Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng như thế nào tới nguy cơ mắc bệnh của bạn

Người ta càng ngày càng chú ý đến tầm quan trọng của sức khỏe đường ruột vì phần lớn các thành phần của hệ thống miễn dịch nằm ở đường  tiêu hoá, đồng nghĩa là tối ưu hóa  hệ vi sinh vật ở đường ruột sẽ có tác động lớn đến thể chất và tinh thần của bạn.

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng như thế nào
Nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa các bệnh lý như ADHD, tự kỷ ám thị, hạn chế khả năng học tập, béo phì, tiểu đường, Parkinson và các tình trạng khác với sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột.( Ảnh: Maridav/Shutterstock)

Bằng chứng khoa học thu thập được cũng liên tục cho thấy dinh dưỡng nên tập trung vào nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột của bạn, điều này đồng thời kiểm soát được những vi khuẩn có hại cũng như tăng cường sức đề kháng của bạn đối với các bệnh lý mãn tính.

Bệnh tật bắt đầu từ hệ vi vi khuẩn đường ruột của bạn

Nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa các bệnh lý như ADHD, tự kỷ ám thị, hạn chế khả năng học tập, béo phì, tiểu đường, Parkinson và các tình trạng khác với sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột. Một bài tổng kết khoa học năm 2020 của Alessio Fasano, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Celia ở Bệnh viện Đa khoa Massachusetts thậm chí còn nói rằng tất cả bệnh lý viêm mạn tính bắt đầu từ ruột.

Một nguyên nhân phổ biến là do vệ sinh quá mức. Nói cách khác khi chúng ta quá sạch sẽ thì chúng ta vô tình loại bỏ một hệ vi sinh vật  khỏe mạnh và nhường chỗ cho vi khuẩn có hại phát triển.

Chế độ ăn uống của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ vi sinh vật và có thể  ảnh hưởng đến một số yếu tố trong đó có sự giải phóng zonulin, một nhóm protein ảnh hưởng đến niêm mạc đường ruột của bạn. Bài báo của Fasano đề cập cụ thể đến vai trò của sự thẩm thấu đường ruột qua  trung gian zonulin trong cơ chế phát bệnh của các bệnh viêm mãn tính. Sự thẩm thấu đường ruột có nghĩa là các chất đi qua đường tiêu hóa một cách dễ dàng có thể rò rỉ qua thành ruột. Nếu thành ruột bị rò rỉ thì những chất này có thể thấm qua cơ thể và có thể gây viêm.

Nghiên cứu trên một số lĩnh vực – bao gồm di truyền học ở người , hệ vi sinh vật đường ruột và proteomics (nghiên cứu về protein ) – cho thấy sự thẩm thấu đường ruột có vai trò gây bệnh chính trong sự phát triển của các bệnh viêm mãn tính.Trong khi Zonulin lại đóng vai trò chủ yếu trong sự thẩm thấu đường ruột.

Zonulin có thể làm cho niêm mạc ruột thẩm thấu quá mức dẫn đến rò rỉ ruột. 

Chuỗi sự kiện được đề xuất dẫn đến bệnh lý viêm mãn tính

Trong những trường hợp bình thường thì sự cân bằng nội mô lành  mạnh được duy trì trong đường ruột của bạn sao cho khi gặp phải một kháng nguyên thì sẽ không có phản ứng miễn dịch dư thừa nào xảy ra. Các kháng nguyên là các phân tử hoặc các cấu trúc phân tử cảnh  báo cơ thể khi có một tác nhân gây bệnh đến từ bên ngoài và kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Mất cân bằng về số lượng và chủng dạng của hệ vi sinh đường ruột xảy ra, gây ra sản xuất dư thừa zonulin khiến cho niêm mạc ruột của bạn dễ bị thẩm thấu hơn.

Phản ứng miễn dịch của bạn kích hoạt sự sản sinh các cytokine tiền viêm, bao gồm interferon gamma (IFN-γ) và các yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-α). Những cytokines này  làm trầm trọng hơn sự thẩm thấu đường ruột, từ đó tạo nên một vòng luẩn quẩn. Cuối cùng khả năng chịu đựng của  niêm mạc ruột hoàn toàn bị phá vỡ, bệnh viêm mãn tính khởi đầu. 

Bệnh lý viêm mãn tính liên quan đến đường ruột bị rò rỉ

Bệnh viêm mãn tính đặc thù cuối cùng xuất hiện sau tất cả những điều này  phụ thuộc một phần vào cấu tạo gien, một phần là vào các loại nguy cơ mắc bệnh mà bạn gặp phải và một phần vào thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của bạn.

Một loạt các phản ứng dây chuyền bắt đầu từ sự mất cân bằng về số lượng và chủng dạng của hệ vi sinh đường ruột (hay còn gọi là rối loạn vi khuẩn đường ruột) thúc đẩy sự giải phóng zonulin, dẫn đến ruột bị rò rỉ và gây ra sự giải phóng của các cytokine gây viêm. 

Những bệnh viêm mãn tính liên quan đến đến rối loạn điều tiết quá trình zonulin bao gồm:

  • Rối loạn tự miễn: bệnh Celiac, tiểu đường loại 1, bệnh viêm ruột, đa xơ cứng và  viêm cột sống dính khớp
  • Rối loạn trao đổi chất: bệnh béo phì, kháng insulin, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tiểu đường thai kỳ, tăng lipid máu và tiểu đường loại 2
  • Các bệnh về đường ruột:hội chứng đại tràng co thắt, nhạy cảm với gluten không celiac và rối loạn chức năng ruột (bệnh mãn tính ảnh hưởng tới bộ phận ruột gần)
  • Các bệnh viêm thần kinh: tự kỷ, tâm thần phân liệt, rối loạn trầm cảm và mệt mỏi kinh niên /viêm não tủy sống
  • Ung thư gan và não

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến  gen, có thể thay đổi nguy cơ ung thư

Thoạt nhìn thì việc đưa  bệnh ung thư vào danh sách đó có vẻ kỳ quặc nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng hệ vi sinh đường ruột có thể thực sự là yếu tố thay đổi  phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư.

Vi khuẩn đường ruột không chỉ được chứng minh  ảnh hưởng đến biểu hiện gen, có thế bật một số gien và tắt một số khác.

Một nghiên cứu công bố năm  2018 còn phát hiện rằng có một cách nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư là kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn thông qua kích thích hệ vi khuẩn đường ruột khiến nó hoạt động hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu trên thực tế  đã phát hiện ra rằng  khi  không có những vi khuẩn đặc thù này  thì một số thuốc chống ung thư nhất định  có thể không có tác dụng. 

Vi khuẩn đường ruột góp phần giúp bạn phòng vệ chống virus

Nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn đường ruột cũng góp phần giúp bạn tăng cường sức đề kháng với virus. Dưới đây là báo các của Trường Y Harvard ngày 18/11/2020:

“Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu Trường Y Harvard đã xác định  được một quần thể  vi khuẩn đường ruột cụ thể có thể điều chỉnh phản ứng miễn dịch một cách có hệ thống và cục bộ nhằm  đẩy lùi sự xâm nhập của virus. Công trình nghiên cứu này còn xác định được một nhóm vi khuẩn đường ruột , và một  loại cụ thể trong nhóm này, khiến các tế bào miễn dịch tiết ra các hóa chất  đẩy lùi  virus được biết đến là interferons loại 1.

“Các nhà nghiên cứu còn nhận dạng được phân tử chính xác – dùng chung bởi rất nhiều vi khuẩn đường ruột thuộc cùng nhóm đó – mở ra dòng thác bảo vệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng phân tử này dễ phân tách  và có thể trở thành cơ sở cho các loại thuốc tăng cường khả năng miễn dịch kháng virus ở người.”

Những vi khuẩn này khởi động một loạt các tín hiệu làm giải phóng interferon-beta  bảo vệ chống virus xâm nhập bằng cách kích thích các tế bào miễn dịch tấn công virus và làm cho những tế bào nhiễm virus tự hủy. 

Vai trò của Vitamin D

Những bệnh tự miễn có khuynh hướng chung là thiếu hụt vitamin D, điều này  làm thay đổi hệ vi sinh vật  và chỉnh thể  hàng rào biểu mô ruột. Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Điều đó nói lên rằng mối quan hệ giữa vitamin D và khả năng miễn dịch rất phức tạp. Ngoài việc áp chế phản ứng miễn dịch có thể gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch, vitamin D còn cải thiện những rối loạn tự miễn bằng cách tác dụng lên thành phần  hệ vi sinh vật và hàng rào đường ruột.

Trong khi nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin D đối với vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn chưa đủ mạnh thì sự thiếu hụt vitamin D và các bệnh tự miễn đã được chứng minh là những bệnh lý đi kèm và người ta thường khuyên bổ sung vitamin D cho các bệnh nhân này.

Vitamin D cần thiết để duy trì các mối nối chặt chẽ

Vitamin D hỗ trợ quá trình bảo vệ tế bào miễn dịch và đường ruột. Trên thực tế, vitamin D là một trong những thành phần quan trọng cần thiết để duy trì các mối liên kết chặt chẽ

Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của biểu mô ruột, lớp tế bào đơn nằm bên trong ruột non và ruột già của đường tiêu hóa.

Biểu mô ruột khỏe mạnh và lớp chất nhầy còn nguyên vẹn là những yếu tố quan trọng để bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh và vitamin D giúp duy trì chức năng  rào chắn này.

Thiếu hụt vitamin D có thể góp phần gây ra bệnh tự miễn

Theo các tác giả, thiếu hụt vitamin D có thể góp phần gây ra bệnh tự miễn bằng cách ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và hệ thống miễn dịch theo cách sau:

  1. Sự thiếu hụt hoặc bổ sung vitamin D làm thay đổi hệ vi sinh vật, và  vận dụng một lượng lớn các vi khuẩn  hoặc các  thành phần của vi khuẩn ảnh hưởng đến biểu hiện bệnh.
  2. Thiếu vitamin D do chế độ ăn uống thiếu chất có thể làm suy giảm tính toàn vẹn của hàng rào chức năng và thể dịch của ruột, từ đó làm cho các tương tác của vi khuẩn kích thích hoặc ức chế các phản ứng miễn dịch giảm đi.
  3. Khả năng bảo vệ miễn dịch bẩm sinh của bạn có thể bị tổn hại nếu bạn thiếu vitamin D.

Cách tối ưu hóa hệ vi sinh vật đường ruột của bạn

Tất cả những thông tin này thực sự sẽ khiến bạn hiểu rõ rằng việc tối ưu hóa hệ vi khuẩn đường ruột và mức vitamin D của bạn là vô cùng quan trọng để có một sức khỏe tốt. Bằng cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bạn có thể kiểm soát vi khuẩn và nấm gây bệnh và ngăn chúng xâm nhập, đồng thời tối ưu hóa vitamin D sẽ giúp tránh ruột bị rò rỉ.

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm lên men và nuôi cấy truyền thống là cách dễ nhất, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất để tạo ra tác động đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Các lựa chọn lành mạnh bao gồm lassi (một loại sữa chua uống của Ấn Độ), các sản phẩm sữa hữu cơ được nuôi trồng từ cỏ như kefir và sữa chua, natto (đậu nành lên men) và các loại rau lên men.

Như bạn đã có thể đã biết, thuốc kháng sinh giết chết vi khuẩn đường ruột của bạn một cách bừa bãi, cả tốt và xấu. Đây là lý do tại sao nhiễm trùng thứ cấp và  chức năng miễn dịch suy giảm là những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh. Tiếp xúc với  lượng thuốc kháng sinh thấp kinh niên qua thực phẩm cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột của bạn, có thể dẫn đến bệnh kinh niên và tăng nguy cơ kháng thuốc.  Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là  bạn cũng cần tránh những thứ làm rối loạn hoặc giết chết hệ vi sinh vật của bạn, và điều này bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, trừ khi thực sự cần thiết
  • Các loại thịt được nuôi thông thường và các sản phẩm động vật khác, vì những động vật này thường được cho ăn kháng sinh liều thấp, cộng với ngũ cốc được biến đổi gen và / hoặc xử lý bằng glyphosate
  • Thực phẩm đã qua chế biến (vì lượng đường quá mức sẽ nuôi vi khuẩn gây bệnh)
  • Nước được khử trùng bằng clo và / hoặc có flo
  • Xà phòng diệt khuẩn và các sản phẩm có chứa triclosan

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ nắn xương, tác giả bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, quan điểm  chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. 

Joseph Mercola
Thanh Vân biên dịch

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn