Úc sắp sở hữu hỏa tiễn hành trình Tomahawk, 8 tàu ngầm nguyên tử trong liên minh lịch sử với Hoa Kỳ, Anh Quốc
Úc sắp có được hỏa tiễn Tomahawk và ít nhất tám tàu ngầm nguyên tử từ Hoa Kỳ trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh AUKUS mới được ký kết giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Thỏa thuận mới giữa Úc, Anh Quốc và Hoa Kỳ (AUKUS) sẽ đưa Úc trở thành một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử, bất chấp việc chính thức ký kết hiệp ước không phổ biến vũ khí nguyên tử.
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định rằng Úc sẽ không “tìm cách mua vũ khí nguyên tử hoặc thiết lập khả năng nguyên tử dân sự.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đáp ứng tất cả các nghĩa vụ không phổ biến vũ khí nguyên tử của mình,” theo một tuyên bố hôm 16/09.
Vị thủ tướng này thay vào đó đã đánh dấu việc mua được khả năng tấn công tầm xa, bao gồm cả hỏa tiễn Tomahawk, mà sẽ đi kèm với các cam kết hiện hữu, bao gồm cả Hỏa tiễn Không đối Đất Liên hợp có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 900km; Hỏa tiễn Chống Hạm Tầm xa (một loại hỏa tiễn tự động); và tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển hỏa tiễn siêu thanh (hỏa tiễn tốc độ cao có thể vượt qua hệ thống hàng rào phòng thủ).
Hồi tháng Ba, chính phủ Úc đã cam kết chi 1 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp sản xuất hỏa tiễn dẫn đường của riêng mình.
Hôm 16/09, nước đi này đã được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố trong một cuộc họp báo trực tuyến chung từ mỗi thủ đô của họ.
Trọng tâm của AUKUS là chính phủ của Hoa Kỳ và Anh Quốc sẽ hỗ trợ Úc trong “lộ trình” hướng tới việc mua ít nhất tám tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử trong vòng 18 tháng tới, giữa bối cảnh căng thẳng tiếp diễn với Trung Cộng trong khu vực.
Ông Morrison nói với các phóng viên tại Canberra, “Liên kết đối tác trường cửu mà chúng tôi đã công bố ngày hôm nay là sáng kiến duy nhất và vĩ đại nhất để đạt được những mục tiêu này kể từ khi liên minh ANZUS (Úc, New Zealand và Hoa Kỳ) kết thành đồng minh với nhau.”
Ông nói thêm, “Đó là bước tiến duy nhất và lớn nhất mà chúng ta có thể thực hiện để nâng cao năng lực quốc phòng của mình ở đất nước này, không chỉ ở thời điểm này mà còn cho cả tương lai.”
Thỏa thuận này cũng sẽ thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới và đang nổi lên bao gồm không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và các năng lực dưới biển.
Thỏa thuận cũng sẽ chứng kiến việc hủy bỏ chương trình tàu ngầm có vấn đề, trị giá 90 tỷ USD [của Úc] với nhà thầu quốc phòng Pháp Naval Group, vốn được giao nhiệm vụ chuyển đổi và chuyển giao 12 tàu ngầm lớp Tấn công chạy bằng dầu diesel cho Hải quân Hoàng gia Úc.
“Các cánh cửa giao kèo đã được dựng lên bên trong dự án tàu lớp tấn công này, tất yếu phải như vậy. Các quyết định phải được đưa ra trước khi quý vị bước vào các cánh cửa đó, và vì vậy, vào lúc chúng tôi đang hướng mắt về ngưỡng cửa tiếp theo, chúng tôi đã quyết định không bước vào cánh cửa đó trong khuôn khổ của chương trình tàu lớp tấn công nữa, mà giờ thay vào đó sẽ theo đuổi con đường này, vốn mang lại cho chúng tôi một khả năng lớn hơn nhiều để đáp ứng các nhu cầu chiến lược,” ông Morrison nói, lưu ý rằng 2.4 tỷ USD đã được đầu tư vào dự án này.
Một quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc lưu ý rằng việc chia sẻ công nghệ đẩy nguyên tử của Hoa Kỳ và sự tham gia cùng một quốc gia khác ở cấp độ này là “rất hiếm.”
“Chúng ta đã chỉ làm điều này một lần trước đây, như tôi đã chỉ ra. Đó là gần 70 năm trước với Anh Quốc,” quan chức này nói với các phóng viên hôm 16/09, khi đề cập đến hành động chia sẻ công nghệ với Anh Quốc năm 1958.
“Công nghệ này cực kỳ nhạy cảm. Thành thật mà nói, đây là một ngoại lệ trong chính sách của chúng ta ở nhiều khía cạnh. Tôi không cho rằng điều này sẽ được thực hiện trong các tình huống khác trong tương lai. Chúng tôi xem đây là điều chỉ xảy ra một lần.”
Thành viên Nghị viện Liên bang thuộc Đảng Xanh, ông Adam Bandt đã chỉ trích quyết định của Úc, tuyên bố rằng các tàu ngầm nguyên tử “nguy hiểm” sẽ thả nổi “các thảm họa Chernobyl ở trung tâm các thành phố của Úc.”
Ông viết trên Twitter hôm 16/09, “Điều này làm cho Úc kém an toàn hơn, làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực của chúng ta [và] đưa chúng ta vào tầm ngắm.”
Ông David Limbrick, một thành viên của Nghị viện tiểu bang Victoria thuộc Đảng Dân chủ Tự do, đã đáp trả trên Twitter, nói rằng, “Hải quân rời xa khỏi thời nhiên liệu hóa thạch, và mấy người Đảng Xanh vẫn không hài lòng. Không có điều gì làm hài lòng một số người!”
Thượng nghị sĩ Đảng Tự Do Eric Abetz hoan nghênh thông báo này trong một tuyên bố với The Epoch Times, “Vị trí địa lý độc đáo của chúng tôi và địa điểm của chúng tôi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đòi hỏi năng lực hải quân năng động, và tàu ngầm nguyên tử sẽ phục vụ rất tốt cho mục tiêu đó.”
Minh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: