Vũ khí nào của Hoa Kỳ khiến Trung Quốc phải dè chừng (Phần 3)
Hiện tại, rõ ràng đang có một cuộc chạy đua sức mạnh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc đang ráo riết phát triển hỏa tiễn DF (Dongfeng) để đối phó với quân đội Hoa Kỳ, nhằm cố gắng ngăn chặn Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc xung đột ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ngoài hỏa tiễn DF, Trung Quốc có tương đối ít những vũ khí thông thường có lực uy hiếp thực sự. Ngược lại, Hoa Kỳ lại trang bị rất nhiều vũ khí tối tân khiến Trung Quốc không khỏi kiêng dè.
Hoả tiễn chống hạm Harpoon
Hoả tiễn chống hạm Harpoon RGM-84 phóng từ tàu chiến của Hao Kỳ được đưa vào sử dụng vào năm 1977. Mẫu AGM-84 phóng trên không và mẫu UGM-84 phóng từ tàu ngầm đi vào hoạt động lần lượt vào năm 1979 và năm 1981. Hiện hoả tiễn Harpoon vẫn là một trong những vũ khí chống hạm chủ lực của Hải quân Hoa Kỳ.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ không tham gia các trận hải chiến lớn nên có ít cơ hội để sử dụng hoả tiễn chống hạm Harpoon. Tuy nhiên nhờ có hoả tiễn Harpoon, năm 1986, Hải quân Hoa Kỳ đã đánh chìm hai tàu tuần tra của Libya ở Vịnh Sidra; Năm 1988, tàu tuần dương USS Wainwright của Hải quân Hoa Kỳ đã đánh chìm một tàu khu trục nhỏ của Iran. Nhiều quốc gia khác cũng đã sử dụng thành tạo hoả tiễn chống hạm Harpoon và thu được kết quả tốt trong các trận chiến thực tế.
Trong những năm qua, hoả tiễn chống hạm Harpoon đã được cải tiến và nâng cấp nhiều lần. Điều này đã tăng thêm khó khăn cho các tàu Trung Quốc không đủ khả năng phòng thủ. Ngoài ra, sau năm 2000, Hoa Kỳ còn cho ra mắt phiên bản cải tiến Block 2 có khả năng tấn công mặt đất, và còn phát triển thêm một mẫu phóng trên mặt đất.
Đặc điểm của hoả tiễn chống hạm Harpoon
Các mẫu hoả tiễn chống hạm Harpoon dài từ 3.85 đến 4.50 mét, đường kính 343 mm, sải cánh 914 đến 2,430 mm, trọng lượng từ 540 đến 725 kg; tầm bắn tối đa đạt 280 km.
Trong hải chiến, việc đánh chìm một tàu lớn bằng một vài hoả tiễn là điều không dễ dàng. Do đó, thiết kế của hoả tiễn chống hạm Harpoon chủ yếu dùng để phá hủy hệ thống radar của tàu chiến đối phương. Trong khi chiến đấu, việc tàu địch mất khả năng phát hiện mục tiêu và điều hướng bắn tương đương với việc mất khả năng chiến đấu. Sau khi chiếm được ưu thế trên không, các phi cơ của Hoa Kỳ sẽ cất cánh từ hàng không mẫu hạm, thả bom hoặc ngư lôi để đánh chìm tàu địch.
Sau khi hoả tiễn chống hạm Harpoon được phóng đi, nó sẽ cấp tốc hạ thấp độ cao xuống còn khoảng 60m và bay với tốc độ 0.75 Mach. Khi nó cách mục tiêu một khoảng nhất định, phần chóp đầu sẽ tiến hành tìm kiếm và xác định mục tiêu, sau đó nó tiếp tục hạ thấp tầm bay xuống gần sát mặt biển, cho nên rất khó bị đối phương phát hiện.
Khi đến gần tàu địch, hoả tiễn sẽ bay vọt lên rồi bổ nhào về phía mục tiêu, xuyên qua khu vực chỉ huy tàu và phát nổ. Hoả tiễn lợi dụng sóng xung kích và các mảnh vỡ để phá hủy thiết bị radar và hệ thống chỉ huy thông tin của tàu địch. Khi tấn công các tàu nhỏ, hoả tiễn có thể sử dụng chế độ kích nổ xuyên giáp.
Hoả tiễn chống hạm Harpoon trang bị trên tàu chiến Hoa Kỳ
Các tàu Aegis của Hoa Kỳ, bao gồm 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga và 67 tàu khu trục lớp Burke, mỗi tàu được trang bị 8 hoả tiễn chống hạm Harpoon. Ngoài ra các tàu ngầm, phi cơ trên biển, trên bộ cũng có thể mang theo hoả tiễn Harpoon. Tuỳ vào các nhiệm vụ khác nhau, các phương tiện sẽ trang bị số lượng hoả tiễn phù hợp. Dù tấn công theo cách nào thì tàu Trung Quốc cũng khó mà đối phó.
Khu trục hạm tân tiến nhất của Trung Quốc được trang bị đạn gây nhiễu tầm gần và hệ thống Phalanx tầm gần (pháo nhanh Phalanx). Các tàu khu trục Type 055 và Type 052D của Trung Quốc đều được trang bị hoả tiễn phòng không HQ-9, thực ra là hoả tiễn phòng không S-300 của Nga và đã được chuyển giao cho tàu chiến. Tuy nhiên, do hoả tiễn có công nghệ tương đối lạc hậu và kích thước lớn, nên từ lý thuyết cho thấy khả năng đánh chặn hoả tiễn rất hạn chế.
Để bù đắp những hạn chế này, Trung Quốc đã bắt chước hệ thông đánh chặn hoả tiễn SeaRAM của quân đội Hoa Kỳ. Đa số các tàu được trang bị hệ thống đánh chặn hoả tiễn tầm ngắn HG-10, với tầm bắn tối đa 9 km và độ cao tối đa là 6 km. Do đó, tàu Trung Quốc nhìn chung thiếu khả năng đánh chặn hoả tiễn tầm trung và tầm xa. Kể cả so với hoả tiễn chống hạm Harpoon đã được Hoa Kỳ phát triển từ nhiều thập kỷ, thì trang bị của Trung Quốc vẫn lép vế rất nhiều.
Mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã trang bị thêm hoả tiễn chống hạm tầm xa phóng từ trên không và phóng từ tàu AGM-158, hoả tiễn SM-6 cũng có thể được sử dụng như hoả tiễn chống hạm, nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì sử dụng hoả tiễn chống hạm Harpoon. Nếu tàu ngầm Hoa Kỳ dùng hoả tiễn chống hạm Harpoon thì Trung Quốc căn bản không thể có cợ hội tiếp cận.
Ngư lôi hạng nặng MK-48
MK-48 là ngư lôi hạng nặng chủ lực của tàu ngầm Hoa Kỳ, có thể đối phó với nhiều mục tiêu khác nhau trên mặt nước và dưới nước. Hiện nay MK-48 là ngư lôi mạnh nhất trong kho vũ khí tác chiến của hải quân Hoa Kỳ. MK-48 được đưa vào hoạt động từ năm 1972, và liên tục được cải tiến trong những năm về sau.
Ngư lôi MK được phóng từ các ống phóng ngư lôi chìm. Hoa Kỳ hiện có 19 tàu ngầm lớp Virginia, mỗi tàu có thể chở 65 ngư lôi; 28 tàu ngầm lớp Los Angeles, mỗi tàu có thể chở 37 ngư lôi. Ngoài ra tàu ngầm lớp Seawolf và tàu ngầm lớp Ohio cũng có thể trang bị lần lượt là 50 và 12 ngư lôi.
Ngư lôi MK-48 có tầm bắn tối đa 50 km. Sau khi phóng, ngư lôi có thể sử dụng hệ thống dẫn đường riêng để tìm kiếm và tấn công mục tiêu. Nó được thiết kế để kích nổ phía dưới các tàu mặt nước. Sau khi phát nổ, các bong bóng nước tạo ra sẽ nâng tàu lên cao. Sau đó, các bong bóng vỡ ra, áp suất nước và trọng lực sẽ khiến tàu bị vỡ tung. Nếu ngư lôi MK-48 bắn trượt, nó có thể quay trở lại tiếp tục tìm kiếm và tấn công mục tiêu.
Sức mạnh của ngư lôi MK-48
Vào ngày 25/7/2008, trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, ngư lôi MK-48 bắn từ tàu ngầm lớp Collins của Australia đã đánh chìm tàu mục tiêu là tàu khu trục Fletcher nặng 8,000 tấn của Hoa Kỳ. Chỉ bằng một phát bắn, MK-48 đã có thể đánh chìm một tàu khu trục cỡ lớn, điều này chứng minh sức mạnh đáng gờm của nó.
Vào ngày 24/8/2021, tại vùng biển ngoài khơi Hawaii, quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành huấn luyện bắn đạn thật trong Cuộc tập trận Quy mô lớn 2021. Trong buổi tập, các hoả tiễn chống hạm đã được phóng từ tàu ngầm, tàu nổi và chiến đấu cơ, tạo ra một vụ nổ lớn. Cuối cùng, một tàu mục tiêu là USS Ingraham đã bị xé toang thành hai mảnh. Có thể nó đã bị MK-48 bắn trúng, hiện tàu này đã ngừng hoạt động trong quân đội Hoa Kỳ.
Nếu tàu Trung Quốc bị ngư lôi MK-48 bắn trúng thì cũng không thoát khỏi số phận tương tự. Khả năng chống ngầm của tàu Trung Quốc còn tương đối kém, nên rất khó phát hiện ra tàu ngầm của Hoa Kỳ, càng khó đề phòng ngư lôi hạng nặng MK-48.
Đặc điểm của ngư lôi hạng nặng MK-48
Ngư lôi MK-48 nhìn chung được chia thành 5 bộ phận: bộ phận dẫn hướng, đầu đạn, bộ điều khiển công suất, thùng nhiên liệu và bộ phận động cơ đẩy ở phần đuôi.
Bộ phận dẫn hướng của ngư lôi, bao gồm sonar chủ động và thụ động, hệ thống xử lý tín hiệu liên quan, hệ thống hỗ trợ điện tử và bộ cấp nguồn. Đầu đạn đi theo bộ phận dẫn hướng và chứa nhiều đoạn kíp nổ cùng thuốc nổ. Bộ phận điều khiển công suất có vai trò nòng cốt trong việc điều khiển ngư lôi, bao gồm máy tính chỉ huy và hệ thống điều khiểu con quay hồi chuyển. Thùng nhiên liệu được sử dụng để chứa nhiên liệu đẩy cho ngư lôi. Phần đuôi là động cơ ngư lôi và máy đẩy, cũng bao gồm hệ thống thuỷ lực điều khiển bánh lái.
Ngư lôi MK-48 có đường kính 533 cm, dài 5.8 m, trọng lượng (loại ADCAP) 1678.8 kg (3698 lb), trọng lượng đầu đạn 292.5 kg (650 lb). MK-48 có tốc độ bay 55 hải lý/giờ (102 km/h), tầm bắn 38 km (21 hải lý), tầm hoạt động 50 km (27 hải lý) khi bay ở tốc độ 40 hải lý/giờ (74 km/h). MK-48 đạt độ sâu tối đa 800 mét (2,600 feet).
Ngư lôi hạng nặng MK-48 là một mối đe doạ không hề nhỏ đối với quân đội Trung Quốc. Chỉ cần tàu Trung Quốc di chuyển khỏi bờ biển, liền có thể bị MK-48 giáng một đòn chí mạng. Không những thế, Hoa Kỳ còn trang bị nhiều loại ngư lôi khác. Không chỉ được trang bị trên tàu ngầm, ngư lôi còn có thể tương thích với các tàu khu trục, chiến đấu cơ, v.v.
Xem tiếp Phần 4.
Do Cao Nghĩa, Châu Điền thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: