Vương Hữu Quần: Đọc sách Chuyển Pháp Luân thì có tội gì đây?
Vào tối ngày 10 tháng 9, tại nhà của một học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Hội Long thuộc thành phố Khải Đông, tỉnh Giang Tô, 5 học viên Pháp Luân Công đang đọc sách Chuyển Pháp Luân thì cánh cửa bất ngờ bị cạy mở, và hơn 30 cảnh sát xông vào bắt cả năm người. Ngay sau đó, cảnh sát lại bắt 2 học viên Pháp Luân Công khác đã rời nhóm về nhà; ngày hôm sau, một cụ bà khác khoảng 70 tuổi cũng bị bắt.
Trong 21 năm qua, sự việc cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và bức hại phi pháp các học viên Pháp Luân Công khi họ cùng nhau đọc sách Chuyển Pháp Luân xảy ra thường xuyên.
Chẳng hạn như, vào ngày 24/3/2018, bốn cụ bà là Hiệp Vinh Quý, Uông Hương Chi, Phòng Tiểu Đào và Mạnh Đức Tú sống tại thành phố Đồng Lăng, tỉnh An Huy, đã bị cảnh sát bắt khi họ đang cùng nhau đọc sách Chuyển Pháp Luân. Vào ngày 28/11 cùng năm, cụ Hiệp Vinh Quý 81 tuổi, cụ Uông Hương Chi 70 tuổi, cụ Phòng Tiểu Đào 70 tuổi và cụ Mạnh Đức Tú 69 tuổi đã bị kết án bất hợp pháp với mức án lần lượt là 3 năm 10 tháng, 3 năm, 4 năm và 2 năm.
Cuốn sách Chuyển Pháp Luân là gì?
Chuyển Pháp Luân là một tác phẩm kinh điển, nhất định phải đọc đối với các học viên Pháp Luân Công tại hơn 110 quốc gia trên thế giới. Trong số đó có học sinh tiểu học, học sinh trung học, sinh viên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, nhà khoa học, doanh nhân, nghệ sĩ, v.v., cũng có những người đã từng tu hành vài chục năm trong một số tôn giáo như: Phật giáo, Đạo giáo, Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo, Công giáo và Do Thái giáo.
Đây là cuốn sách chỉ đạo các học viên Pháp Luân Công tu luyện theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”. Nó đòi hỏi người tu luyện phải bắt đầu từ việc trở thành một người tốt, không ngừng gạt bỏ mọi ý nghĩ, lời nói, hành vi không phù hợp với “Chân, Thiện, Nhẫn”, không ngừng nâng cao đạo đức, làm một người tốt hơn, một người “vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (không vì tư lợi của cá nhân, vì người khác trước), cuối cùng trở thành bậc giác ngộ.
Tính đến tháng 9/2020, cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra 43 thứ tiếng nước ngoài và được xuất bản, phân phối ở nhiều nơi trên thế giới ngoài Trung Quốc đại lục. Đây trở thành cuốn sách được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất trong số các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc xuyên suốt lịch sử 5000 năm văn minh Trung Hoa.
Vào tháng 12/1994, “Chuyển Pháp Luân” được xuất bản và phát hành bởi Nhà xuất bản Đài Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc.
Vào ngày 4/1/1995, buổi lễ ra mắt cuốn sách Chuyển Pháp Luân được tổ chức tại hội trường của Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Vào ngày 21/1/1996, buổi lễ phát hành phiên bản bìa cứng đầu tiên của cuốn Chuyển Pháp Luân được tổ chức tại Sảnh Kiến trúc của Đại học Thanh Hoa.
Vào tháng 1/1996, “Chuyển Pháp Luân” được Báo Thanh niên Bắc Kinh đưa vào danh sách mười cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh; vào ngày 22/3/1996, tờ “Tin tức buổi tối Bắc Kinh” đã công bố những cuốn sách bán chạy nhất trong tháng Một và tháng Hai, trong đó có “Chuyển Pháp Luân”.
Ngày 8/6/1996, “Nhật báo Bắc Kinh” đã công bố 10 cuốn sách bán chạy nhất trong tháng 4, và trong đó cũng có “Chuyển Pháp Luân”.
Vào ngày 13/10/2003, sách của Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia hội chợ sách lớn nhất thế giới ở Frankfurt, Đức, “Chuyển Pháp Luân” đã trưng bày với 25 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Do Thái.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2004, Công ty Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc đã công bố danh sách 100 cuốn sách được độc giả yêu thích nhất của nước này. Trong đó “Chuyển Pháp Luân” đứng thứ 14 và là cuốn duy nhất của phương Đông nói về tu luyện Phật Pháp.
Ngày 21/9/2007, “Chuyển Pháp Luân” tiếng Ba Lan được xuất bản tại Warsaw. Bà Salzman, người phụ trách xuất bản cho biết ban đầu nhà xuất bản dự định xuất bản một loạt sách về phương Đông, bao gồm Phong thủy, Bói toán, Khí công, v.v. Sau khi đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”, ban biên tập quyết định chỉ xuất bản cuốn “Chuyển Pháp Luân” vì “Nội dung của những cuốn sách khác thực sự khó có thể so sánh với ‘Chuyển Pháp Luân’”.
Ngày 20/8/2017, Thư viện Thành phố Stockholm, Thụy Điển, đã tổ chức hội sách mang tên “Chiếc bàn học dài nhất thế giới” tại khu phố mua sắm dành cho người đi bộ thuộc loại thịnh vượng nhất của thành phố. Cuốn “Pháp Luân Công” tiếng Thụy Điển đã được đặt ở vị trí đẹp nhất trong hội sách.
Có một hiệu sách tên là Ích Quần ở số 229-9, đoạn thứ 2, đường Bắc Trùng Khánh, thành phố Đài Bắc. Phía trước của hiệu sách có treo hai tấm biển với chữ màu vàng trên nền xanh, một bên là dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và bên kia là “Chân, Thiện, Nhẫn hảo”, rất bắt mắt. Tại Đài Loan, tất cả các sách của Pháp Luân Công đều do nhà sách này xuất bản và phân phối.
Cảm xúc của học viên Pháp Luân Công sau khi đọc Chuyển Pháp Luân
Lý Hữu Phủ là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực võ thuật, y học cổ truyền và khí công ở Trung Quốc đại lục. Ông Lý đã từng tham gia dự án nghiên cứu khoa học con người do ông Tiền Học Sâm chủ trì, ông Tiền là một nhân vật hàng đầu trong cộng đồng khoa học Trung Quốc. Trong những cuộc nghiên cứu đó, ông Lý Hữu Phủ đã thực hiện chẩn đoán từ xa cho khoảng 4.000 người, bao gồm chủ tịch nước, bộ trưởng và tướng lĩnh, tỷ lệ chẩn đoán chính xác gần như 100%. Tuy nhiên, mãi đến năm 1996, khi đọc Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, Ông Lý mới gặp được một “Minh Sư” thực sự.
Ông Lý Hữu Phủ nhớ lại: “Lần đầu tiên tôi nhận được cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’, tôi đọc một hơi hết cả cuốn sách, vừa đọc vừa rơi nước mắt. Ở tuổi 48, tôi vui mừng đến mức rơi nước mắt; những câu hỏi và thắc mắc trong lòng mà tôi đã tìm kiếm một nửa cuộc đời mình, không ngờ cuối cùng tìm thấy các câu trả lời ở Hoa Kỳ. Tôi đột nhiên hiểu rằng tất cả những gì tôi đã trải qua trong quá khứ là để chuẩn bị cho tôi có thể lý giải về Pháp Luân Công ngày hôm nay. Kể từ đó, “người nổi tiếng”được nhiều người săn đón nay đã trở thành một đệ tử thành kính của ông Lý Hồng Chí.
Cô Elham, một người di cư từ Iran đến Canada, mắc bệnh ung thư ở tuổi 30 và phải nằm trên giường 3 năm. Lúc đó cô rất đau đớn, cô nói: “Tôi không bao giờ hiểu tại sao ông Trời lại bất công như vậy. Tôi còn trẻ như vậy mà phải chờ chết?”. Vì vậy, cô cầu nguyện trong lòng rằng Chúa có thể cho cô một câu trả lời, rồi sau đó chết cũng được. Một ngày vào năm 2008, cô tình cờ tìm thấy một cuốn sách Chuyển Pháp Luân (Bản tiếng Anh) trên Internet và tải nó xuống, nhưng thật không may, cô không đọc nó nghiêm túc. Một năm sau, cô tình cờ mở cuốn sách, mới đọc đoạn đầu tiên đã cảm nhận rất thần kỳ.
Cô nhớ lại: “Ban đầu, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi chỉ biết rằng tôi đã có được câu trả lời mà tôi muốn. Cuốn sách này đã cứu rỗi linh hồn tôi.” Sau đó, cô bắt đầu học theo 5 bộ bài công pháp của Pháp Luân Công trên mạng. “Tôi học từng chút một, tập luyện từng chút một. Ban đầu khó lắm, mỗi tuần một lần, hai lần… Từ từ, tôi đã học được toàn bộ. Sau ba tháng, tôi có thể đứng dậy đi lại và làm việc nhà, thêm một thời gian nữa, tôi đã có thể đi phố mua sắm.”
“Sau đó, tôi có niềm tin tiếp tục luyện công hơn. Tôi kiên trì học Pháp hàng ngày, không ngừng tăng thời gian luyện công, bất kể khó thế nào tôi cũng kiên trì luyện hết 5 bộ công pháp. Bảy tháng sau, tôi đi bệnh viện kiểm tra và kết quả chứng minh rằng tôi đã khỏi bệnh hẳn, hiện nay tôi hoàn toàn là một người khỏe mạnh. Tôi đã nói với tất cả các bác sĩ và y tá rằng tôi tu luyện Pháp Luân Công, họ đều nói rằng điều đó thật quá tuyệt vời.”
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 3/5/1995, đến nay đã được 25 năm. Vào ngày 7/5/1999, căn cứ theo nhận thức có được trong suốt thời gian tu luyện Pháp Luân Công của cá nhân tôi, và những gì tự bản thân tôi trải nghiệm, nghe và đọc được thể hội về tu luyện của rất nhiều học viên Pháp Luân Công, tôi đã viết một bức thư cho Giang Trạch Dân, “Pháp Luân Đại Pháp là có lợi cho đất nước và nhân dân và không có một chút hại nào”. Ngày 20/7/1999, ngày Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, tôi bị cách ly và thẩm tra. Sau đó tôi bị khai trừ khỏi đảng và đuổi về nhà. Kể từ đó, cho đến khi tôi đến Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2015, tôi đã bị ĐCSTQ bức hại hơn 15 năm, trong thời gian đó tôi đã bị giam cầm bất hợp pháp trong 5 năm.
Cuốn sách tôi đã đọc nhiều nhất trong đời là “Chuyển Pháp Luân”, và cuốn sách đã mang lại nhiều điều tốt đẹp nhất cho tôi cũng chính là “Chuyển Pháp Luân”. “Chuyển Pháp Luân” sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhất, nhưng đã trả lời được ba câu hỏi mà các triết gia trên khắp thế giới từ cổ chí kim vẫn luôn đi tìm hiểu: Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tôi sẽ đi đâu?
Cuốn sách cũng đã trả lời câu hỏi mục đích làm người là gì? Tiêu chuẩn để đo lường người tốt và người xấu là gì? Tại sao con người cần tu luyện? Tu luyện thế nào? Bạn sẽ gặp phải những vấn đề gì trong tu luyện? Đối đãi những vấn đề này như thế nào? Tại sao con người bị bệnh? Chúng ta làm thế nào có thể thực sự đạt được trạng thái ‘một thân nhẹ nhàng không bệnh’? Tại sao con người có những đau khổ và khó khăn trong cuộc sống? Làm thế nào để chúng ta có thể thoát khỏi luân hồi của sinh, lão, bệnh, tử? Làm thế nào chúng ta có thể đề cao từ tầng thứ này đến tầng thứ khác, và không ngừng tiến lên các tầng thứ cao hơn?
Đọc sách Chuyển Pháp Luân thì có tội gì đây?
Ban đầu, “Chuyển Pháp Luân” là một tác phẩm được xuất bản công khai bởi Đài Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, một công ty con của Bộ Phát thanh và Truyền hình thuộc chính phủ của ĐCSTQ.
Cuốn sách này từ tầng bề mặt của người thường mà nói, thì là một cuốn sách dạy con người làm người tốt; từ mặt tu luyện mà nói, thì đây là một cuốn sách chỉ đạo hướng dẫn mọi người cách tu luyện lên tầng thứ cao.
Từ thực tế tu luyện của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới trong 26 năm kể từ khi xuất bản cuốn sách này mà nhìn nhận, thì đây là một cuốn sách có lợi cho đất nước và nhân dân mà lại không hề có hại gì.
Ngày 24/7/1996, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản của Trung Quốc đã liệt các sách Pháp Luân Công như “Chuyển Pháp Luân” vào danh sách cấm. Vào thời điểm đó, Cơ quan Quản lý Báo chí và Xuất bản của Trung Quốc đã không tiến hành điều tra toàn diện, chuyên sâu và chi tiết, rồi đưa ra một quyết định sai lầm.
Vào ngày 1/3/2011, ông Liễu Bân Kiệt, tổng cục trưởng tổng cục báo chí và xuất bản của Trung Quốc, đã ban hành lệnh số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản, trong đó đã rõ ràng hủy bỏ “Thông báo về ý kiến đối với việc xử lý các ấn phẩm có liên quan đến Pháp Luân Công” ban hành năm 1999.
Theo thông báo trên, ngày nay, việc xuất bản, phân phối, sưu tầm và đọc sách “Chuyển Pháp Luân” ở Trung Quốc đại lục là hợp pháp. Việc bắt giữ, bắt nhốt, xét xử, bỏ tù và bức hại những người đọc sách “Chuyển Pháp Luân” đều là bất hợp pháp.
Bức hại người tu luyện Phật Pháp thì tội ác to lớn vô biên
“Pháp Luân Công” là Đại Pháp tu luyện của Phật gia chỉ đạo tu luyện cho các học viên của Pháp Luân Công. Từ xưa đến nay, ai bức hại người tu luyện Phật Pháp, đều không có kết cục tốt đẹp.
ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công liên tục trong suốt 21 năm, số lượng những kẻ bức hại bị ác báo đã lên đến hơn cả vạn. Tôi một lần nữa xin khuyên những người ở Trung Quốc đại lục vẫn luôn đi theo ĐCSTQ để bức hại Pháp Luân Công, hãy nhanh chóng dừng tay, hãy nhanh chóng quay đầu; nếu không, ác báo sẽ sớm giáng xuống, không chỉ chuốc họa vào thân, mà còn có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.