Vaccine do Trung Quốc sản xuất kém hiệu quả ở nước ngoài
Những nước dùng vaccine của Trung Quốc như Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Seychelles, Chile và Uruguay… đều nhận được hiệu quả phòng ngừa không cao như mong đợi.
Bahrain, quốc đảo thuộc Vịnh Ba Tư, là một trong những quốc gia đầu tiên bày tỏ sự ủng hộ đối với vaccine do Tập đoàn Sinopharm của Trung Quốc sản xuất vào tháng 12 năm ngoái, mặc dù các nhà khoa học lúc đó đều bày tỏ nghi ngờ về việc thiếu an toàn công cộng và mức độ hiệu quả của vaccine Trung Quốc.
Vào tháng 3 năm nay, Bahrain bắt đầu nhận được lô vaccine được sản xuất tại Trung Quốc đầu tiên, nhưng đến tháng 5, Bahrain lại trở thành nước đầu tiên hoài nghi tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao ở Bahrain nói với giới truyền thông rằng mặc dù lượng lớn dân số cả nước đã tiêm chủng vaccine Trung Quốc, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh tiếp tục tăng mạnh. Từ tháng 5, họ bắt đầu tăng cường chích ngừa cho những người trên 50 tuổi, người mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh mạn tính, đồng thời khuyến nghị sử dụng vaccine do Pfizer và BioNTech SE sản xuất, đây là hai công ty của Hoa Kỳ. Trước đó, những người này đã được tiêm 2 mũi vaccine của Sinopharm, Trung Quốc.
Theo Washington Post, gần một nửa dân số Bahrain đã được chích ngừa đầy đủ, nhưng trong vài tuần qua, Bahrain đã chứng kiến làn sóng số ca bệnh mắc kỷ lục khiến chính phủ phải tuyên bố phong tỏa trong hai tuần.
Theo Hãng thông tấn Bahrain, vào thứ năm ((3/6) có tổng cộng 1936 ca nhiễm mới được báo cáo, tổng số ca mắc vượt quá 240,000 người trên 1.6 triệu dân cả nước, hơn 1,000 người đã tử vong.
Nước UAE láng giềng cũng phụ thuộc rất nhiều vào vaccine của Sinopharm. Họ cũng tuyên bố, sẽ cung cấp liều tăng cường (liều thứ 3) của vaccine Sinopharm từ giữa tháng 5 vì các nghiên cứu cho thấy một số người đã chích ngừa nhưng lại không sinh đủ kháng thể.
Seychelles, Chile và Uruguay cũng đã tiến hành tiêm chủng trên diện rộng. Họ sử dụng vaccine Sinopharm hoặc Coxing của Trung Quốc, nhưng số ca mắc cũng tăng mạnh.
Một báo cáo của nhóm WHO vào tháng 5 cho thấy Sinopharm có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa các triệu chứng covid-19 ở người lớn từ 18 đến 59 tuổi. Số liệu trên được trích dẫn từ số liệu thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc, Bahrain, Ai Cập, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Hiệu quả trên cũng tương đương với vaccine do AstraZeneca tại Thuỵ Điển sản xuất, nhưng thấp hơn nhiều so với vaccine do Pfizer-Biotech và Moderna sản xuất tại Hoa Kỳ (có hiệu quả 90%).
Điểm khác biệt là vaccine của các công ty nói trên sử dụng công nghệ mRNA mới để kích hoạt hệ thống miễn dịch, sử dụng các đoạn mã gen có từ virus, trong khi vaccine Sinopharm là loại vaccine bất hoạt, công nghệ này đã cũ hơn so với công nghệ hiện nay.
Nhóm chuyên gia của WHO cũng cảnh báo rằng do thiếu số liệu nên họ “không đủ tin tưởng” vào hiệu quả của vaccine Sinopharm ở những người từ 60 tuổi trở lên và vaccin này có thể gây ra các tác dụng phụ tiềm ẩn cho nhóm người có độ tuổi trên.
Hôm thứ 4, Sinopharm cho biết họ hy vọng sẽ phân phối hơn 1 tỷ liều vaccine ra bên ngoài Trung Quốc trong nửa cuối năm 2021.
Diệp Tử Vi và Vương Tường thực hiện
Minh Phương biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times tiếng Trung
Xem thêm: