Vì sao có nhiều ‘bà mẹ hổ’ trong các gia đình Á Châu?
Trong cuốn sách mới của mình “Tham vọng và lo lắng – Người nhập cư Á Châu và giáo dục trường học Úc”, học giả người Úc gốc Á – bà Christina Ho đã thảo luận về những thách thức mà sinh viên người Úc gốc Á phải đối mặt, lý do cho kết quả học tập tốt của họ và “sự thật” về những “bà mẹ hổ” trong gia đình của những người nhập cư Á Châu.
Theo báo “The Age” đưa tin, trong cuốn sách của mình, bà Ho đã bày tỏ sự lo ngại về sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa sinh viên Anh và sinh viên Á Châu. Bà cho rằng các chính sách giáo dục về chủ nghĩa tự do mới đã góp phần vào sự phân chia này.
Bà Ho nói rằng, điều khiến bà ngạc nhiên nhất là cuộc phỏng vấn với một sinh viên người Anh. Phần lớn sinh viên trong trường thuộc số tinh anh như sinh viên này đều đến từ gia đình nhập cư. Bà Ho nói, anh ta không có bất kỳ bạn bè nào, không có sơ thích như những bạn học khác, anh cho rằng chính những học sinh Á Châu đã đưa anh vào tình cảnh bi thảm như vậy.
Mặt khác, các sinh viên Á Châu nói với bà Ho rằng, ngôi trường ưu tú mà họ theo học là một trong số ít những nơi họ thực sự cảm thấy thoải mái. Đối với họ mà nói, trường học tựa như một “nơi nương tựa”.
Mọi người đều biết, từ trước đến nay, người Á Châu đều rất coi trọng giáo dục. Một số bậc cha mẹ thậm chí còn lập kế hoạch giáo dục suốt đời cho con cái của họ ngay từ khi chúng được sinh ra.
Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng áp lực học tập không có lợi cho sự trưởng thành của con cái, nhưng họ cảm thấy “thân bất do kỷ”, bản thân không thể tránh khỏi. Bà Ho nói: “Bình thường, đây là nguyên nhân mấu chốt khiến họ nhập cư, con cái của những người này có thể tránh được hệ thống giáo dục quá mức thiên vị (ở quê nhà)”.
Tuy nhiên, rất nhiều người Á Châu sau khi nhập cư vào Úc lại phát hiện trường học ở Úc quá lỏng lẻo, không đủ thử thách học sinh. Bà Ho nói, trường học ở Úc không có bảng xếp hạng, không cho điểm số, cha mẹ không biết chút gì về kết quả học tập của con.
Bởi vậy, phụ đạo ngoại khóa (dạy thêm) trở thành chuẩn mực. “Rất nhiều trường luyện thi sử dụng các mô hình được giới thiệu ở nước ngoài – Có bảng xếp hạng, có điểm số, có bài tập được chuẩn hóa và phản hồi rõ ràng”.
Bà Ho trích dẫn một số liệu nghiên cứu – hơn một nửa số công việc do những người nhập cư Á Châu đảm nhiệm có yêu cầu trình độ kỹ năng thấp hơn so với ở quê nhà của họ.
Một cuộc khảo sát khác cho thấy, một người nhập cư Trung Quốc nhất định phải nộp thêm 68 đơn xin việc để có nhiều cơ hội phỏng vấn như người Úc gốc Anh. Họ có ít vốn liếng xã hội, ít tiếp xúc, cũng ít hiểu biết về các phong tục văn hóa bất thành văn.
Bà Ho nói: “Có rất nhiều ngành nghề mà họ (người nhập cư) không thể tiến vào, nhưng [trường học] là nơi con cái họ có thể cạnh tranh dựa vào năng lực bản thân”. “Thành công trong học tập có thể cho phép con cái họ sau này có được một vị trí trong tầng lớp thượng lưu, cảm giác này (hy vọng) con cái của họ sẽ không gặp phải những trở ngại giống như họ”.
Đây chính là nỗi lo lắng mà bà Ho đã đề cập đến ngay trong tiêu đề quyển sách của mình. Một phụ huynh nói với bà Ho rằng, nếu xét đến những thách thức mà người nhập cư Á Châu tại Úc đang phải đối mặt, thì việc cha mẹ để con cái mải mê vui chơi sau giờ học là một loại “thất trách”, “chỉ những gia đình trung lưu da trắng mới nuôi dạy con theo cách xa hoa như vậy”.
Đây có lẽ là nguyên nhân của nhiều “bà mẹ hổ” trong gia đình người nhập cư gốc Á.
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: