Vì sao Bắc Kinh kiên quyết thông qua Luật An ninh Hồng Kông?
“Lưỡng hội” Trung Quốc vừa quyết định thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông’’. Lần này, Trung Quốc muốn thực sự lấy lại Hồng Kông.
Luật sư cao cấp kiêm Chủ tịch Đảng Dân sự Hồng Kông, ông Lương Gia Kiệt phân tích rằng khi nhận lại Hồng Kông từ Anh vào năm 1997, Trung Quốc đã cam kết tuân theo “Tuyên bố chung Trung-Anh” và “Luật Cơ bản”, cam kết rằng người Hồng Kông sẽ có quyền bỏ phiếu phổ thông. Bắc Kinh cũng đã giữ một hồ sơ lịch sử về các cam kết của họ tại thời điểm đó. Lần này, việc thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” rõ ràng là họ muốn xé bỏ cam kết 23 năm trước của mình.
1. Sẽ khó kiểm soát Hồng Kông nếu tiếp tục phải giữ lời hứa
Ông Lương cho biết, năm 2014 sách Trắng do Hội đồng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh có toàn quyền cai trị Hồng Kông. Hoặc như Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 831, đã đánh bại hoàn toàn bầu cử phổ thông đầu phiếu mà Bắc Kinh đã hứa với người dân Hồng Kông dẫn đến cuộc biểu tình “Chiếm Trung Hoàn” kéo dài liên tiếp trong 79 ngày của người dân Hồng Kông sau đó.
Phong trào yêu cầu bầu cử phổ thông không những không bị dập tắt, mà người dân Hồng Kông còn yêu cầu về tự do ngôn luận, nhân quyền, luật pháp và hệ thống xã hội phải được duy trì.
Bắc Kinh luôn cảm thấy Hồng Kông là thứ khó nuốt trôi, Ông Lương Gia Kiệt nói: “Lý do quan trọng nhất là chính quyền Đảng Trung Quốc từ chối thực hiện cam kết ‘một quốc gia hai chế độ, mức độ tự trị cao, người Hồng Kông quản người Hồng Kông’. Tất nhiên Bắc Kinh sẽ không thừa nhận điều này.”
2. 120 quốc gia yêu cầu điều tra nguồn gốc dịch bệnh, Hoa Kỳ tỏ rõ thái độ đối với Trung Quốc
Dịch bệnh lan rộng toàn cầu khiến cả triệu người nhiễm bệnh, hàng trăm ngàn người tử vong ở Hoa Kỳ và Châu Âu. WHO gồm hơn 120 quốc gia, bao gồm cả Putin đều ủng hộ mạnh mẽ đề xuất của châu Âu về truy tìm nguồn gốc dịch bệnh. Bắc Kinh buộc phải đối mặt với truy cứu trách nhiệm và bồi thường quốc tế.
Cùng lúc, Hoa Kỳ đang trong thời gian tranh cử Tổng thống, giữa Trump và Biden diễn ra một cuộc chiến quyết liệt xem ai mới là người thật sự có thái độ kiên quyết đối với Trung Quốc. Gần đây trên Twitter, TT Trump tuyên bố cáo buộc ông Biden trong mấy chục năm đã dung túng Bắc Kinh, hậu quả cho đến nay vẫn chưa thể vãn hồi.
3. Vô vọng trong cuộc đàm phán về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Trung Quốc phản công
Ông Lương chỉ ra rằng bế tắc trước chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, Bắc Kinh muốn ông Trump khởi động lại cơ chế đàm phán, hoặc là hy vọng nhận được một chút nhân nhượng từ các bên về tình hình dịch bệnh, nhưng kết quả thật đáng thất vọng. Khi ông Tập không còn chỗ thương lượng cho cuộc chiến thương mại Bắc Kinh lại tiếp tục các mánh khóe lừa gạt. Tuy nhiên, khi mà bất kỳ thủ đoạn lừa dối nào cũng không còn giá trị nữa, thì Trung Quốc bắt đầu phản công.
Đối ngoại họ giả tạo tuyên dương Bắc Kinh chống dịch thành công, phủ nhận dịch bệnh bắt nguồn từ Đại Lục. Đối nội, họ mập mờ rao giảng chủ nghĩa yêu nước, kích động tình thần dân tộc, tình cảm yêu nước với khẩu hiệu “Tinh thần chống đế quốc Mỹ sẽ không bao giờ tắt”.
4. Bắc Kinh tự bắt người của mình làm con tin đòi tiền chuộc từ quốc tế
Ông Lương Gia Kiệt tin rằng việc Bắc Kinh đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” trong thời điểm này chẳng khác gì đang đùa với lửa, tức là đã đến bước “ngọc đá cùng nát” để phản công. Trung Quốc giờ đã hết đường, không còn lối để đi, vậy nên thà hy sinh ý nghĩa và vai trò của Hồng Kông về mặt chính trị.
Ông nói “Điều lo lắng nhất mà tôi đã nói đến vài năm trước là Hồng Kông có thể sẽ bị chọn làm chiến trường giữa mô hình Trung Quốc và dân chủ tự do trong hệ tư tưởng chính trị quốc tế, giờ đây đã xảy ra.”
Ông nói rằng Hồng Kông từng nắm giữ một bộ các giá trị cốt lõi như của xã hội phương Tây, thông qua các hoạt động giao thương, thông qua thân phận là thuộc địa của Anh trong 100 năm qua: tự do, nhân quyền, pháp quyền, tam quyền phân lập, tư pháp độc lập.
Ông Lương tin rằng khi Bắc Kinh nhận ra thế giới không còn tin tưởng họ, họ sẽ cảm thấy việc tuân thủ những cam kết với Hồng Kông 23 năm trước cũng chẳng còn tác dụng gì nữa.
Ở lại hay đào thoát? Người Hồng Kông nên quyết định ra sao?
Đối mặt với “Luật An ninh Quốc gia” khốc liệt, nhiều người dân Hồng Kông muốn bỏ trốn, hoặc lên kế hoạch đi nước ngoài định cư. Ông Lương Gia Kiệt đã lấy ví dụ về lịch sử sụp đổ của khối Liên Xô cũ, cộng sản Đông Âu, cộng sản Czech để khuyến khích người dân Hồng Kông chiêm nghiệm về cuộc sống ổn định trong những năm qua. Bây giờ là lúc h phải đối mặt với thời đại khó khăn. Muốn sống một cuộc sống chân chính, hãy làm một người dám nói lời chân thật.
Ông Lương mượn cuộc sống của người dân Czech dưới ách thống trị của chính quyền cộng sản lạm dụng quyền lực trong lịch sử để khuyến khích tất cả mọi người dân Hồng Kông đều kiên trì dũng khí chỉ ra “tên hề” trong “bộ đồ mới của Hoàng đế”. Đây chính là điều Bắc Kinh sợ hãi nhất.
Lý Tình