Virus Corona Vũ Hán đột biến, chuyên gia nói: ‘Dịch bệnh tái bùng phát sẽ cực kỳ đáng sợ’
Nghiên cứu mới nhất cho thấy, virus Corona Vũ Hán đang hoành hành trên toàn thế giới đã xuất hiện những đột biến rõ ràng. Đột biến có tên “D614G” sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người hơn, dẫn đến khả năng lây nhiễm của virus tăng gấp nhiều lần. Hôm 6/7, ông Danny Altmann, một chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, cho rằng đợt bùng phát thứ hai của đại dịch sẽ đến, mặc dù chính phủ các nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc tái nhiễm, nhưng tình hình sẽ vẫn “cực kỳ, cực kỳ đáng sợ”.
Tính đến ngày 8/7, toàn thế giới có 12.155.405 người được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và 551.184 ca tử vong, bên cạnh đó số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn không ngừng đạt mức kỷ lục mới.
Có cư dân mạng bình luận, lâu rồi không thấy ông Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan, lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc) xuất hiện. Mấy tháng trước, ông Chung tuyên bố rằng đến cuối tháng 4, virus Vũ Hán sẽ nhanh chóng rút lui. Vào thời điểm đó, tuyên bố này đã bị các chuyên gia virus Âu – Mỹ bác bỏ vì không có bất kỳ một căn cứ khoa học nào. Hiện nay đã là tháng 7 và virus vẫn đang phát tán toàn cầu, số người nhiễm chỉ tăng chứ không giảm, điều này càng chứng minh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lừa dối mọi người.
Khả năng lây nhiễm của virus tăng từ 3 đến 6 lần sau khi đột biến
Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí nổi tiếng Tế bào (Cell) vào ngày 2/7, các biến thể của virus viêm phổi Vũ Hán hiện đang phát tán trên toàn thế giới dễ dàng lây nhiễm sang tế bào của con người hơn là virus gốc. Đây cũng là một trong những lý do khiến dịch bệnh không ngừng gia tăng ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ.
Các nhân viên nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos thuộc bang New Mexico và Đại học Duke thuộc bang Bắc Carolina ở Mỹ đã hợp tác với một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Sheffield ở Vương quốc Anh để cùng phân tích và nghiên cứu trình tự bộ gen của virus SARS-CoV-2 (virus Corona Vũ Hán).
Nghiên cứu cho thấy, 29% mẫu virus Corona Vũ Hán xuất hiện đột biến D614G. Đột biến này xảy ra trên Spike protein – chìa khóa liên kết của virus với cơ thể người, do đó làm tăng số lượng chìa khóa để virus xâm nhập vào cơ thể người, và khiến việc lây nhiễm sang người càng dễ dàng hơn.
Ngay từ tháng 4, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, biến thể D614G của virus SARS-CoV-2 trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể lây nhiễm nhiều tế bào hơn trên cơ sở thay đổi protease (trong cùng một phản ứng, các protease khác nhau có các hướng xúc tác khác nhau), đột biến virus đã làm tăng khả năng lây nhiễm lên từ 3 đến 6 lần.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã cáo báo thêm các nội dung nghiên cứu khác. Họ đã phân tích dữ liệu của 999 bệnh nhân người Anh nhiễm virus Corona Vũ Hán được điều trị trong bệnh viện, và phát hiện ra rằng trên cơ thể của những bệnh nhân xuất hiện virus đột biến D614G có mang theo nhiều chủng hơn, nghĩa là số lượng virus trong cơ thể nhiều hơn, nhưng bệnh trạng lại không trầm trọng.
Ông Anthony Fauci, cố vấn y tế cấp cao tại Nhà Trắng, nói với Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) rằng: “Tôi nghĩ rằng dữ liệu cho thấy, đột biến virus sẽ tạo điều kiện cho virus nhân lên nhiều lần, hơn nữa có khả năng sẽ tạo ra tải lượng virus rất cao”.
Ông Nathan Grubaugh, một chuyên gia về virus tại Trường Y tế Công cộng Yale, nhận xét về nghiên cứu này: “Trên thực tế, các virus đột biến mới đang lây lan phát tán, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng virus đột biến D614G sẽ thay đổi các biện pháp kiểm soát của chúng tôi, hoặc làm cho tình trạng của bệnh nhân bị nhiễm virus nặng hơn”.
Các chuyên gia Thượng Hải thừa nhận dịch bệnh ở Bắc Kinh là chủng D164G
Hôm 6/7, ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), trưởng Nhóm chuyên gia điều trị y tế Thượng Hải và là Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán, đã đăng trên Weibo rằng, theo bài báo đăng trên tạp chí nổi tiếng quốc tế Cell, 29% mẫu virus Corona Vũ Hán xuất hiện đột biến D164G, đặc biệt là chủng virus được phát hiện trong đợt bùng phát vừa rồi ở Bắc Kinh cũng là chủng đột biến này. Chủng mới này sẽ tác động thế nào đến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đây?
Ông trích dẫn một bài viết trên tài khoản công cộng của Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn: “Có học giả đã đề xuất rằng đột biến D614G có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ tử vong của bệnh nhân, nhưng nhận định này vẫn chưa chắc chắn”. Điều đó có nghĩa là, chủng đột biến D614G của virus [Corona Vũ Hán] có thể làm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tăng cao”.
Liên quan đến đợt bùng phát thứ hai ở Bắc Kinh, phía chính phủ thông báo rằng chỉ có hơn 200 người bị nhiễm bệnh và không có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng có ít nhất 25.000 người bị nhiễm bệnh và hơn 2.000 người đã chết.
Có chuyên gia chỉ ra rằng, nếu chủng virus đang hoành hành ở Bắc Kinh là chủng đột biến D614G thì tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh sẽ nghiêm trọng như ở châu Âu, Nam Mỹ và Hoa Kỳ, không thể nào chỉ có hơn 200 người bị nhiễm bệnh, “đảm bảo là Bắc Kinh lại đang che giấu”.
Virus biến hoá vô cùng, kháng thể lại rất yếu ớt và có vòng đời ngắn ngủi
Hôm 6/7, ông Danny Altmann, một chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn ở Anh, phát biểu trong chương trình của CNBC rằng, chỉ có 10% đến 15% dân số có khả năng miễn dịch tại các thành phố và thị trấn bị nhiễm virus Corona Vũ Hán.
Ông nói: “Khả năng miễn dịch của mọi người đối với loại virus dường như rất mong manh, có vẻ như một số người phải mất mấy tháng thì mới sản sinh ra kháng thể, nhưng sau đó kháng thể có thể sẽ yếu đi, vì vậy điều này có vẻ cũng không an toàn. Đây là một loại virus biến hoá vô cùng, vì vậy khả năng miễn dịch đối với loại virus này cũng rất hỗn loạn, hơn nữa vòng đời của kháng thể lại rất ngắn”.
Ông Anthony Fauci, cố vấn Y tế Nhà Trắng, cũng cho biết vào tháng 6 rằng nếu virus Corona Vũ Hán hoạt động như các loại virus Corona khác, vậy thì “khả năng miễn dịch đối với kháng thể hoặc vaccine sẽ không tồn tại lâu”.
Ông Danny Altmann cũng đặt ra nghi vấn về khả năng thành công của chiến lược “miễn dịch cộng đồng”, mục đích của chiến lược này là cho phép một nhóm người tiếp xúc với virus, để thiết lập khả năng miễn dịch trong nhóm người này. Vương quốc Anh ban đầu đề xuất sử dụng “miễn dịch cộng đồng” để bảo vệ hệ thống y tế bởi Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đang gặp khủng hoảng, nhưng sau đó cũng phải áp dụng các biện pháp ‘phong thành’ nghiêm ngặt.
Các chính phủ trên thế giới hiện đang đua nhau để nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa virus, nhưng theo dữ liệu ở trên thì chỉ có 10% đến 15% người sẽ sản sinh kháng thể sau khi nhiễm bệnh. Điều này có nghĩa là vaccine sẽ không có hiệu quả đối với hơn 85% người còn lại. Hơn nữa, thời gian sống sót của kháng thể lại rất ngắn, đồng nghĩa với việc cho dù vaccine có hiệu quả với 15% người này, thì cũng chỉ có tác dụng trong vài tuần ngắn ngủi, và sau đó virus sẽ lại tiếp tục tấn công cơ thể người, bởi vì kháng thể đã biến mất.
Kết luận của các nghiên cứu ở nhiều quốc gia chỉ ra rằng, việc nghiên cứu và phát triển vaccine không có hy vọng gì.
Làn sóng thứ hai của dịch bệnh là “vô cùng, vô cùng đáng sợ”
Ông Danny Altmann, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, cũng cho biết vào ngày 6/7 rằng, ông cho rằng đợt bùng phát thứ hai của dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ đến. Mặc dù chính phủ các nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc tái nhiễm, nhưng tình hình vẫn “vô cùng, vô cùng đáng sợ”.
Ông nói với CNBC rằng: “Bất cứ ai cũng nghĩ rằng virus đã nhẹ nhàng hơn hoặc đã biến mất, hoặc bằng cách nào đó có thể giải quyết được vấn đề này, nhưng họ đang tự lừa chính mình. Nó vẫn luôn là một loại virus gây chết người, nó vẫn rất, rất dễ dàng lây nhiễm cho mọi người. Hơn nữa, tôi cho rằng mọi người vẫn chưa thích ứng được với hiện thực này”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, rất khó để dự đoán liệu có hay không và khi nào có thể phát triển được một loại vaccine hiệu quả để ngăn ngừa con virus này. Ông nói: “Các yếu tố quyết định thành – bại, và vaccine cũng không dễ dàng mà tìm ra được. Hiện tại có hơn 100 bản dùng thử của vaccine, nhưng trong quá trình này cũng có khả năng xảy ra lỗi. Cá nhân tôi sẽ không đặt cược vào lúc này”.
Đông Phương