Vẻ đẹp của sự cân bằng trong thiết kế nội thất
Cuốn sách mới nhất của nhà thiết kế nội thất Phoebe Howard ‘Nguyên tắc của những căn phòng đẹp’ mang tới cho chúng ta một bầu không khí vui vẻ, sôi động nhưng vẫn rất tinh tế được tạo từ bảng màu rực rỡ gồm hồng san hô và xanh lá chanh.
Từ thuở ấu thơ, nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Phoebe Howard đã thường xuyên đến thăm trang trại của ông bà cô ở Alabama. Đó cũng chính là nơi đầu tiên nuôi dưỡng sự trân trọng trong cô về một ngôi nhà được chăm sóc kỹ lưỡng.
“Việc mọi người đến thăm nhau khi ấy là một việc đại sự. Mọi người đã dành thời gian để ở bên nhau, và điều này lưu lại trong tôi một ấn tượng rất lâu dài – rằng ngôi nhà của bạn thực sự quan trọng và bạn cần đặt rất nhiều tâm tư vào nó,” cô Howard đã chia sẻ điều này trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Cô Howard đã biến sự chú tâm đó thành sự nghiệp. Lần đầu tiên cô làm nên tên tuổi của mình khi điều hành [công ty] Mrs. Howard cùng với chồng của mình, một công ty [thiết kế] nội thất nhà ở đã nhân rộng ra nhiều cơ sở trên khắp miền nam Hoa Kỳ.
Khoảng năm 2005, cô chuyển sang lĩnh vực thiết kế nội thất và đã khẳng định danh tiếng của mình nhờ những [thiết kế] như một làn gió mới thổi vào phong cách truyền thống – vẻ thanh lịch, những nét bất hủ đặc sắc nhưng vẫn đầy thời thượng cho cuộc sống hiện đại.
“Tôi nghĩ cái đẹp là một thứ gì đó [có thể] khiến người ta thỏa mãn theo một cách đơn giản và tinh tế. Bạn biết đấy, một thứ gì đó không vỗ bang bang vào đầu của bạn, một thứ gì đó không phô trương, một thứ gì đó không phải là một lời tuyên bố táo bạo – tất cả các yếu tố trong ấy cần phải phối hợp [thật tốt] với nhau để tạo nên một tổng thể gắn kết, và không một đối tượng cụ thể nào nổi bật [hơn đối tượng nào]”, Howard chia sẻ [về phong cách của mình].
Sự cân bằng này chính là chủ đề luôn xuất hiện trong các thiết kế của cô Howard.
Cô chia sẻ thêm, “Tôi nghĩ rằng sự đối xứng mang lại [cảm giác] yên bình. [Cách sắp xếp vật dụng] theo thứ tự đối xứng mang đến cảm giác yên bình và tĩnh lặng,” cô nói.
Điều này cũng không có nghĩa là các vật dụng hay cách thiết kế của căn phòng đều phải theo từng cặp từng đôi, mà còn gồm cả sự tương phản, đơn cử một ví dụ, một căn phòng lớn ốp gỗ [kết hợp] với đồ nội thất bọc da sang trọng. Tương tự như vậy, một không gian với đồ nội thất kết cấu tự nhiên – mặt bàn làm bằng gỗ dạt, dầm bàn được đẽo thô và ghế được đan bằng cây liễu gai – có thể được bù lại bằng những bức tường và trần nhà có bề mặt trơn nhẵn, bóng mượt.
Cô nhấn mạnh rằng sự cân bằng này đến từ một “sự kiểm soát tuyệt đối.” Cô cũng khuyên rằng khi trang trí những căn phòng, mọi người đầu tiên cần phác thảo kế hoạch từ phần nền nhà và quyết định những đồ nội thất có kích thước phù hợp.
“Hãy đừng mua thứ gì đó trừ khi bạn chắc rằng thứ ấy sẽ vừa vặn và hoà hợp với tất cả các yếu tố khác trong căn phòng”, cô chia sẻ.
Sau khi đã xác định được những đồ vật phù hợp rồi, kế đến là bắt đầu lựa chọn chất liệu.
Phải cần đến kinh nghiệm và đôi mắt được đào tạo để [có thể] đạt đến phong cách của Howard, [nhưng] nhà thiết kế hy vọng có thể tìm được nhiều ví dụ trong cuốn sách của cô để tìm cảm hứng cho những cư dân sống trong những ngôi nhà tầm trung.
Đối với [chủ đề] “cách bố trí trong phòng” và “cách áp dụng các nguyên tắc,” cô Howard khuyên rằng, “phối hợp cái cũ và cái mới, sử dụng nhiều vật liệu kim loại, giảm độ tương phản màu, [bố trí] đối xứng, sắp đặt đầy đủ phụ kiện và tổ chức tốt tất cả mọi thứ – đó là tất cả những điều mà bất kỳ ai cũng có thể làm được.”
Cô là người ủng hộ việc bố trí thêm đồ cổ vào các phòng để “thêm [một chút] gỉ sắt, [một chút] lịch sử và một lớp [nội thất] khác thú vị hơn hoàn toàn chỉ là nội thất mới.”
Howard đặc biệt tìm kiếm những món đồ cổ đã được đánh bóng sạch sẽ, chúng sẽ dễ dàng phù hợp với những thiết kế hiện đại hơn.
Ví dụ, cuốn sách của Howard có hình ảnh về căn hộ của cô tại khu Buckhead, Atlanta. Trong phòng khách của mình, cô đặt những chiếc ghế, gối dựa và một tấm thảm — một sự hòa trộn của rất nhiều kết cấu có sắc ngà. Những chiếc bàn và tủ cổ được làm bằng gỗ, tất cả đều có nhiều niên đại khác nhau, bổ trợ những khối màu nhẹ bằng khối màu tối, ấm áp và đường nét đơn giản của những đồ vật ấy.
Và cuối cùng, cô Howard khuyến khích mọi người nên sống thật với chính mình – bao gồm cả việc lựa chọn sử dụng những màu sắc đậm, nếu thích.
[Cuốn sách] “Nguyên tắc của những căn phòng đẹp” đã [cho chúng ta thấy] một bầu không khí vui vẻ, sôi động nhưng vẫn rất tinh tế được tạo từ bảng màu rực rỡ gồm hồng san hô và xanh lá chanh.
Một mẹo để làm dịu các màu mạnh của cô là phối cùng với các màu sắc nhã nhặn.
Vì mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà do sự tiếp diễn của đại dịch, một ốc đảo “xinh đẹp” sẽ tạo ra một lối thoát nhẹ nhàng cho những căng thẳng của thế giới ngoài kia. Cuốn sách của Howard có rất nhiều hướng dẫn [dành cho bạn] để đạt được điều đó.
Annie Wu gia nhập đội ngũ nhân viên toàn thời gian của Epoch Times vào tháng 07/2014. Năm đó, cô đã giành được giải nhất của Hiệp hội Báo chí New York cho hạng mục tin tức thời sự hay nhất. Cô tốt nghiệp trường Đại học Barnard và Khoa Báo chí sau đại học của trường Đại học Columbia.
Thiên Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: