Vaccine cúm không làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong
Nghiên cứu lớn của Nhật Bản cho thấy vaccine cúm không có lợi ích đối với các kết cục bệnh nặng
Chích vaccine cúm đã trở thành một phương tiện chủ yếu giúp bảo vệ người cao tuổi trong y tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, người ta đã đẩy mạnh việc chích vaccine cúm cho các nhân viên y tế và những người trưởng thành nói chung. Bắt đầu vào năm 2017, AICP [Ủy ban tư vấn thực hành chích ngừa] của CDC [Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ] đã tuyên bố: “Khuyến nghị chích vaccine cúm định kỳ hàng năm dành cho người từ 6 tháng tuổi trở lên không có chống chỉ định.”
Tôi tự hỏi liệu vaccine cúm có thực sự hiệu quả giống như kỳ vọng ban đầu ở người cao tuổi – ngăn ngừa nhập viện và tử vong hay không. [Kết quả,] tôi đã thất vọng với dữ liệu thực tế.
Ông Uemura và các đồng nghiệp từ Khoa Thống kê sinh học & Tin sinh học, Sáng kiến liên khoa trong nghiên cứu thông tin, Đại học Tokyo, Nhật Bản đã nghiên cứu trên 83,146 người từ 65 tuổi trở lên ở thời điểm bắt đầu. Thời gian theo dõi là từ ngày 01/04/2014 đến ngày 31/03/2020.
Phân tích đa biến cho thấy tỷ lệ bị cúm giảm ở những người đã chích vaccine (tỷ số rủi ro [HR], 0.47; khoảng tin cậy [CI] là 95%, 0.43-0.51; P < 0.001). Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện do cúm không có khác biệt đáng kể theo tình trạng chích vaccine (HR), 0.79, khoảng tin cậy CI 95%, 0.53-1.18; P = 0.249). Hiệu quả làm giảm tỷ lệ bị bệnh suy giảm nhanh chóng sau 4 hoặc 5 tháng.
Dữ liệu này cho thấy cố gắng to lớn trong việc chích vaccine ở người dân nói chung là lãng phí thời gian và sức lực. Nếu không làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người cao tuổi và sức yếu, thì chỉ nên chỉ định chích vaccine cúm cho những người có nguy cơ về phổi hoặc sức khỏe tổng thể.
Bài viết được đăng lại từ Substack của Tiến sĩ Peter A. McCullough
Tài liệu tham khảo:
Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times