tỉ lệ hiệu quả của vaccine này đối với các bệnh nhân có triệu chứng và bệnh nhân nằm viện ở các nhóm tuổi là 79%.”
Đối với những người trên 65 tuổi, WHO cho rằng “vì có rất ít người trên 60 tuổi tham gia thử nghiệm lâm sàng nên không thể ước tính hiệu quả của vaccine đối với nhóm tuổi này”.
Theo một bài tin vào ngày 16/5 của NetEase (một công ty công nghệ Internet ở Trung Quốc), 26 cầu thủ và nhân viên của đội bóng chuyền nữ Thái Lan gần đây đã được chẩn đoán là nhiễm virus COVID-19. Họ trở thành trường hợp có tính tiêu biểu nhất, tất cả họ đều đã được chích vaccine Kexing mũi đầu tiên, và đang chờ đợi để chích mũi thứ hai.
Bài tin còn dẫn lời bác sĩ ở địa phương rằng, theo kết quả thử nghiệm của một nghiên cứu ở Chile, hai tuần sau khi chích vaccine Kexing mũi đầu tiên, hiệu quả miễn dịch chỉ có thể đạt 16%, hai tuần sau khi chích mũi thứ hai, hiệu quả miễn dịch mới có thể tăng lên 67%.
Chích ngừa là để ngăn chặn virus corona gây chết người, điều cần cân nhắc là chích vaccine sao cho có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, để tạo đủ kháng thể chống lại virus.
Khi phóng viên của Epoch Times gọi điện đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Quảng Đông để hỏi về thời gian chích ngừa giữa hai liều vaccine nội địa, một trong những quan chức đã trả lời rằng: Khoảng cách giữa hai lần chích vaccine là 21 đến 56 ngày, trong khoảng thời gian này là được, nội trong vòng 8 tuần.
Trong làn sóng dịch bệnh ở Quảng Châu, Thâm Quyến, rất nhiều người dân phản ánh rằng, họ không hẹn được lịch chích mũi thứ hai, trang web ghi danh đã quá tải. Vào ngày 30/5, Trung Cộng nhân danh hai cơ quan với quyền lực cao nhất là Mạng Chính phủ Trung Quốc và Quốc vụ viện mà ban hành cái gọi là “Bảy câu trả lời có thẩm quyền cho việc chích ngừa vaccine virus corona”. Trong đó đã nêu rõ thời gian giữa các lần chích ngừa, “Chúng tôi yêu cầu cố gắng hoàn thành việc chích vaccine bất hoạt nội trong 8 tuần, nếu khoảng thời gian giữa lần chích thứ nhất và lần chích thứ hai vượt quá 8 tuần, tình huống này có thể bù lại liều còn thiếu vào lần sau, không cần chích ngừa lại từ đầu. “
Tuy nhiên, Trung Cộng không nhắc đến một từ nào rằng sau liều vaccine đầu tiên, theo như báo cáo nghiên cứu vaccine Kexing ở Chile, lượng kháng thể sau hai tuần chỉ có 16%. Mà theo số liệu của WHO, hiệu quả sau hai lần tiêm cũng chỉ có 51%, do đó thời gian dài ngắn khác nhau giữa hai lần chích còn liên quan đến nguy cơ nhiễm virus.
Lâm Hiểu Húc, từng là nghiên cứu viên virus học tại Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, nói với Epoch Times rằng, nếu thời gian quá dài, tác dụng tăng cường của mũi thứ hai có thể sẽ kém hơn. Đồng thời, tại giai đoạn khi mới chỉ chích mũi đầu tiên, khả năng bảo vệ của vaccine tương đối kém, có nghĩa là những người chích liều đầu tiên rồi vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.
Tại Quảng Châu, lịch hẹn chích mũi thứ hai được tập trung xếp vào từ ngày 10 đến 30/6, những ai chưa được chích mũi đầu tiên sẽ được xếp lịch sau ngày 1/7, cũng là cân nhắc đến việc sau khi chích mũi đầu tiên vẫn có nguy cơ rất cao, cần nhanh chóng sắp xếp để chích mũi thứ hai sau đó hai tuần.
Hiện tại, tin tức mới nhất về làn sóng dịch bệnh ở Quảng Châu đã được công bố, “Trong các ca nhiễm ở địa phương lần này, phát hiện có 4 ca đã chích vaccine mũi thứ nhất, còn chưa kịp chích mũi thứ hai thì đã bị nhiễm bệnh.”
Anh Lý, một người dân ở Thâm Quyến, nói với phóng viên Epoch Times rằng một đoạn video trên mạng cho thấy, ở Tứ Xuyên bên đó sau khi được tiêm phòng và đi ra ngoài, người ta vứt luôn khẩu trang ra bên đường, như thể chích vaccine rồi có thể phòng bệnh 100% vậy. Các quan chức luôn nói chung chung về hiệu quả của vaccine, rốt cuộc là 10%, 20% hay là 50%? Hơn nữa trước giờ đều không biết sau khi chích mũi thứ nhất rồi thì hiệu quả là bao nhiêu.
Vaccine nội địa có thể đối phó với các chủng biến thể của Ấn Độ không?
Trung Cộng tuyên bố trong cái gọi là “7 câu trả lời có thẩm quyền” rằng , “Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine hiện có của chúng ta có thể sinh ra tác dụng bảo vệ chống lại các biến thể của Ấn Độ.” “Một khi xuất hiện các chủng biến thể mà vaccine hiện có không thể ứng phó được, thì sẽ đưa vaccine mới vào sử dụng.”
Hai loại vaccine bất hoạt Sinopharm và Kexing đã được WHO phê chuẩn để sử dụng khẩn cấp, từ đầu đến cuối đều không nói rằng là có hiệu quả chống lại chủng đột biến của Ấn Độ.
Lâm Hiểu Húc tin rằng, hiện tại chưa có báo cáo nghiên cứu được công bố nào liên quan đến hiệu quả bảo vệ của vaccine nội địa Trung Quốc đối với các chủng biến thể của Ấn Độ.
Anh nói: “Ngay cả khi dựa vào biến thể để làm lại vaccine bất hoạt, thì vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng mới. Đây không giống như vaccine cúm có thể được cập nhật hàng năm. Khả năng lây nhiễm, khả năng né tránh miễn dịch và khả năng gây bệnh của các biến thể hiện tại đều đã phát sinh biến hóa đáng kể.”
Hãng thông tấn Trung ương (CNA) từng đưa tin rằng, trong đợt bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ, 8 cán bộ Đài Loan của một công ty công nghệ ở địa phương dù đã được chích vaccine Kexing của Trung Quốc, nhưng có 5 người vẫn bị nhiễm virus, và một trong số họ đã tử vong vào ngày 1/5.
Theo Reuters đưa tin, ở Chile có hai giám mục đã được chích hai liều vaccine Kexing, vẫn bị nhiễm virus Trung Cộng (virus corona, virus Vũ Hán) vào ngày 10/4, xét nghiệm acid nucleic cho thấy kết quả dương tính.
Hãng thông tấn Philippines ngày 7/4 đưa tin, tổng cộng 126 thành viên thuộc Lực lượng Bảo vệ An ninh Phủ Tổng thống Philippines (PSG) đã bị nhiễm virus, mà CNS hồi cuối năm ngoái đưa tin tất cả các thành viên của PSG đều đã được chích vaccine Sinopharm.
Khi một quan chức của CDC tỉnh Quảng Đông trả lời câu hỏi của phóng viên Epoch Times về việc liệu vaccine nội địa có hiệu quả đối với chủng đột biến của Ấn Độ ở Quảng Châu hay không, họ nói rằng: “Tôi không thể nói rằng nó không có tác dụng, chỉ là xem tỉ lệ hiệu quả của nó là bao nhiêu, hiện tại cũng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy rằng nó không có tác dụng. Nhưng cụ thể là bao nhiêu thì tôi không biết.”
Tần Bằng, một nhà bình luận các vấn đề thời sự, người luôn quan tâm đến vaccine ở đại lục cho biết, “Trung Cộng đã tìm một số quốc gia có quan hệ tốt, hơn nữa có quốc gia mà dịch bệnh không quá nghiêm trọng [để lấy dữ liệu], vì vậy độ tin cậy về dữ liệu vaccine của nó vẫn còn là vấn đề, hơn nữa WHO cũng nói rằng ‘vì có rất ít người trên 60 tuổi tham gia thử nghiệm lâm sàng nên không thể ước tính hiệu quả đối với nhóm tuổi này’. “
Tần Bằng nói, hiện tại dưới tình huống không công bố bất kỳ số liệu nào mà lại nói rằng có thể ứng phó với biến chủng Ấn Độ, “Đây căn bản là không đáng tin. Vaccine có hiệu quả hay không là cần phải thử nghiệm lâm sàng, Trung Cộng đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên những người mắc chủng biến thể của Ấn Độ khi nào? Loại thí nghiệm này đòi hỏi một số lượng mẫu rất lớn, còn phải có thời gian để đánh giá, đã làm khi nào? Chẳng phải lừa người sao? Nó không phải cái ông chỉ nói miệng liền có hiệu quả được.”
Vaccine chích hỗn loạn cũng hữu hiệu? Chuyên gia: Mời lấy ra báo cáo nghiên cứu
Trung Cộng trong cái gọi là “7 câu trả lời có thẩm quyền” còn giải thích việc chích ngừa vaccine trong nước xuất hiện hỗn loạn là vì, hai liều vaccine được phát hiện là khác nhà sản xuất, nguyên nhân chủ yếu có thể là do nguồn cung cấp vaccine trong một thời gian đã không đúng hạn, hoặc chích ngừa ở nơi khác.
Và như để bảo đảm, họ nói rằng: “Chúng tôi trước đó đã từng thực hiện rất nhiều thí nghiệm nghiên cứu khoa học, trong tình huống này, chúng tôi đã sử dụng vaccine cùng một kỹ thuật của một nhà sản xuất khác, tác dụng hoàn toàn giống nhau, sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng bảo vệ, cũng sẽ không ảnh hưởng đến tính an toàn của vaccine.”
Theo số liệu đã công bố của 2 loại vaccine trước đó, tỷ lệ hiệu quả của vaccine Kexing chỉ đạt hơn 50%, và của Sinopharm là hơn 70%, vốn dĩ không giống nhau, chính quyền Trung Cộng nói rằng hiệu quả là hoàn toàn giống nhau, làm sao mà có thể giống nhau được?
Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc nói, “Đã từng thực hiện thử nghiệm khoa học nào liên quan đến chích lẫn lộn vaccine? Nếu như thật sự có, vui lòng cho xem báo cáo nghiên cứu, nếu không thì không thể nói rằng tác dụng và độ an toàn của vaccine là như nhau.”
Một công dân thành thị ở Quảng Đông nói với Epoch Times rằng, cái này cần phải được thử nghiệm, có dữ liệu thử nghiệm liên quan thì mới có thể tin, nếu không có dữ liệu thử nghiệm liên quan thì chỉ là nói suông, không đáng tin cậy.
Ông còn tin rằng, “Tuyên truyền trong nước cấm dư luận không được nói sự thật, nếu bạn nói sự thật, bạn sẽ bị xử lý. Dưới tình huống như vậy, không có tự do báo chí thì sẽ không có sự thật, những người mơ mơ hồ hồ sống qua ngày bị họ lừa chết quá nhiều rồi.”
Do Lạc Á, Cao Tĩnh thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: