Vanuatu: Núi lửa dưới đáy biển phun trào, chính quyền cảnh báo người dân giữ cảnh giác
Một ngọn núi lửa ngầm đang hoạt động ở bờ biển đảo Epi của Vanuatu đã phun trào sau nhiều ngày hoạt động địa chấn được ghi nhận trong khu vực, buộc các nhà chức trách phải chuyển hướng tàu thuyền và phi cơ.
Sự kiện này xảy ra khi Cục Đo lường và Nguy cơ Địa lý Vanuatu nâng mức cảnh báo của ba trong số năm ngọn núi lửa đang hoạt động của nước này lên cấp hai hoặc cho thấy các dấu hiệu bất ổn lớn.
Trong một cảnh báo được đưa ra trên trang Facebook của Cục Đo lường và Nguy cơ Địa lý Vanuatu vào chiều thứ Tư (01/02), cơ quan này cho biết các quan sát mới nhất đã xác nhận rằng nón núi lửa đang hình thành với lượng phát thải tro liên tục. Với các vụ nổ ngầm dưới lòng biển đang diễn ra, giải phóng khí và khí thải, họ đã thiết lập bán kính vùng nguy hiểm trong phạm vi 10 km (6.2 dặm).
Họ cho biết: “Người dân trên đảo Epi và các đảo xung quanh cũng được khuyến cáo nên cảnh giác với bất kỳ trận động đất lớn nào liên quan đến các vụ phun trào núi lửa đang diễn ra vốn có khả năng sẽ gây ra một trận sóng thần.”
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, trước khi xảy ra vụ phun trào núi lửa, chất magma dâng cao có thể làm biến dạng khu vực xung quanh hình nón khiến mặt đất phồng lên, và có thể có hoạt động bốc hơi hoặc khí núi lửa đáng chú ý cùng với các khu vực đất nóng mới hoặc mở rộng.
Họ cũng cảnh báo rằng các vụ phun trào hơi nước từ núi lửa này có thể xảy ra mà không có hoặc có rất ít cảnh báo về việc nước quá nóng sẽ dẫn đến hiện tượng bốc hơi.
Đợt phun trào lớn đến mức đủ kích hoạt các cảnh báo
Sĩ quan cao cấp về núi lửa của tàu ngầm Ricardo William nói với Radio New Zealand rằng đợt phun trào này lớn đến mức đất nước phải kích hoạt một số cảnh báo.
Ông nói: “Hoạt động của núi lửa tăng lên một chút dẫn đến những vụ nổ đẩy tro bụi ra khoảng 100 km ra xung quanh núi lửa dưới đáy biển này.”
“Chúng tôi đã đưa ra lời khuyên cho ngành hàng không cũng như những bến thuyền là tránh xa khu vực phía đông của đảo Apia.”
Một cảnh báo theo dõi cũng đã được đưa ra cho các hòn đảo khác xung quanh Api.
Núi lửa ngầm Đông Api thực sự là một trong một chuỗi các núi lửa ngầm đang hoạt động và một miệng núi lửa phun trào lần cuối hồi năm 2004. Núi lửa này có ba nón lớn hơn được đặt tên là Epi-A, Epi-B, và Epi-C.
Nằm trên vành đai đứt gãy địa chấn được gọi là “Vành đai Lửa Thái Bình Dương,” quốc đảo Vanuatu cũng dễ xảy ra các vụ phun trào núi lửa và lốc xoáy, đồng thời được Đại học Liên Hiệp Quốc xếp hạng là quốc gia có nguy cơ cao nhất thế giới về thảm họa thiên tai.
Phun trào xảy ra một năm sau vụ nổ núi lửa Tongan
Vụ phun trào núi lửa này tại Vanuatu diễn ra chỉ hơn một năm sau một vụ phun trào núi lửa lớn dưới đáy biển ở Tonga đã giải phóng một làn sóng xung kích trong khí quyển tỏa ra với tốc độ gần bằng tốc độ âm thanh.
Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai của Tonga và trận sóng thần sau đó vào ngày 15/01/2022 đã quét sạch toàn bộ một ngôi làng trên một trong những hòn đảo nhỏ bên ngoài Tonga và khiến ít nhất ba người thiệt mạng.
Theo nghiên cứu về vụ phun trào núi lửa Tonga, được công bố vào ngày 22/09/2022 trên tập san hàn lâm Science, vụ phun trào núi lửa này dữ dội đến mức cột khói của núi lửa xâm nhập vào tầng bình lưu, làm nổ tung ít nhất 50 teragram (50 tỷ kg) hơi nước.
Tầng bình lưu là lớp khí quyển ở từ 8 đến 33 dặm (12 đến 53 km) trên bề mặt trái đất.
Nghiên cứu này cho biết: “Sự kiện này đã làm tăng lượng hơi nước trong đám hơi nước đang phát triển ở tầng bình lưu lên vài bậc độ lớn và có thể làm tăng lượng hơi nước ở tầng bình lưu toàn cầu lên hơn 5%.”
Trong một nghiên cứu của NASA được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của cơ quan này tại Nam California, các nhà nghiên cứu khẳng định lượng hơi nước thoát ra là khoảng 146 teragram, gần gấp ba lần so với lượng được trích dẫn trong nghiên cứu của Science.
NASA cho biết luồng hơi nước “cự đại” này tương đương với hơn 58,000 bể bơi quy mô Olympic.
Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì giống như vậy,” ông Luis Millan, một nhà khoa học khí quyển tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, cho biết trong báo cáo của NASA. Ông dẫn đầu nghiên cứu về hơi nước do vụ phun trào núi lửa Tonga gây ra.
Theo NASA, trong 18 năm qua, chỉ có hai vụ phun trào núi lửa khác đã đưa “một lượng đáng kể” hơi nước lên độ cao như vậy — đó là vụ phun trào Kasatochi năm 2008 ở Alaska và vụ phun trào Calbuco năm 2015 ở Chile.
Bản tin có sự đóng góp của Aldagra Fredly
Thanh Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times