Vai trò của Ủy ban 06/01 có thể là gì?
Quốc hội nên điều tra đầy đủ về cuộc bạo loạn tại Điện Capitol vào ngày 06/01/2021 — và các cuộc bạo loạn tương tự gần đây tại các địa điểm mang tính biểu tượng của chính phủ liên bang.
Nhưng thật không may, họ sẽ không bao giờ làm vậy. Tại sao lại không?
Ủy ban hiện tại không phải là lưỡng đảng. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) cấm các ứng viên của Đảng Cộng Hòa, những người được lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện lựa chọn theo truyền thống để phục vụ trong ủy ban này.
Trước đây, chưa có chủ tịch nào từ chối đề cử của đảng thiểu số vào một ủy ban đặc biệt của Hạ viện.
Tiêu chí hoài nghi của riêng bà Pelosi đối với sự tham gia của Đảng Cộng Hòa gồm hai phần: Bất kỳ thành viên Đảng Cộng Hòa thiểu số nào hăng hái cũng đều phải bỏ phiếu đàn hặc cựu Tổng thống Donald Trump trong khi họ không có cơ hội thực tế nào được tái đắc cử vào năm 2022.
Trong số 210 thành viên của Đảng Cộng Hòa, chỉ còn lại Dân biểu Liz Cheney (Cộng Hòa-Wyoming) và Adam Kinzinger (Cộng Hòa-Illinois), những người hăng hái và có thể phù hợp với các tiêu chí của bà Pelosi.
Một cuộc điều tra thực sự sẽ dẫn đến các cuộc tranh luận, kiểm tra chéo, và bất đồng — kiểu thỏa hiệp mà các ủy ban quốc hội vẫn thường làm như vậy.
Ngược lại, phiên tòa ngày 06/01 không có các quan điểm bất đồng. Nội dung ẩn ý của nó đúng với cương lĩnh của Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Lavrentiy Pavlovich Beria: “Hãy cho tôi xem người đàn ông đó, và tôi sẽ cho quý vị thấy tội ác.”
Nếu ông Trump không xem xét việc tranh cử tổng thống lần thứ ba, liệu ủy ban này có tồn tại không?
Những lăng kính bóng bẩy do Hollywood sản xuất của họ chứng tỏ rằng ủy ban này không quan tâm đến những sự kiện bất tiện. Tại sao một sĩ quan của Điện Capitol lại bắn thiệt mạng một người phụ nữ nhỏ nhắn không tấc sắt trong tay khi cô bước qua một cửa sổ của Điện Capitol? Và tại sao danh tính của viên cảnh sát này và, thực tế là tất cả thông tin về hồ sơ của ông ta, lại bị giấu kín đối với công chúng?
Tại sao ủy ban này không điều tra xem liệu số lượng lớn các nhân viên FBI và những người cung cấp thông tin có đầy rẫy trong đám đông hay không? Rốt cuộc, phóng viên Matthew Rosenberg của New York Times, người đã có mặt ở đó vào ngày 06/01/2021, đã tuyên bố rằng, “Có rất nhiều người cung cấp thông tin của FBI trong số những người đã tấn công Điện Capitol.”
Bàn về việc các đồng nghiệp báo chí của chính ông đưa ra một câu chuyện về “cuộc nổi dậy” đầy kịch tính, ông Rosenberg đã chế giễu, “Họ đã làm quá việc này lên. Họ đang tạo ra (ngày 06/01) là một thứ gì đó có tổ chức mà không phải vậy.”
Một ủy ban thực sự cũng sẽ điều tra lý do tại sao có nhiều cảnh báo về một đám đông lớn sẽ tụ tập, nhưng dường như chính phủ đã có rất ít hành động để bảo đảm an ninh trong trường hợp các phần tử bất hảo thực hiện hành vi bạo lực.
Một ủy ban thực sự sẽ tìm hiểu lý do tại sao chính phủ và truyền thông khăng khăng cho rằng sĩ quan Brian Sicknick đã bị những người ủng hộ ông Trump sát hại — ngay cả khi người ta biết rằng ông ấy tử vong vì nguyên nhân tự nhiên.
Sẽ không có câu hỏi nào trong những câu hỏi trên nhận được hồi đáp vì sẽ không có câu nào được đưa ra, bởi vì vai trò của ủy ban này không phải là để điều tra, mà là để xác nhận một câu chuyện được dùng cho mục đích nào đó.
Một ủy ban thực sự cũng sẽ điều tra vụ bạo loạn khác, lớn hơn nhiều và gây thiệt mạng nhiều người hơn đối với tài sản mang tính biểu tượng của chính phủ liên bang vài tháng trước đó.
Ví dụ, vào ngày 31/05/2020, những người biểu tình bạo lực đã cố gắng tràn vào khuôn viên Tòa Bạch Ốc. Những kẻ bạo loạn đã tìm cách đốt phá Nhà thờ Thánh John’s Episcopal lịch sử gần đó.
Một cách bí ẩn, Thị trưởng Hoa Thịnh Đốn Muriel Bowser đã không cử cảnh sát đến tiếp viện cho các nhân viên Mật vụ bị áp đảo, những người mà tại thời điểm này, dường như không thể giữ đám đông ra xa khỏi Tòa Bạch Ốc.
Tờ New York Times phù phiếm sau đó reo mừng, “Ông Trump đang rút lui vì sợ hãi.” Có phải New York Times đang đồn thổi rằng tổng thống là một kẻ hèn nhát khi rút lui khỏi một đám đông chính nghĩa?
Để đề phòng, Sở Mật vụ đã đưa tổng thống và gia đình tổng thống đi đến một căn hầm an toàn dưới lòng đất.
Những cuộc bạo loạn như vậy ở gần hoặc tại Tòa Bạch Ốc đã tiếp tục trong phần lớn mùa thu, trước khi giảm bớt một cách bí ẩn vào những tuần cuối cùng trước cuộc bầu cử.
Chưa đầy ba tuần sau cuộc bạo động dữ dội ở Hoa Thịnh Đốn, ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân Chủ Kamala Harris dường như đã kích động để các cuộc biểu tình bạo lực tiếp tục.
“Họ sẽ không dừng lại. … Đây là một phong trào … họ sẽ không bỏ cuộc. Và họ không nên bỏ cuộc, và chúng ta cũng không nên.”
Lưu ý rằng hoạt động cổ vũ của bà Harris đã có sự tham gia của một loạt các nhân vật nổi tiếng cánh tả, người đã tạo bối cảnh cho bạo lực.
Kiến trúc sư Nikole Hannah-Jones của “Dự án 1619” đã khoe khoang rằng, “Việc phá hủy tài sản, thứ có thể thay thế được, không phải là bạo lực.”
Cựu xướng ngôn viên của CNN, ông Chris Cuomo, nói: “Và làm ơn, hãy chỉ cho tôi chỗ mà họ nói rằng những người biểu tình phải lịch sự và ôn hòa đi.”
Lưu ý rằng cuộc bạo loạn, đốt phá, và cướp bóc vào mùa hè năm 2020 đã tiếp diễn trong gần bốn tháng. Con số này khiến hơn 35 người thiệt mạng, khoảng 1,500 cảnh sát bị thương, khoảng 14,000 vụ bắt giữ, và thiệt hại tài sản từ 1 tỷ đến 2 tỷ USD.
Vụ bạo lực này thường nhằm vào các tòa nhà mang tính biểu tượng của chính phủ, từ tòa án cho đến đồn cảnh sát. Không bao giờ có bất kỳ cuộc điều tra liên bang nào để xác định lý do tại sao các quan chức tiểu bang, địa phương, và liên bang vẫn cho phép tiếp tục hành vi phá hoại này.
Tại sao phần lớn những người bị bắt lại được chính phủ thả ra?
Và những người cực đoan Antifa và BLM đã dàn dựng bạo lực bằng cách sử dụng mạng xã hội như thế nào? Vai trò của các quan chức dân cử nổi tiếng trong việc dung túng hoặc khuyến khích bạo lực hoặc kết giao với những tên đầu sỏ là gì?
Một ủy ban đặc biệt thực sự của lưỡng đảng chuyên để chấm dứt mọi bạo lực nhắm vào Tòa Bạch Ốc, Điện Capitol, hoặc các tòa án liên bang có thể rất hữu ích trong việc điều tra thời kỳ đen tối này trong lịch sử Hoa Kỳ.
Và đó chính là lý do tại sao đã không có ủy ban như vậy.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Victor Davis Hanson là một nhà bình luận có tư tưởng bảo tồn truyền thống, người nghiên cứu văn hóa cổ đại, và nhà sử học quân sự. Ông là một giáo sư danh dự về các về văn hóa cổ đại tại Đại học Tiểu bang California, thành viên cao cấp về lịch sử quân sự và cổ đại tại Đại học Stanford, thành viên của Cao đẳng Hillsdale, và là thành viên ưu tú của Center for American Greatness. Ông Hanson đã viết 16 cuốn sách, trong đó có “The Western Way of War” (“Chiến Tranh Kiểu Phương Tây”), “Fields Without Dreams” (“Những Cánh Đồng Không Có Ước Mơ”) và “The Case for Trump” (“Tranh Luận cho Ông Trump”).