2 phương pháp để có sức khỏe đường ruột tốt hơn
Tối ưu hóa hệ vi khuẩn đường ruột và mức vitamin D là rất quan trọng để có một sức khỏe đường ruột tốt
Nghiên cứu gần đây cũng nhấn mạnh vai trò của vitamin D đối với sức khỏe đường ruột và khả năng tự miễn dịch. Theo bài báo tổng quan được xuất bản vào ngày 21/01/2020 trên tạp chí Frontiers in Immunology:
“Các bệnh tự miễn dịch có xu hướng chung là thiếu vitamin D, điều này làm thay đổi hệ vi sinh vật và tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột.”
“Trong bài đánh giá này, chúng tôi tóm tắt ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột đối với hệ thống miễn dịch, khám phá các mô hình vi sinh vật đã xuất hiện từ các nghiên cứu về các bệnh tự miễn dịch và thảo luận về việc thiếu hụt vitamin D có thể góp phần vào quá trình tự miễn dịch thông qua ảnh hưởng đến chức năng hàng rào đường ruột, thành phần hệ vi sinh vật, và/hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng miễn dịch.”
Các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic đã viết rằng, vitamin D có một số tác dụng điều hòa trực tiếp và gián tiếp hệ thống miễn dịch, bao gồm kích hoạt tế bào T điều hòa (Tregs), ức chế sự biệt hóa của tế bào Th1 và Th17, làm suy giảm sự phát triển và chức năng của Tế bào lympho B, giảm kích hoạt bạch cầu đơn nhân, và kích thích các peptide kháng khuẩn từ các tế bào miễn dịch.
Điều đó nói lên rằng, mối quan hệ giữa vitamin D và khả năng tự miễn dịch rất phức tạp. Bên cạnh ức chế miễn dịch, vitamin D cũng có tác dụng cải thiện các rối loạn tự miễn dịch bằng cách ảnh hưởng đến thành phần hệ vi sinh vật và hàng rào đường ruột.
Bài tổng quan trích dẫn nghiên cứu cho thấy tình trạng vitamin D làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột. Nói chung, sự thiếu hụt vitamin D có xu hướng làm tăng Bacteriodetes và Proteobacteria trong khi lượng vitamin D cao hơn có xu hướng làm tăng tỷ lệ nhiễm Prevotella và giảm một số loại Proteobacteria và Firmicutes.
Mặc dù nghiên cứu đề cập đến tác động của vitamin D đối với vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là ở những bệnh nhân mắc bệnh tự miễn vẫn còn nghèo nàn. Nhưng thiếu hụt vitamin D được coi là vấn đề kèm theo trong các bệnh tự miễn và việc bổ sung vitamin D thường được khuyến cáo cho những bệnh nhân này.
Vitamin D cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của biểu mô ruột
Vitamin D được biết đến nhiều hơn nhờ tác dụng hỗ trợ quá trình bảo vệ tế bào miễn dịch và đường ruột trong ruột. Trên thực tế, vitamin D là một trong những thành phần quan trọng cần thiết để duy trì các cầu nối tế bào chặt chẽ. Như đã giải thích trong bài tổng quan này:
“Biểu mô ruột tương tác liên tục với môi trường bên ngoài [thông qua thức ăn]. Tính toàn vẹn của hàng rào và chức năng kháng khuẩn ở bề mặt biểu mô là rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi và ngăn chặn sự xâm nhập hoặc quá mức của các loài vi sinh vật. Biểu mô ruột khỏe mạnh và lớp chất nhầy còn nguyên vẹn là yếu tố quan trọng để bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh và vitamin D giúp duy trì chức năng hàng rào này”.
Vitamin D góp phần gây ra bệnh tự miễn như thế nào?
Theo các tác giả, thiếu hụt vitamin D có thể góp phần gây ra bệnh tự miễn bằng cách ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật và hệ thống miễn dịch theo cách sau:
- Sự thiếu hụt hoặc bổ sung vitamin D làm thay đổi hệ vi sinh vật, sự phong phú của vi khuẩn hoặc thành phần tác động đến biểu hiện bệnh.
- Thiếu hụt tín hiệu từ vitamin D do chế độ ăn uống thiếu chất có thể làm suy giảm tính toàn vẹn của hàng rào chức năng và thể chất của ruột, do đó cho phép các tương tác của vi khuẩn kích thích hoặc ức chế các phản ứng miễn dịch.
- Khả năng bảo vệ miễn dịch bẩm sinh của bạn có thể bị tổn hại nếu bạn thiếu vitamin D.
Cách tối ưu hóa sức khỏe đường ruột
Tất cả những thông tin trên thực sự cho thấy rằng việc tối ưu hóa hệ vi khuẩn đường ruột và mức vitamin D là rất quan trọng để có một sức khỏe tốt. Bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, bạn có thể kiểm soát vi khuẩn và nấm gây bệnh và ngăn chúng xâm nhập. Đồng thời tối ưu hóa mức vitamin D sẽ giúp tránh ruột bị rò rỉ.
Thường xuyên ăn các loại thực phẩm lên men truyền thống là cách dễ dàng, hiệu quả và ít tốn kém nhất để tạo ra tác động đáng kể đến hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. Các lựa chọn lành mạnh bao gồm lassi (một loại thức uống từ sữa chua của Ấn Độ), các sản phẩm sữa hữu cơ từ động vật được nuôi trồng bằng cỏ như kefir và sữa chua, natto (đậu nành lên men) và các loại rau lên men.
Mặc dù tôi không phải là người chuyên đề xuất dùng nhiều thực phẩm bổ sung (vì tôi tin rằng phần lớn chất dinh dưỡng của bạn cần đến từ thực phẩm), nhưng chế phẩm sinh học là một ngoại lệ nếu bạn không ăn thực phẩm lên men thường xuyên.
Probiotic từ bào tử vi khuẩn L.Bacillus hoặc sporebiotic có thể đặc biệt hữu ích khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh. Probiotic và sporebiotic cũng là một chất bổ sung tuyệt vời cho các chế phẩm sinh học thông thường.
Sporebiotic chứa thành tế bào của các bào tử trực khuẩn sẽ giúp tăng cường khả năng chống chịu miễn dịch. Và do chỉ chứa các bào tử là lớp vỏ bảo vệ xung quanh ADN và bộ máy hoạt động của ADN chứ không phải trực khuẩn sống, nên sporebiotic không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh.
Tránh những thứ làm gián đoạn hoặc hủy hoại hệ vi sinh vật đường ruột
Một điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là bạn cũng cần tránh những thứ làm gián đoạn hoặc hủy hoại hệ vi sinh vật đường ruột, bao gồm:
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times