Vì sao không nên mua đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc?
Khoảng 80% đồ chơi được bán trên toàn thế giới được sản xuất tại Trung Quốc đại lục. Nhưng những đồ chơi này có an toàn?
Thông thường, công chúng sẽ không biết rằng một món đồ chơi là nguy hiểm cho đến khi một đứa trẻ bị thương, hoặc khi người ta điều tra các khiếu nại và công khai thông báo việc thu hồi sau đó.
Dưới đây là một số đồ chơi có hại cho trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc, cha mẹ cần cân nhắc trước khi mua chúng cho con.
1. Đồ chơi động vật bằng cao su
Hơn 31,000 đơn vị đồ chơi bằng cao su sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi tại Hoa Kỳ do nhiễm sơn vào tháng 8/2018.
#RecallAlert: BSN SPORTS Recalls Rubber Critter Toys Due to Violation of Federal Lead Paint Ban —> https://t.co/WzdCIJWLne
— Connecticut Department of Consumer Protection (@CTDCP) August 29, 2018
BSN Sports đã bán đồ chơi từ tháng 2/2017 đến tháng 6/2018. Chúng có nhiều loại mô phỏng động vật và chủ yếu được sử dụng trong các hoạt động thể chất như trò chơi ném vòng.
“Sự cố mới về ô nhiễm chì hàng loạt trong đồ chơi vào năm 2018 này chỉ rõ các sản phẩm bị nhiễm chì dành cho trẻ em vẫn tiếp tục được bày trên các kệ hàng và đến tay trẻ em”, theo một báo cáo của nhóm nghiên cứu lợi ích cộng đồng Hoa Kỳ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã cảnh báo: Không xác định được mức độ chì trong máu an toàn ở trẻ em và việc tiếp xúc với hóa chất này có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ thống trong cơ thể.
2. Đồ chơi có nam châm rời
Việc thu hồi đồ chơi bằng cao su bắt nguồn từ việc thu hồi hàng loạt 19 triệu đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc năm 2007, trong đó một nửa được phân phối tại Hoa Kỳ. Đồ chơi được thiết kế bởi Mattel, công ty đồ chơi lớn nhất quốc gia.
Trong số các vụ thu hồi có bộ đồ chơi Barbie và Tanner, búp bê Polly Pocket, và mẫu hình các nhân vật hành động khác nhau.
18.2 triệu đồ chơi trong tổng số đồ chơi có chứa nam châm nhỏ và cực mạnh có thể bị rơi ra.
“Trẻ có thể nuốt hoặc ngậm những cục nam châm khi chúng tìm thấy. Nếu nuốt phải nhiều nam châm, các nam châm có thể hút nhau gây thủng hoặc tắc ruột, có thể dẫn đến tử vong,” theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ.
Lượng thu hồi còn lại bao gồm 436,000 chiếc ô tô đồ chơi đúc do Trung Quốc sản xuất mô tả nhân vật Sarge trong bộ phim hoạt hình “Cars”, được phủ bằng sơn chì với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn liên bang.
Robert A. Eckert, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Mattel nói với New York Times: “Không có hệ thống nào là hoàn hảo. Chúng tôi có thể sẽ quay trở lại.”
3. Bóng nhựa và búp bê
Điều thực sự gây sốc là người Canada đã mua hơn nửa triệu số đồ chơi này… tất cả chúng ta đang nghĩ gì vậy?
Có thông tin tiết lộ rằng 516,000 quả bóng nhựa do Trung Quốc sản xuất được bán từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2018 ở Canada cần phải được thu hồi sau khi phát hiện ra rằng mức độ phthalates (PVC) vượt quá giới hạn quy định.
Ngay sau đợt thu hồi này, bộ búp bê nhựa “Montoy” được bán tại chuỗi cửa hàng giảm giá Dollarama phải đối mặt với những lo ngại về hóa chất tương tự, dẫn đến việc loại bỏ khoảng 52,000 bộ đồ chơi ra khỏi các kệ hàng.
Trẻ em ngậm hoặc nhai những đồ chơi chứa chất gây rối loạn nội tiết này có thể mắc các vấn đề về sinh sản và phát triển.
4. Đồ trang sức bằng kim loại cho trẻ em
Đồ trang sức bằng kim loại mà trẻ em đeo được phát hiện có chứa hàm lượng chì cao.
Trong năm 2007, khoảng 103,000 vòng cổ, lắc tay, vòng hạt đá và bông tai nhiều màu nhập khẩu bởi công ty Tween Brands ở New Albany, Ohio, đã bị nhiễm chì. Chúng đã được bán trên toàn quốc tại các cửa hàng bán lẻ Limited Too và Justice.
Một số đồ trang sức được quảng cáo là giống trong phim “High School Musical”, những đồ trang sức khác thì đủ kiểu từ chuỗi mắt xích hoặc dây.
Phổ biến đối với những người theo đạo Cơ Đốc là những chiếc vòng cổ của trẻ em có trang trí biểu tượng con cá và khoảng 132,000 chiếc được phát hiện bị nhiễm chì vào năm 2007.
Cùng năm đó có 300,000 chiếc nhẫn màu bạc bị phát hiện có chứa hàm lượng chì cao và 200,000 món đồ trang sức do công ty Spandrel Sales and Marketing của Tempe, Ariz nhập khẩu cũng bị nhiễm độc tương tự và chủ yếu được bán trong các máy bán hàng tự động với giá 25 xu, một mức giá hấp dẫn.
5. Đồ chơi người nhện
Vào năm 2016, một công ty đã bị phạt 23,400 USD vì bán đồ chơi Trung Quốc làm giả loại giống của thị trường giáng sinh ở Vương quốc Anh.
Trong số 3,700 món đồ bị thu giữ, đồ chơi người nhện có một chiếc móc hút nhỏ, lỏng lẻo gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ nhỏ.
6. Xe đạp và giá vẽ nghệ thuật
Khoảng 6,400 chiếc xe đạp trẻ em được sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi trước kỳ nghỉ lễ 2009 do lỗi thân xe khiến người lái mất kiểm soát.
Trong cùng khoảng thời gian đó có 10,000 giá vẽ nghệ thuật dành cho trẻ em đã bị thu hồi vì chứa lượng chì vượt quá giới hạn liên bang.
7. Xe đẩy trẻ em
Mặc dù không phải là đồ chơi cho trẻ em, nhưng xe đẩy trẻ em do Trung Quốc sản xuất đã lọt vào danh sách với gần một triệu mẫu xe đã bị thu hồi vào năm 2009 khi ít nhất 12 trẻ sơ sinh bị cắt cụt ngón tay vì bị kẹt vào bản lề.
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ cảnh báo rằng sẽ thu hồi các mẫu có vấn đề giống như những mẫu cũ được bán vào năm 1999 tại các cửa hàng bao gồm Target và Babies R Us.
8. Núm ti giả
Khoảng 641,000 núm ti giả được sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi vào năm 2009 vì chúng gây nguy cơ nghẹt thở.
9. Nghiên cứu về đồ chơi được bán ở Trung Quốc
Trong một nghiên cứu năm 2011 của các nhà nghiên cứu từ Greenpeace và IPEN, 500 đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em ở 5 thành phố lớn của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Hồng Kông và Thượng Hải, đã được kiểm tra về độ nhiễm bẩn.
Họ phát hiện ra rằng 32% đồ chơi bị nhiễm chì, asen, phụ gia, thủy ngân, antimon hoặc crom. Những kim loại này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh và miễn dịch của trẻ.
Theo Ada Kong Cheuk-san, một nhà vận động của Tổ chức Hòa bình Xanh, những đồ chơi này không chỉ có thể gây ngộ độc cho trẻ em khi chạm vào hoặc nuốt phải, những kim loại này có thể xâm nhập vào cơ thể qua không khí mà chúng hít thở.
Một số đồ chơi được kiểm tra thuộc các thương hiệu được bán bên ngoài Trung Quốc. Hai chiếc ô tô đồ chơi do Mattel sản xuất lần lượt có nhãn hiệu Hot Wheels và Speed Machines, bị phát hiện có chứa thạch tín. Không rõ liệu những sản phẩm này có được sản xuất bởi cùng một nhà máy sản xuất đồ chơi cho thị trường nước ngoài hay không.
Đáp lại nghiên cứu, chủ sở hữu của Rongjun Toys Industrial nói với tờ South China Morning Post rằng cô ấy bị sốc khi một trong những sản phẩm của mình, một chiếc ô tô đồ chơi, đã được nhắc đến vì chứa hàm lượng chì quá mức, cô nói rằng đồ chơi “không nên” chứa kim loại nặng.
Để biết thêm thông tin về đồ chơi tiềm ẩn nguy hiểm và cách bảo vệ con bạn, hãy truy cập báo cáo hàng năm của PIRG Hoa Kỳ “Trouble in Toyland”.
Do Li Ziyi thực hiện
Ngân Hà biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: