Bản tin đặc biệt

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?

Mới đây, cựu Tổng thống (TT) Donald Trump cho biết “tua-bin gió đang khiến cá voi chết với số lượng chưa từng thấy trước đây.”

Những bình luận của ông, được đưa ra tại một cuộc vận động tranh cử ở South Carolina, đã nhanh chóng bị bóp nghẹt khi đi qua các guồng máy kiểm chứng dữ kiện của các hãng thông tấn thiên tả như The Guardian và BBC.

Cựu TT Trump nói: “Chúng dạt vào bờ biển. Tôi đã chứng kiến cảnh này hồi cuối tuần, có ba con trong đó đã dạt vào. Quý vị không thường thấy cảnh này mỗi năm một lần. Bây giờ hiện tượng này xuất hiện hàng tuần.”

The Guardian gọi cáo buộc của ông là “một cuộc tấn công lôi thôi và hầu như vô căn cứ rằng các tua-bin gió đã gây ra cái chết của nhiều con cá voi khi tuyên bố rằng ‘cối xay gió’ khiến loài động vật biển hữu nhũ này ‘phát điên’ và ‘khá là điên dại.’”

BBC than vãn rằng các đoạn phim về bài diễn văn của cựu tổng thống đã vượt quá 9 triệu lượt xem nhưng “tuyên bố của ông không có bằng chứng xác thực.”

Cựu TT Trump cũng cho biết, trong 50 năm qua chỉ có một con cá voi bị giết chết ngoài khơi bờ biển South Carolina, nhưng hiện nay con số này ngày càng tăng.

Cựu TT Donald Trump nói chuyện trước đám đông trong một cuộc vận động tranh cử ở Summerville, South Carolina, hôm 25/09/2023. (Ảnh: Sean Rayford/Getty Images)
Cựu TT Donald Trump nói chuyện trước đám đông trong một cuộc vận động tranh cử ở Summerville, South Carolina, hôm 25/09/2023. (Ảnh: Sean Rayford/Getty Images)

BBC trả lời, trích dẫn một tài liệu của Sở Tài nguyên Thiên nhiên South Carolina năm 2015 cho biết kể từ năm 1993, đã có sáu trường hợp cá voi lưng gù bị mắc cạn.

Dẫn lời ông Rob Deaville thuộc Chương trình Điều tra Động vật biển hữu nhũ Mắc cạn của Hiệp hội Động vật học London, BBC cho biết cá voi chết là do ngành đánh cá và các vụ va chạm với tàu thuyền.

Ông Deaville nói với BBC rằng: “Nói về các trang trại phong năng như là một nguyên nhân thì sẽ không còn ai bàn đến những mối đe dọa thực sự vốn là một vấn đề đối với những loài đó.”

Ông nói rằng cá voi chết không sự liên quan chắc chắn nào với các nhà trang trại phong năng ở Vương quốc Anh.

Ông Andrew Read, ủy viên Ủy ban Động vật hữu nhũ ở Biển có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với The Guardian rằng “không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tua-bin gió, hoặc việc khảo sát tua-bin gió lại đang khiến cho cá voi chết đi.”

Mặc dù có nhiều lo ngại khác về công nghiệp hóa đại dương, nhưng ông cho biết cá voi chết là do va chạm với tàu thuyền, vướng vào ngư cụ, và đại dương ấm lên do biến đổi khí hậu.

“Đặc biệt, quần thể cá voi lưng gù đang hồi phục sau khi bị săn bắt và chúng đang tiến gần hơn đến bờ biển để tìm mồi, có nghĩa là chúng bị tấn công khi đi vào các tuyến đường vận chuyển hoặc bị mắc vào lưới,” ông Read cho biết.

Ông cho rằng những người phản đối các tua-bin gió trên đại dương đang bị thao túng bởi “các nhóm lợi ích nhiên liệu hóa thạch,” nhóm người đang bị đe dọa bởi cái gọi là năng lượng sạch.

Cá voi và tua-bin

Hồi tháng Tám, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho The Epoch Times biết rằng đã có 65 trường hợp cá voi lớn chết dọc Bờ Đông kể từ tháng 12/2022. Trong vòng một tuần, ba con cá voi chết dạt vào bờ biển ở Fire Island, New York; Long Branch, New Jersey; và Long Beach, New York.

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?

Hồi tháng Chín, chính phủ TT Biden đã công bố “Kế hoạch Hành động cho Phát triển Truyền tải Gió Ngoài khơi ở Khu vực Đại Tây Dương của Hoa Kỳ.”

Kế hoạch này dựa trên “Nghiên cứu Truyền tải Gió Ngoài khơi Đại Tây Dương” để điều phối “tiếp cận truyền tải gió ngoài khơi kịp thời” và để “đánh giá các lộ trình

phức tạp hướng tới mục tiêu gió ngoài khơi.”

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?
(Trái) Tổng thống Joe Biden chỉ vào biểu đồ tua-bin gió trong cuộc họp về Mối quan hệ đối tác Thực thi Khai triển Gió Ngoài khơi Liên bang – Tiểu bang tại Tòa Bạch Ốc, vào ngày 23/06/2022. (Phải) Xác của một con cá voi xám nằm trên bờ biển Limantour ở Point Reyes Station, California, vào ngày 23/05/2019. (Ảnh: Drew Angerer/Getty, Justin Sullivan/Getty Images)

Bà Lisa Linowes, người sáng lập WindAction, cho biết trong bộ phim tài liệu gần đây “Thrown to the Wind” (“Bị ném theo Cơn gió”) rằng trong nỗ lực gấp rút đạt được những mục tiêu này, ngành năng lượng tái tạo đã gạt bỏ “nguyên tắc phòng ngừa,” trong đó gánh nặng đặt lên vai nhà phát triển là phải tránh hoặc giảm thiểu tác hại.

Bà cho biết hành động này đang phải trả giá bằng sự sống.

“Kể từ năm 2016, khoảng 350 con cá voi đã chết ở dọc Bờ Đông,” bà cho biết.

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?Bà cho biết, sự gia tăng này bắt đầu vào năm 2016, và giảm nhẹ vào năm 2022.

“Trong sáu tháng đầu năm 2023 — tức chỉ mới nửa năm — khoảng hơn 40 con cá voi đã chết,” bà Linowes cho hay.

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?

Hiện tại, tổng cộng đã có 3,500 tua-bin gió được đề nghị xây dựng trên 2.2 triệu mẫu Anh (~8903 km2) trên vùng biển dọc theo Bờ Đông

Công nghệ địa vật lý có độ phân giải cao được sử dụng trong việc khảo sát đáy đại dương để xây dựng các tua-bin này trong tương lai. Thiết bị địa chấn này đang phát ra các tần số mà một số người tin rằng đang tấn công cá voi và cá heo bằng những âm thanh lớn khiến chúng mất phương hướng và không thể đi qua vùng biển một cách an toàn như trước đây.

Ông Robert Rand, một nhà khoa học môi trường cho biết, Cơ quan Quản lý Năng lượng Đại dương Hoa Kỳ (BOEM) và NOAA chưa tính toán đến sự né tránh và ác cảm xảy ra khi cá voi nghe thấy tiếng đóng cọc và những âm thanh đinh tai khác phát ra từ quá trình xây dựng tua-bin.

Một đám đông tụ tập xung quanh xác một con cá voi lưng gù trên Bãi biển Tiểu bang Dockweiler ở Playa Del Rey, California, vào ngày 01/07/2016. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)
Một đám đông tụ tập xung quanh xác một con cá voi lưng gù trên Bãi biển Tiểu bang Dockweiler ở Playa Del Rey, California, vào ngày 01/07/2016. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP qua Getty Images)

“Chúng không thể kết nối được khi có tiếng ồn lớn trong môi trường nước và các loài di chuyển ra xa khỏi tiếng ồn đó, và đó là một rắc rối vì chúng không có đủ lượng mỡ dự trữ trong cơ thể để bơi đi khắp nơi tìm cách thoát khỏi tiếng ồn đó mãi được,” ông Rand nói trong đoạn phim.

“Nếu một con cá voi con bị tách khỏi mẹ, điều tôi hiểu là cả hai con đều bắt đầu cảm thấy rất căng thẳng và không lâu sau chúng sẽ chết. Đó là một tình huống rất nguy hiểm. Cá voi con cần bú sữa mẹ, còn cá voi mẹ lại đang cố gắng tìm kiếm con của nó.”

Ông cho biết, sau khi cá mẹ và cá con tiêu hao hết năng lượng, chúng sẽ bị mắc kẹt và chết.

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?

Hồi tháng Chín, ông Rand đã công bố một nghiên cứu kỹ thuật độc lập để kiểm tra “tiếng ồn hoạt động của tàu siêu âm địa vật lý” nhằm cải thiện “các biện pháp bảo vệ kiểm soát tiếng ồn” cho sinh vật biển.

“Những gì tôi đang chứng kiến thật đáng lo ngại,” ông Rand nói. “Những gì mà tôi chứng kiến được là mức độ đã vượt quá giới hạn mà NOAA đặt ra để bảo vệ ở những khoảng cách xa hơn rất nhiều so với những gì được cấp phép cho sự tình cờ quấy nhiễu. Với tôi, điều này trông giống như sự bảo vệ theo quy định dành cho cá voi đầu bò đã bị sụp đổ hoàn toàn.”

Các tổ chức bảo vệ môi trường đều im lặng

Bà Linowes cho biết, khi đề cập đến phát triển dầu khí, các tổ chức bảo vệ môi trường như Greenpeace và Sierra Club sẽ ủng hộ việc bảo vệ các loài hoang dã, tuy nhiên đối với năng lượng tái tạo, họ sẽ quy trách nhiệm cho các vấn đề khác chẳng hạn như do các vụ va chạm tàu hoặc thay đổi khí hậu, hoặc giữ im lặng.

Một con cá voi lưng gù bơi gần một tàu du lịch đang di chuyển ở Vịnh Disko thuộc Illulissat, Greenland, vào ngày 04/08/2019. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Một con cá voi lưng gù bơi gần một tàu du lịch đang di chuyển ở Vịnh Disko thuộc Illulissat, Greenland, vào ngày 04/08/2019. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)

Năm 2021, Cơ quan Ngư nghiệp Hải dương Quốc gia kết luận rằng cá voi Rice là loài cá đặc hữu của Vịnh Mexico. Loài này chỉ còn lại khoảng 50 con.

Hồi tháng Bảy, NOAA đã đề nghị chỉ định 18 triệu mẫu Anh ở Vịnh Mexico trải từ Texas đến Florida là nơi sinh sống quan trọng của cá voi Rice. Đề nghị này sẽ hạn chế đáng kể hoạt động khoan ngoài khơi của ngành dầu khí.

Theo bản tin của The Washington Post, các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa của Vùng Duyên hải Vịnh Mexico đã đệ đơn kiện chỉ định này, cho rằng đề nghị này chưa được suy xét kỹ lưỡng và sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế.

Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang James Cain, người được cựu TT Trump bổ nhiệm, đã đồng thuận và yêu cầu NOAA rút lại đề nghị.

Một số tổ chức bảo vệ môi trường như Trung tâm Đa dạng Sinh học ủng hộ việc bảo vệ khu vực này, và tổ chức này cũng khởi xướng một số vụ kiện cho rằng hoạt động khoan ngoài khơi gây hại đến các loài hoang dã ở đại dương; tuy nhiên, tổ chức này lại không có nỗ lực nào nhằm thách thức việc xây dựng các tua-bin gió ngoài khơi gây ảnh hưởng với đến cá voi.

Hôm 28/09, trung tâm này đã đệ trình kiến nghị khẩn cấp yêu cầu NOAA quy định giới hạn tốc độ đối với tàu thuyền.

Các tua-bin gió Trang trại Phong năng Block Island gần Block Island, tiểu bang Rhode Island, vào tháng 07/2022. (Ảnh: John Moore/Getty Images)
Các tua-bin gió Trang trại Phong năng Block Island gần Block Island, tiểu bang Rhode Island, vào tháng 07/2022. (Ảnh: John Moore/Getty Images)

Ông Kristen Monsell, giám đốc pháp lý về đại dương của Trung tâm Đa dạng sinh học, cho biết trong một tuyên bố: “Cá voi đầu bò không thể chịu đựng thêm bất cứ sự trì hoãn bảo vệ nào nữa, và chúng cũng không cần phải chịu đựng.”

“Chỉ cần một vụ va chạm tàu thôi cũng có thể đưa những con cá voi này đến bên bờ vực tuyệt chủng, tuy nhiên giới hạn tốc độ có thể giúp ngăn chặn điều đó. Các quan chức liên bang không thể ngồi yên mà không làm gì trong khi cá voi đầu bò đang trong gặp nguy hiểm.”

Thắc mắc của nhiều người dân dọc Bờ Đông vẫn chưa được giải đáp: Tại sao cá voi vốn vẫn bơi xung quanh những con tàu trong nhiều thập niên lại đột nhiên không thể tránh được những vụ va chạm tàu trong vài năm gần đây?

Kháng cáo vụ kiện

Hồi giữa tháng Chín, Tổ chức Cư dân Nantucket Chống Tua-bin (NRAT) đã đệ đơn kháng cáo một vụ kiện trong đó cáo buộc một số cơ quan quản lý các loài hoang dã liên bang đã không tuân thủ Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia và Đạo luật về các Loài có Nguy cơ tuyệt chủng khi “định đoạt, công bố, và coi nhẹ các tác động môi trường của quyết định phê chuẩn dự án điện gió ngoài khơi Vineyard Wind 1, một dự án bao gồm 62 tua-bin gió cao bằng Tượng Nữ thần Tự do, với các cánh quạt dài tới 300 feet (khoảng 9.1 mét).”

Vụ kiện ban đầu đã bị Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Indira Talwani, người được cựu TT Barack Obama bổ nhiệm, bác đơn hồi tháng Năm.

NRAT cho biết trong vụ kiện rằng các bị cáo — BOEM, NOAA, và Cơ quan Ngư nghiệp Hải dương Quốc gia — đang đặt hệ sinh thái vào tình trạng nguy hiểm “nghiêm trọng.”

NRAT cho rằng, “Có thể thậm chí đã đẩy ít nhất một chủng loài – Cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương – đến điểm tuyệt chủng.”

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?
Các nhà khoa học sử dụng bảng dữ liệu (bên trái) để xác định cá voi trong chuyến thám hiểm nghiên cứu cá voi đầu bò. (Bên phải) cùng với Trung tâm Nghiên cứu Duyên hải, được Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho phép, tại Vịnh Cape Cod, tiểu bang Massachusetts, vào ngày 05/04/2022. (Ảnh: Joseph Prezioso/AFP qua Getty Images)

Dự án phong năng ngoài khơi Vineyard Wind dự kiến ​​sẽ được xây dựng ngoài khơi bờ biển phía nam Nantucket, tiểu bang Massachusetts.

Thẩm phán Talwani ra phán quyết rằng tổ chức NRAT đã không chứng minh được các cơ quan quản lý các loài hoang dã liên bang đã vi phạm Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia hoặc Đạo luật về Các loài có Nguy cơ tuyệt chủng trong báo cáo tác động của họ đối với dự án hồi năm 2021.

Trong đơn kiện, NRAT nghi ngờ rằng cả BOEM và NOAA đều không bảo đảm được rằng dự án “sẽ không gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các loài được liên bang liệt kê, chẳng hạn như Cá voi Đầu bò Bắc Đại Tây Dương, và tránh gây nguy hiểm cho sự tiếp tục tồn tại của các loài được liên bang liệt kê này.”

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?Theo NRAT, cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương là một “loài động vật biển mang tính biểu tượng” cư trú ở dọc Bờ Đông.

NRAT cho biết: “Đây cũng là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên toàn thế giới, với chưa đến 400 cá thể được biết là còn tồn tại trong tự nhiên.”

“Tệ hơn là, những loài này thường xuyên bị đe dọa từ các vụ va chạm với tàu thuyền, vướng vào ngư cụ, và mất nguồn thức ăn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và tỷ lệ sinh sản thấp.”

NRAT cho biết khu vực ngay phía nam-tây nam của đảo Nantucket là “nơi trú ẩn an toàn lâu dài” của loài cá voi này.

Tổ chức cộng đồng này cho biết: “Thật không may, đây lại chính là địa điểm mà BOEM đã chọn để xây dựng dàn tua-bin gió ngoài khơi lớn nhất từng được lắp ráp. Dự án Vineyard Wind là một — chỉ là một — trong số các dự án dàn tua-bin gió ngoài khơi được đề nghị cho khu vực này.”

Dự án tua-bin gió ngoài khơi Vineyard Wind dự kiến ​​​​sẽ được xây dựng ngoài bờ biển phía nam Nantucket, Massachusetts, cũng “nơi trú ẩn an toàn lâu dài” của loài cá voi.
Dự án tua-bin gió ngoài khơi Vineyard Wind dự kiến ​​​​sẽ được xây dựng ngoài bờ biển phía nam Nantucket, Massachusetts, cũng “nơi trú ẩn an toàn lâu dài” của loài cá voi.

‘Trừ phi cho các tua-bin này ngừng hoạt động’

NOAA có một mạng lưới các tổ chức điều tra cái chết của cá voi.

Theo bà Linowes, trong số các tổ chức đó có Hiệp hội Bảo tồn Biển Đại Tây Dương (the Atlantic Marine Conservation Society), trước năm 2021, bao gồm cả một số người cam kết cứu cá voi.

Vào khoảng năm 2021, cam kết này đã thay đổi khi các thành viên ban giám đốc cũng làm việc cho công ty phong năng Equinor.

Bà Linowes cho biết, ông Paul Tonna, chủ tịch hội đồng Hiệp hội Bảo tồn Biển Đại Tây Dương, là người vận động hành lang chính cho công ty Equinor, trong khi thành viên hội đồng Jennifer Dupont là giám đốc các vấn đề môi trường chiến lược tại Equinor.

“Khoảng một nửa hội đồng của Hiệp hội Bảo tồn Biển Đại Tây Dương dường như đã được hưởng lợi từ việc phát triển phong năng ngoài khơi, và đây là tổ chức chịu trách nhiệm điều tra cái chết của cá voi xảy ra ngoài khơi New York,” bà nói.

The Epoch Times đã liên lạc với Hiệp hội Bảo tồn Biển Đại Tây Dương để đề nghị đưa ra bình luận.

Bà Linowes cho biết, trong một lá thư năm 2022 gửi cho BOEM, người đứng đầu các loài được bảo vệ của NOAA, ông Sean Hayes, bày tỏ lo ngại về việc phát triển công trình phong năng ngoài khơi và nguy cơ gây tổn hại đến sinh vật biển ở vùng biển phía nam New England.

Tua-bin gió có hại chết những động vật hữu nhũ nặng 100,000 pound này không?
Các thành viên của Liên minh Hàng Hải Tây Bắc Đại Tây Dương xử lý xác của một con cá voi lưng gù tại Bãi biển Lido ở Long Island, New York, hôm 31/01/2023. (Ảnh: Kena Betancur/AFP qua Getty Images)

Những nguy cơ gây ra cái chết cho cá voi mà ông Hayes liệt kê bao gồm tiếng ồn gia tăng, lưu thông tàu thuyền, môi trường sống bị tàn phá, và rủi ro bị mắc bẫy cũng như sự gián đoạn nguồn thức ăn của cá voi.

Mặc dù những nguy cơ này có thể được “giảm thiểu ở một mức độ nào đó,” nhưng “tác động đến đại dương học” từ các tua-bin hoạt động trong khoảng thời gian 30 năm không thể giảm thiểu “trừ phi cho các tua-bin này ngừng hoạt động,” ông Hayes nói.

Kêu gọi điều tra

Bất chấp cảnh báo của nhiều nhà khoa học, mối lo ngại vẫn tiếp tục được các hãng truyền thông và các nhóm môi trường coi là thông tin giả do các nhóm ủng hộ dầu mỏ tài trợ.

Đầu năm nay, Dân biểu Jeff Van Drew (Cộng Hòa-New Jersey) và những người khác đã kêu gọi Văn phòng Trách nhiệm giải trình của Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) điều tra tác động của việc phát triển phong năng ngoài khơi ở New Jersey trong bối cảnh số lượng động vật hoang dã biển chết ngày càng gia tăng.

Ông Van Drew đã chia sẻ đoạn phim của cựu Tổng thống Trump lên mạng xã hội và cho biết số lượng cá voi mắc cạn dọc bờ biển Đại Tây Dương là “mang tính lịch sử.”

“Tại sao không có cuộc điều tra nào cả?” Ông Van Drew đặt câu hỏi trên mạng xã hội. “Tại sao không ai phẫn nộ về môi trường? Tại sao giới truyền thông lớn lại giữ im lặng về thông tin này?”

Form Newsletter Subscription
Form Newsletter Subscription