Vũ Công Angela Lin: Dùng vũ điệu mô tả những bi kịch ở Trung Quốc
Với vai trò là một vũ công, cô Angela Lin nhìn nhận việc thành thạo các kỹ năng vũ đạo giống như quá trình đọc và hiểu một bài thơ Trung Hoa cổ.
Bạn cần phải đào sâu vào ý nghĩa đằng sau các từ để hiểu được hàm ý của tác giả, bởi vì những câu chữ trên bề mặt chỉ là thông điệp gián tiếp.
– Angela Lin-
“Bạn cần phải đào sâu vào ý nghĩa đằng sau các từ để hiểu được hàm ý của tác giả, bởi vì những câu chữ trên bề mặt chỉ là thông điệp gián tiếp.” cô Lin nói trong một buổi phỏng vấn gần đây. Múa cổ điển Trung Hoa, khởi nguồn từ [văn hóa] cung đình của các vương triều cổ đại và các vở kịch từ thủa xa xưa, môn nghệ thuật này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ với những tư thế và động tác độc đáo riêng biệt của văn hóa Trung Hoa.
Cô Lin được học múa cổ điển Trung Hoa từ khi 8 tuổi, cô nhận ra rằng với một bài thơ cổ người ta có thể diễn giải theo vô số cách khác nhau, tương tự như thế, múa cổ điển Trung Hoa thông qua những chuyển động và cử chỉ tinh tế có thể truyền đạt cảm xúc hoặc trao gửi thông điệp.
Là một người có tính cách hướng nội, cô Lin, 20 tuổi, cảm thấy may mắn vì đã học được cách thể hiện nội tâm thông qua vũ đạo. Cô đăng ký tham gia Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa lần thứ 9 của NTD trong tuần đầu tiên của tháng 9 năm nay, cuộc thi này là thêm một lần thử thách kỹ năng cá nhân của cô.
Lần cuối cùng cô Lin tham gia vào cuộc thi này vào năm 2018, cô đã giành được huy chương đồng ở khối cơ sở với vai diễn là nhân vật văn học Trung Hoa, Chúc Anh Đài, một cô gái cải trang thành nam giới để được đi học và trở thành một bậc trí giả Nho Giáo.
Trong cuộc thi năm nay, cô đảm nhận vai diễn bi kịch, mô tả chân dung một học viên Pháp Luân Đại Pháp, người có sứ mệnh phơi bày sự thật trong hoàn cảnh bị bức hại nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Vở diễn dựa trên những sự kiện có thật đang diễn ra tại Trung Quốc ngày nay; Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một bộ môn tu luyện cổ xưa của Trung Hoa bao gồm các động tác thiền định và những nguyên lý đạo đức dựa trên giá trị Chân, Thiện, Nhẫn. Được giới thiệu ra công chúng từ năm 1992, và đã trở nên cực kỳ phổ biến [ở Trung Quốc], tính đến đầu năm 1999 có khoảng 70-100 triệu người thuộc mọi giai tầng và độ tuổi khác nhau trong xã hội theo tập.
Lo sợ rằng bộ môn này sẽ ảnh hưởng đến quyền cai trị của Trung Cộng, tháng 7 năm 1999, tổng bí thư Giang Trạch Dân, đã mở một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ Pháp Luân Công. Các học viên [Pháp Luân Công] đã bị đàn áp nghiêm trọng kể từ thời điểm đó, hàng trăm nghìn người bị bắt và bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, trung tâm tẩy nào, nhà giam, và những nơi giam giữ khác. Họ thường bị tra tấn để ép buộc từ bỏ đức tin của mình. Cho đến nay, hàng nghìn người được xác nhận là đã chết vì bị bức hại, tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều do việc khó đưa các thông tin nhạy cảm ra khỏi Trung Quốc.
Cô Lin sẽ đóng vai một học viên Pháp Luân Đại Pháp đi đến quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để phản đối cuộc bức hại.
“Tôi muốn cất tiếng nói cho họ,” cô Lin nói, “bởi vì họ đã sẵn sàng đứng lên bảo vệ sự thật.”
Cô Lin giải thích rằng cô cần truyền tải các cung bậc cảm xúc phức tạp của người học viên thông qua vũ đạo: là sự do dự khi chuẩn bị căng một tấm biểu ngữ tuyên bố rằng việc tu luyện chân chính, là nỗi lo sợ có thể bị bắt và mất mạng, nhưng cuối cùng là sự quyết tâm thực hiện điều mà cô ấy tin là đúng, là những điều thiện lương.
Vòng chung kết của cuộc thi sẽ được stream trên NTD.com vào ngày 5 tháng 9 từ 1 giờ đến 5:30 chiều. (Múi giờ Đông Mỹ); lễ trao giải sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ tối.
Đức Thịnh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: