Vụ lừa dối bầu cử thế kỷ
Liệu thực sự có bằng chứng về gian lận bầu cử ở đó không – và bằng chứng có đủ để thay đổi kết quả [bầu cử]?
Hơn một tuần sau cuộc bầu cử quốc gia, mà dường như đã mang lại chiến thắng cho ông Joe Biden của Đảng Dân Chủ trước Tổng thống Donald Trump, những cáo buộc gian lận bầu cử từ chính phủ đương nhiệm và những người ủng hộ tiếp tục gia tăng. Ít nhất có thể nói, đó là một câu chuyện đang rất nóng.
Đồng thời, tất nhiên, ngày càng có nhiều những lời chỉ trích về việc ông Trump từ chối thừa nhận mình đã thua cuộc bầu cử, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông dòng chính.
Chẳng hạn, ngày 11/11/2020 tờ New York Times đăng trên trang nhất với tiêu đề: “Các quan chức bầu cử trên toàn quốc không tìm thấy gian lận”. Và cùng ngày, khi đưa tin về những cáo buộc gian lận bầu cử, [nhà báo chính trị] Jonathan Karl của ABC World News Tonight, lại cho rằng “Những cáo buộc này chẳng đi đến đâu cả”. Tất nhiên, có rất nhiều khẳng định cũng như nhiều lời phủ nhận về gian lận, nhưng cần lưu ý, chiến thắng của ông Biden vẫn chưa được xác nhận.
Vậy thì ai đúng?
Trước hết, không nghi ngờ gì về “những bất thường” đã xảy ra trong cuộc bầu cử. Mức độ của những bất thường đó rất ấn tượng. Chúng ta hãy xem xét một số [những bất thường đó].
Bóp méo bầu cử — Thay đổi các quy tắc
Một quy tắc chính trị cơ bản là khi người ta đang thua trong trò chơi, [người ta liền] thay đổi các quy tắc. Thực tế là Đảng Dân Chủ đã thay đổi các quy tắc trong nhiều thập kỷ, và năm bầu cử này cũng không khác biệt.
Lần đầu tiên, hàng chục triệu lá phiếu bầu gửi qua thư không được yêu cầu đã được gửi đi khắp cả nước. Nhiều lá phiếu đã được gửi đến những người vốn không còn ở tại địa chỉ đó, hoặc họ đã qua đời hoặc chưa từng sống ở đó. Tất cả những vấn đề này đều là phổ biến trong năm 2020, và đã ‘chín muồi’ để lạm dụng dẫn đến có nhiều phiếu bầu từ các cử tri hợp pháp, và việc cùng một người bỏ phiếu trong nhiều tiểu bang khác nhau.
Tất nhiên, việc không yêu cầu [xuất trình] thẻ căn cước [ID] của cử tri lại là một kiểu gian lận khác có ảnh hưởng [rất lớn]. Theo một số ước tính, việc không yêu cầu thẻ căn cước đã dẫn đến hàng triệu phiếu bầu bất hợp pháp trong các cuộc bầu cử trước đây.
À, nhưng đã có nhiều thay đổi hơn về quy tắc [bầu cử] – hơn rất nhiều. Kéo dài ‘Ngày bầu cử’ thành ‘Những ngày bầu cử’ có nghĩa là có nhiều thời gian để thao túng việc kiểm phiếu. Cũng tương tự, việc dừng kiểm phiếu vào đêm bầu cử cũng đã xảy ra ở những tiểu bang chiến địa, chẳng hạn như Pennsylvania.
Rồi lại có những hành động tư pháp của tiểu bang Pennsylvania về việc thay đổi các quy tắc bầu cử ngay từ đầu liên quan đến những lá phiếu muộn. Điều đó rõ ràng là mâu thuẫn với Điều II của Hiến pháp [Hoa Kỳ], trong đó quy định rằng các cơ quan lập pháp của tiểu bang, chứ không phải các tòa án tiểu bang, [mới có quyền] quyết định các quy tắc bỏ phiếu. Đó có thể là một vấn đề đối với các lá phiếu chuyển đến sau khi các điểm bầu cử đóng cửa vào ngày 03/11.
Can thiệp bầu cử
Cũng có những cáo buộc về sự can thiệp bầu cử tại các điểm bầu cử và trong phần mềm kiểm phiếu. Đã có nhiều báo cáo về các nhân viên phòng phiếu và nhân viên bưu điện được hướng dẫn ghi lùi ngày phiếu bầu về ngày 03/11, cũng như các lá phiếu bị đánh cắp, “bị thất lạc”, bị vứt bỏ hoặc thậm chí bị phá hủy. Nhưng tại các điểm kiểm phiếu quan trọng ở [thành phố] Philadelphia, các nhân viên đã bị ngăn cản không cho giám sát. Do đó một số người [giám sát] phải dùng đến ống nhòm, trong khi các điểm kiểm phiếu khác đã chặn hoàn toàn tầm nhìn của những người giám sát.
Thậm chí đáng chú ý hơn nữa là cáo buộc rằng nhu liệu như Dominion và các công cụ lập bảng nhập liệu phiếu bầu khác như Hammer và Scorecard đã được sử dụng trên khắp đất nước để thay đổi phiếu bầu. Một ví dụ về điều này là “sự cố kỹ thuật” trong phần mềm Dominion. Chương trình này đã chuyển tình trạng thắng một quận ở [tiểu bang] Michigan từ ông Trump sang cho ông Biden bằng cách chuyển khoảng 5,000 phiếu. Nhưng theo một số chuyên gia, việc hàng triệu phiếu bầu được chuyển từ ông Trump sang cho ông Biden là một khả năng có thật.
Những bản khai hữu thệ đã được ký bởi vài trăm người khẳng định có hơn 11,000 tuyên bố gian lận cử tri. Tuy nhiên, chúng không được báo cáo nhiều cũng như không được coi trọng.
Ảnh hưởng của các hãng thông tấn lớn lên cuộc bầu cử là rất ghê gớm
Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi cỗ máy truyền thông rộng lớn trên mạng và truyền hình cáp, các kênh kỹ thuật số và báo in giấy, vốn nghiêng hẳn về phe cánh tả, đã làm sai lệch thông tin mỗi khi có cơ hội. Sứ mệnh của họ là đưa những thông tin thân thiện với ông Biden và chống lại ông Trump, [trong khi] sự thật không phải là một điều cần quan tâm đến.
Có cách nào khác để giải thích việc kiểm duyệt máy tính xách tay của ông Hunter Biden trên toàn quốc?
Theo tờ New York Post và các cộng sự kinh doanh cũ, ông Joe Biden bị cáo buộc có liên quan rõ ràng đến các giao dịch của con trai mình với các doanh nghiệp do Trung Cộng sở hữu, có dính líu đến khoản tiền hối lộ hàng triệu đô la trả cho gia đình Biden. Còn có các email, được cho là đã chỉ ra rõ ràng, rằng ông Hunter đã bán quyền tiếp cận cha mình, là ông Joe Biden, người đang là phó tổng thống vào thời điểm đó. [Ngoài ra], còn có các video về ông Hunter được cho là đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.
Nhưng các hãng thông tấn lớn (Big Media) hầu hết đã phớt lờ những sự thật này. Quý vị có thể hình dung được về phạm vi phủ sóng tin tức nếu như máy tính xách tay đó có liên quan đến ông Donald Trump Jr. [con trai của Tổng thống Trump] và tổng thống không?
Có thể dễ dàng tìm thấy các ví dụ khác về việc công khai gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Ông Jon Meacham, nhà sử học đoạt giải Pulitzer, với tư cách là nhà phân tích chính trị đã bị hãng MSNBC sa thải vì ông đã không tiết lộ công việc của mình cho chiến dịch [tranh cử của] ông Biden. Ông Danny O’Brien, phó chủ tịch điều hành tại Fox Corp., lại là giám đốc nhân sự trước đây của ông Joe Biden. Không phải ngẫu nhiên mà Fox News đã tuyên bố chiến thắng tại [tiểu bang] Arizona cho ông Biden chỉ 15 phút sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Nhà phân tích Arnon Mishkin của Fox, vốn đăng ký là thành viên Đảng Dân Chủ, đã đẩy chiến dịch của ông Biden lên rõ rệt bằng lời tuyên bố chiến thắng ở Arizona. Tại thời điểm viết bài này, các phiếu đại cử tri của Arizona vẫn chưa được tính cho bất kỳ ứng cử viên nào.
Kiểu tác động cử tri này và kiểu đảng phái không giấu diếm tự thể hiện mình là hãng thông tấn hiện nay biến thành luật chơi thay vì là trường hợp ngoại lệ. Còn gì nữa, Big Media đã tự ý cầm cương trong việc quyết định kết quả bầu cử cho ông Biden, thay vì chờ các tiểu bang và Cử tri đoàn chứng nhận.
Các báo cáo tin tức không bao gồm các quan điểm về luật pháp và hiến pháp, nhưng các cuộc thăm dò ý kiến thiên lệch nghiêng nhiều cho ông Biden, lại chắc chắn đã và đang bao gồm. Mục đích duy nhất của việc phóng đại quá mức các dữ liệu thăm dò thể hiện ông Biden dẫn đầu với hai chữ số, là để áp đảo số phiếu của những người ủng hộ ông Trump. Giống như việc tuyên bố ông Biden thắng ở các tiểu bang trước khi ông giành được chiến thắng, thì ý tưởng thổi phồng số phiếu thăm dò là để tạo ra ấn tượng về một “làn sóng xanh” ủng hộ mạnh mẽ cho ông Biden nhằm làm nản lòng những cử tri [ủng hộ Tổng thống Trump].
Vai trò quan trọng trong việc kiểm duyệt của các công ty công nghệ lớn
Các công ty công nghệ lớn [Big Tech] — Google, Twitter, Facebook, YouTube và các công ty khác — thao túng cuộc bầu cử một cách nghiêm trọng. Họ không chỉ ngăn chặn các thông tin tiêu cực chống lại ông Biden, chẳng hạn như các phát hiện về máy tính xách tay [của con trai ông Biden] như đã nói ở trên, mà còn kiểm duyệt các bài báo, các thông báo và các nhà bình luận của phe bảo thủ. Ngay cả Tổng thống Trump cũng bị Big Tech kiểm duyệt.
Còn nữa, công cụ tìm kiếm Google đã xóa các tin tức tiêu cực về ông Biden — đơn giản là không thể tìm thấy nhiều thông tin loại này trong thời gian tranh cử. Tình trạng một số ít người đang kiểm soát thông tin của một quốc gia hùng mạnh nhất trên Thế giới đáng lẽ nên khiến mọi người dân Hoa Kỳ lo lắng. Nhưng dường như là không hẳn thế.
Làn sóng xanh… gian lận?
Cuối cùng, ít nhất đối với bài viết này, là một thực tế đơn giản rằng, không có “làn sóng xanh” nào để giải thích cho cái gọi là chiến thắng của ông Biden. Đúng hơn, chỉ có điều ngược lại đã xảy ra. [Tổng thống] Trump đã nhận được số phiếu bầu kỷ lục cho bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào, và đạt tới hơn 9 triệu phiếu so với tổng số phiếu mà chính ông giành được trong năm 2016.
Liên quan đến hiện tượng đó là một thực tế rằng không thấy có mối tương quan nào giữa chiến thắng của ông Biden và thất bại nặng nề của các ứng cử viên Đảng Dân Chủ trong các cuộc bầu cử vào Nghị viện [khi mà các nghị sĩ được cử tri lựa chọn trong cùng một lá phiếu bầu tổng thống – down-ticket]. [Nếu như] ông Biden chiến thắng, thì nó sẽ tạo ra những chiến thắng lớn [cho Đảng Dân Chủ] tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Đảng Dân Chủ mất ghế tại Hạ viện, và không chiếm được đa số tại Thượng viện.
Điều đó cứ như thể hàng trăm nghìn – thậm chí hàng triệu phiếu bầu – chỉ được điền cho Biden/Harris, mà không có phiếu bầu nào khác cho bất kỳ ứng cử viên nào của bất kỳ đảng chính trị nào trên khắp đất nước.
Hãy hình dung [sự phi lý] đó.
Ông James R. Gorrie là tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (Wiley, 2013), và đã viết trên blog của mình, TheBananaRepublican.com. Ông sống tại Southern California.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.