Vị thế đồng USD vẫn vững chắc
Vị thế tiền tệ đã là một chủ đề nóng trong một thời gian. Khi đồng euro nổi lên vào năm 1999, nhiều người nghĩ rằng đồng euro sẽ thay thế hoặc ít nhất là chia sẻ tỷ trọng của đồng USD. Nhưng euro đã không làm được. Từ một chuỗi thời gian lịch sử dài hơn cho thấy các khoản nắm giữ (dự trữ) hối đoái (FX) chính thức bằng tiền do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổng hợp, đồng USD vẫn ở mức khoảng 65% trước (1998), và sau sự xuất hiện của đồng euro (2003 đến 2007), đồng USD vẫn ở phong độ tương tự ngay cả trong vài năm trước (2014 đến 2016), ngay sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công Âu Châu do Hy Lạp dẫn đầu.
Trong khi diễn biến ở trên cho thấy vị thế tiền tệ cùng với chức năng lưu trữ giá trị của tiền, thì một chức năng khác quan trọng tương đương [của tiền tệ] là phương tiện trao đổi. Một bộ dữ liệu thường được trích dẫn là tỷ trọng của đồng tiền trong hệ thống thanh toán SWIFT, nhưng lịch sử là ngắn và không thể truy ra được trước năm 2010. Một thước đo tiêu chuẩn hơn là khảo sát doanh thu ngoại hối theo loại tiền tệ, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Dữ liệu này ghi lại cách mỗi loại tiền được sử dụng không chỉ trong thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn trong tài chính. Tuy nhiên, cuộc khảo sát này chỉ được thực hiện ba năm một lần.
Cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện hồi tháng Tư năm nay và chính thức được công bố vào tháng trước. Cuộc khảo sát gồm hơn 40 loại tiền tệ, nhưng ở đây chúng tôi chỉ lập biểu đồ cho 5 loại tiền tệ đầu tiên. Ghi chép có thể quay trở lại năm 1992, nhưng ở đây chúng ta bắt đầu từ năm 1998, một năm ngay trước khi đồng euro ra đời. Vì hai loại tiền tệ này có liên quan đến mỗi giao dịch ngoại hối, nên tổng số tỷ trọng cộng lại lên tới 200%; nhưng ở đây, chúng tôi chia mọi thứ cho hai để tất cả các tỷ trọng được chuẩn hóa thành mức tối đa tiêu chuẩn là 100%. So với cuộc khảo sát trước đó vào năm 2019, tổng doanh số ngoại hối đã tăng hơn 70%, một bước nhảy vọt.
Tỷ trọng của 5 loại tiền tệ hàng đầu trong doanh thu ngoại hối 04/1998-04/2022
Từ biểu đồ kèm theo, trạng thái của đồng USD ít thay đổi theo thời gian thông qua sự duy trì ở mức 43% đến 45% tỷ trọng doanh thu. Một phần tư thế kỷ lịch sử của đồng euro đã không củng cố được tỷ trọng của nó, mà trái lại, tỷ trọng của đồng euro giảm từ gần 20% xuống còn gần 15%. Khoản mất mát này đã bị chiếm bởi các loại tiền tệ không phải là đồng USD khác. Kết quả này có liên quan đến tỷ giá hối đoái nhưng là không đối xứng: Khi đồng euro tăng trước năm 2008 từ 0.8 lên 1.6, thì tỷ lệ này không thay đổi; khi nó giảm sau đó từ 1.6 xuống dưới tỷ giá ngang hàng (1 đổi 1), thì 5% tỷ trọng đã bị mất. Nhiều ngân hàng trung ương cắt lỗ từ xu thế đó.
Nhìn bề ngoài, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là đồng tiền chiến thắng khi giành được thêm nhiều tỷ trọng nhất ba năm trước. Tuy nhiên, thống kê thanh toán SWIFT cho thấy tỷ trọng nhân dân tệ không tăng nhiều mà chỉ tăng từ 1.9% lên 2.1% từ năm 2019 đến nay. Tuy nhiên, trong cùng thời kỳ, tỷ lệ nắm giữ ngoại tệ bằng đồng nhân dân tệ trong hồ sơ của IMF đã tăng từ 1.9% lên 2.9%, một tiến bộ tương đối rõ ràng.
Từ đó, người ta có thể thấy vai trò của đồng nhân dân tệ bị giới hạn trong việc lưu trữ giá trị trong dự trữ chính thức hơn là một phương tiện giao dịch. Vai trò lưu trữ phụ thuộc nhiều vào giá trị tiền tệ. Khi đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá trong bối cảnh nền kinh tế đang xấu đi, liệu vai trò này có thể duy trì được lâu?
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times