Vì sao việc Bắc Kinh đe dọa xâm lược Đài Loan bắt buộc người ta nghĩ lại về hậu quả kinh tế
Ngoài chiến tranh, một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới?
Một cuộc xâm lược Đài Loan có thể buộc phải điều chỉnh lại hoàn toàn cách thế giới và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tương tác với nền kinh tế Trung Quốc, dù là bạn bè hay kẻ thù.
Viễn cảnh Trung Quốc xâm lược Đài Loan có thể trở thành hiện thực, vì Trung Cộng dường như nghĩ rằng họ đã đạt đến đỉnh cao quyền lực do sự suy giảm kinh tế và nhân khẩu học. Một cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ dẫn đến một số vấn đề chính, bao gồm khả năng biến cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Châu Á – Thái Bình Dương với Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, cho đến nay, công chúng vẫn chưa nói gì về việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan có ý nghĩa như thế nào đối với Âu Châu, cũng như các khu vực khác trên thế giới.
Có một số quốc gia nhất định – những nước liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và Đài Loan – đã thảo luận trong nội bộ về lập trường của mình trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược Đài Loan hoặc một cuộc chiến tranh Châu Á-Thái Bình Dương lớn hơn, bao gồm cả viễn cảnh Trung Quốc bị phong tỏa kinh tế. Tuy nhiên, đối với những quốc gia không sẵn sàng thực hiện các bước như vậy hoặc những quốc gia chỉ đơn giản là không có lập trường nào trong trường hợp chiến tranh, thì viễn cảnh vẫn như cũ. Làm thế nào các công ty ở những quốc gia này, và nền kinh tế của họ nói chung, sẽ hoạt động được khi không tiếp cận thị trường Trung Quốc, vốn đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Trung Quốc, và quan trọng nhất, là các nhà máy Trung Quốc?
Bất kỳ cuộc chiến tranh nào trên phạm vi rộng hơn, đều sẽ phá vỡ cả ba điều này, hoặc một cách nghiệm trọng hoặc một cách toàn thể, với sự tiếp cận các nhà máy Trung Quốc và hàng hóa của họ có lẽ là trọng yếu. Một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn sẽ ngăn chặn hoàn toàn tất cả các chuyến hàng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không từ Trung Quốc, và năng lực đường sắt và đường bộ hạn chế hiện có sẽ không thể bù đắp cho hầu hết những điều đó. Bất kỳ cuộc chiến tranh nào dài hơn và rộng hơn cũng sẽ buộc các nhà máy phải chấp nhận sản xuất trong chiến tranh – có nghĩa là, việc tiếp cận như vậy sẽ dừng lại.
Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng cho tất cả các bên, cho dù một bên là ủng hộ Đài Loan, trung lập, hay thậm chí là ủng hộ Trung Cộng; hậu quả sẽ giống nhau đối với tất cả mọi quốc gia, và việc không đưa ra kế hoạch về cách vận hành một nền kinh tế không có Trung Quốc là một thất bại đối với người dân thế giới. Đáng buồn thay, đó đơn giản cũng là một vấn đề không được giải quyết, ít nhất là ở các thủ đô Âu Châu, nơi các nhà lãnh đạo không muốn công nhận hay hiểu vấn đề và giả vờ rằng mọi thứ sẽ diễn ra như trước đây.
Thực hiện các bước khẩn cấp để hợp tác với các doanh nghiệp ở các quốc gia tương ứng của các bên sẽ không chỉ giúp chuẩn bị cho một tương lai không có thị trường Trung Quốc, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Cộng rằng bất kỳ hành động chiến tranh nào cũng sẽ được đáp ứng — có lẽ không phải về mặt quân sự, như nhiều quốc gia quá yếu để tham chiến – với những hậu quả đáng kể.
Nếu chính phủ của quý vị không thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này, thì đã đến lúc liên hệ với đại diện địa phương của quý vị và thúc giục các nhà lãnh đạo cao nhất của quý vị đứng lên chống lại cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Peter Dahlin là người sáng lập Tổ chức Phi chính phủ Bảo vệ An toàn và là người đồng sáng lập Tổ chức Hành động Trung Quốc của Tổ chức Phi chính phủ Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh (2007–2016). Ông là tác giả của “Thử nghiệm bằng phương tiện truyền thông” và là người đóng góp cho “Cộng hòa nhân dân đã biến mất”. Ông ấy sống ở Bắc Kinh từ năm 2007, cho đến khi bị giam giữ và đưa vào một nhà tù bí mật vào năm 2016, sau đó bị trục xuất và bị cấm. Trước khi sống ở Trung Quốc, ông làm việc cho chính phủ Thụy Điển về các vấn đề bình đẳng giới và hiện sống ở Madrid, Tây Ban Nha.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: