Từ vụ sát nhân đầu tiên trong lịch sử tìm nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố
Từ cái chết đầu tiên trong lịch sử loài người trong một vụ án mạng huynh đệ tương tàn có thể nhận ra nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố đang trở thành hiểm họa toàn cầu. “Trùm cuối” của chủ nghĩa khủng bố là ai?
Vụ án mạng đầu tiên trong lịch sử nhân loại
Kinh Thánh kể về hai anh em Cain và Abel là hai người con trai đầu của Adam và Eva – cặp vợ chồng đầu tiên của loài người. Người anh Cain trồng trọt, còn người em Abel chăn gia súc. Khi hai người mang lễ vật của mình đến dâng lên Chúa Trời. “Đức Chúa đoái nhìn đến Abel và lễ vật của Abel nhưng lễ vật của Cain, Người không đoái nhìn”. Cain giận dữ trong lòng sa sầm nét mặt. Ác quỷ đã xuất hiện và thì thầm vào tai Cain cách trả thù Abel. “Hãy lấy một hòn đá đập vào đầu Abel và giết anh ta”.
Khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Cain đã xông đến tấn công và giết chết em trai mình, gây nên cái chết đầu tiên của loài người. Cain trở thành kẻ giết người đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Cain cũng có điểm khác biệt là con người đầu tiên được sinh ra, trái ngược với việc được Chúa trực tiếp tạo ra, và Abel, ngược lại, là con người đầu tiên chết trong lịch sử loài người.
Tại sao Cain lại giết em trai mình là Abel? Tại sao Chúa lại nhận lễ vật của Abel và không đoái hoài gì đến lễ vật của Cain mặc dù chính Cain là người khởi xướng việc dâng lễ cho Đức Chúa.
Kinh Thánh là một văn bản mang những lời Chúa phán, để răn dạy loài người. Câu chuyện kỳ lạ về vụ án mạng đầu tiên trong lịch sử loài người có hàm nghĩa sâu xa về cái chết, sự giết chóc lẫn nhau của nhân loại sau này.
Nguyên nhân án mạng
Khi Eva và Adam bị đuổi khỏi Vườn địa đàng, bà thụ thai và sinh ra Cain. Đây là vụ sinh nở đầu tiên của nhân loại. Việc mang thai và sinh nở lạ lùng và kỳ diệu quá đến độ bà Eva đã thốt lên: “Nhờ Chúa, tôi sở đắc được một con người.”
Kinh Thánh Cựu Ước được viết bằng tiếng Hebrew của người Do Thái. Tên Do Thái của Cain đọc là “kayin – Cain”, có nghĩa là sở đắc, sở hữu, chiếm hữu. Khi sinh ra Cain, bà Eva nói: “Tôi đã ‘sở đắc/kaniti/acquired’ được người con này từ sự giúp đỡ Thiên Chúa”. Tên của Cain cũng tương ứng với nghề nghiệp của ông: canh tác, sở hữu đất đai. Cain là người sở đắc, tìm cách giành được, chiếm lấy, thù đắc đất đai và những gì đất đai cung cấp.
Abel thì ngược lại, chỉ là người chăn nuôi gia súc, một công việc đơn giản chỉ cần dẫn đoàn vật tới nơi có cỏ ngon và nguồn nước tốt, rồi để mặc cho Trời. Đàn vật đi tới đâu, Abel du mục tới đó, chẳng lệ thuộc vào đất đai hay nhà cửa.
Tên Abel, trong tiếng Do Thái, đọc là “Hevel” nghĩa là “hơi thở”, như không khí… Sau khi tạo nên hình người từ bụi đất, Chúa Trời đã “hà hơi thở” vào để ban cho họ sự sống và linh hồn. Vậy nên trong văn hoá Do Thái, “hơi thở” là hình ảnh tượng trưng dùng để chỉ linh hồn. “Hevel” còn một ý nghĩa khác, là phù hoa, hư vô, hư không. “Hevel” là một từ được dùng nhiều trong Kinh Thánh. Đó là từ đầu tiên của Sách Giảng Viên. Vua Salomon, vị vua được mệnh danh là khôn ngoan nhất thiên hạ, tuyên bố: “Hevel havalim – Vanity of vanities, all is vanity”. Có nghĩa là: “Phù hoa của mọi phù hoa. Tất cả chỉ là phù hoa” hoặc “Hư không của hư không, hư không của hư không. Mọi sự đều hư không!”
Cái tên Abel ám chỉ sự hữu hạn của cuộc đời con người, rằng cuộc sống này chẳng qua chỉ như ‘hơi thở’, tài sản, quyền lực, sắc đẹp chỉ là những thứ phù hoa cuối cùng trôi vào hư không, sự sống và cái chết phân cách nhau chỉ bằng một hơi thở mỏng manh. Con người thực chất không sở hữu gì cả. Tất cả những thứ con người có đều thuộc về Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là Abel thể hiện sự khiêm nhường và tôn kính thuận phục đối với Đấng Tạo Hoá. Khi Abel dâng của lễ cho Chúa Trời, ông dâng lên với sự nhận biết mình hữu hạn, với nỗi kính sợ của kẻ biết mình nhỏ bé, thân phận phù du. Cái tên của Abel đã nói lên phận số của ông chỉ là như hơi thở mỏng manh.
Tên Cain đại diện sự chiếm hữu, giành được, khao khát quyền lực, địa vị từ chính những gi mình sở hữu. Bởi thế việc dâng lễ lên Đức Chúa với Cain không phải là sự cho đi vô điều kiện. Nó có dụng ý đổi chác lấy sự ái mộ hoặc hy vọng được ban phát quyền lực, tài sản từ Đức Chúa. Cũng chính bởi lòng tham và sự chiếm hữu, Cain không đem dâng được những lễ vật tốt nhất. Cain chỉ “lấy hoa màu của đất”. Riêng Abel không có tâm toan làm chủ, sở hữu điều gì nên Abel đã dâng lên “những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng”. Những “con chiên đầu lòng”, nghĩa là những lễ vật tốt nhất. Cain thì không. Cain còn giữ lại cho mình sở hữu thứ tốt nhất.
Khi Cain dâng của lễ cho Chúa Trời, ông không dâng lên với sự nhận biết mình hữu hạn, ông không dâng lên với nỗi kính sợ của kẻ biết mình nhỏ bé chỉ tồn tại duy bởi một hơi thở mỏng manh. Trái lại, ông đã dùng của lễ như một vật đánh đổi lấy quyền lực, “ta đưa ra những gì ta có để được công nhận, để được cất nhắc lên cao”. Cain không có tình yêu chân thành dành cho Đấng toàn năng trong sự hy sinh của mình. Vì vậy, ông đã bị từ chối.
Cuộc thử thách của Chúa
Những câu chuyện trong Kinh Thánh được kể trong những tình huống khác nhau, đi sâu vào thế giới nội tâm của con người, khi phải đối mặt với sự lựa chọn.
Khi Chúa không đoái nhìn Cain mà đoái nhìn Abel và nhận lễ vật của ông, Cain đã vô cùng giận dữ sa sầm nét mặt.
Đức Chúa phán với Cain: “Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét mặt? Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không? Nếu ngươi hành động không tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi; nhưng ngươi phải chế ngự nó.”
Rõ ràng Đức Chúa đã thấy động cơ và hành vi không tốt đẹp, chân thành trong sự dâng lễ vật của Cain. Bởi vậy Người đặt ra câu hỏi để Cain tự xét lại lòng mình: “Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên không?” Bởi trong hành động của Cain có sự toan tính xấu xa cho nên khi không đạt được mục đính, Cain mới sa sầm nét mặt. Sự giận dữ của ông ta cho thấy Cain không chấp nhận ý Trời, không có sự tuân phục.
Cuộc thử thách của Chúa đối với Cain khi Người chọn Abel đã xác nhận lòng đố kỵ, ghen ghét người em ruột của mình trong tính cách của ông. Chúa đã nhận thấy bản chất “sở hữu, giành được, chiếm hữu” trong Cain như chính cái tên của ông, và Đức Chúa muốn nhắc nhở Cain rằng điều đó sẽ gây nên tai họa, lòng đố kỵ là khởi nguồn của tội lỗi, bởi thế Đức Chúa đã khuyên Cain phải chế ngự nó.
Dù vậy Cain đã để mặc cho sự ghen ghét, tức tối trỗi dậy đến mất đi lý trí, và ác quỷ nhân cơ hội đó dẫn dụ ông ta làm điều ác, giết chính em trai mình theo một cách hết sức tàn bạo và tiếp tục dối trá Đức Chúa để che giấu tội ác của mình.
Những câu chuyện trong Kinh Thánh về Thượng đế và lịch sử loài người đều có nội hàm sâu xa như những dự ngôn tiên tri của Đấng Sáng Thế.
Từ vụ án mạng đầu tiên đến chủ nghĩa khủng bố
Vụ giết Abel gây ra cái chết là đầu tiên trong lịch sử loài người ám chỉ điều gì?
Đầu tiên đây không phải là một cái chết bình thường do sinh lão bệnh tử, đây là một vụ án mạng. Loài người vốn dĩ chung một Thủy tổ, đều là anh em với nhau như Cain và Abel, nhưng họ sẵn sàng giết nhau thảm khốc. Phải chăng câu chuyện này muốn ám thị rằng, con người sẽ tàn sát nhau bởi sự đố kỵ, lòng tham, ham muốn độc tôn quyền lực. Khi tâm hồn con người bị dẫn dắt bởi những suy nghĩ đen tối thì ma quỷ sẽ chiếm hữu và sai khiến họ làm những việc tàn ác.
Tham vọng độc tôn là nguồn cơn khiến Cain muốn loại bỏ vĩnh viễn em trai mình để thỏa mãn sự hưởng quyền lực duy nhất trên trái đất. Điều này tương hợp với lý do của hành động giết người tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố sau này.
Khi người Do Thái được Chúa chọn làm con dân của Ngài, (như năm xưa Chúa đã chọn Abel) cũng là lúc họ trở thành dân tộc bị thù ghét, xa lánh và đàn áp dữ dội nhất trong lịch sử. Chỉ ít lâu sau câu chuyện Cain giết Abel, từ Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, dân Israel bị các vua chúa, các dân tộc khác tấn công ác liệt, giết chóc khủng khiếp và khiến cho họ phải phân tán và ly tan khắp nơi.
Đỉnh điểm của lòng đố kỵ và tham vọng độc tôn là Hitler và Đức Quốc Xã trong khi tự ngộ nhận mình là chủng tộc siêu đẳng Aryan không thể chấp nhận sự tồn tại một dân tộc được Chúa chọn đầy trí tuệ như dân tộc Israel dẫn đến vụ thảm sát 6 triệu dân Do Thái trong một lò sát sinh mênh mông, kinh khủng mà có lẽ cảnh vạc dầu ở địa ngục không cũng không sánh nổi.
Ngày nay, chủ nghĩa khủng bố là sản phẩm của dòng Hồi giáo cực đoan với mục tiêu công kích và tận diệt các “tôn giáo anh em” còn lại trong nhóm tôn giáo gốc Abraham (Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo). Nhân danh tôn giáo, họ gieo rắc kinh khiếp và chết chóc để mưu cầu quyền lực thống trị. Cũng như Cain bởi muốn độc quyền sự sủng ái của Đức Chúa mà sát hại em trai mình. Những phiên bản của Cain và Abel lặp lại vô tận trong lịch sử nhân loại. Và điểm chung của nó, đều là những thảm họa tàn bạo ghê gớm khủng khiếp bị dẫn động bởi lòng đố kỵ và tham vọng quyền lực thống trị, dưới danh nghĩa tôn giáo, thực thi kế hoạch khủng bố với mục tiêu hủy diệt nhân loại.
‘Trùm cuối’
Điều đặc biệt phải kể đến để nhận diện chủ nghĩa nghĩa khủng bố cũng như các hình thái biến hóa khôn lường của chúng là: Trung Cộng đóng vai trò quan trọng đằng sau hầu hết các tổ chức khủng bố như Arafat Al-Queda, Taliban, ISIS, Hamas… thông qua việc tài trợ tiền, đào tạo kỹ năng và định hướng chiến lược cho các tổ chức khủng bố.
Nhóm người hi sinh lớn nhất do chủ nghĩa khủng bố thông thường đều là nhóm người và quốc gia nơi sinh ra các phần tử khủng bố kia, mặc dù thấy trên báo thông thường là cuộc tấn công của phần tử khủng bố nhắm vào phương Tây, nhưng nhóm người bị hi sinh lớn nhất do các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan tàn sát lại là người Hồi giáo. So với việc Trung Cộng tàn sát hàng trăm triệu người dân của chính mình, thông qua vô số các cuộc đàn áp, giết người hàng loạt trong Cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất, thảm sát Thiên An Môn, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Pháp Luân Công, thì có thể nói là giống nhau như một.
Đức Chúa đã phán bảo Cain rằng lòng đố kỵ sẽ dẫn đến tội lỗi, và quả thật Cain đã giết người. Ngày nay, Giang Trạch Dân bởi lòng đố kỵ khi hàng trăm triệu người dân tập luyện Pháp Luân Công (con số còn lớn hơn cả số đảng viên ĐCSTQ), đã tuyên bố: Pháp Luân Công không thể thắng ĐCSTQ và sử dụng những phương pháp ghê rợn nhất như mổ cướp nội tạng hòng tiêu diệt nhóm người tu luyện Chân Thiện Nhẫn này.
Tham vọng bá chủ toàn cầu đã đẩy Trung Cộng đi đến cực điểm của tà ác biến Covid trở thành đại dịch hủy diệt toàn cầu. Dù với bất kỳ hình thức nào, mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố là dùng sợ hãi để khống chế nhân tâm, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để hủy diệt con người. Trung Cộng gần như đã đạt được mục đích reo rắc nỗi sợ hãi đến toàn thế giới thông qua virus Vũ Hán, gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người, hủy hoại kinh tế toàn cầu, và nó chưa dừng lại…
Cũng như Cain sau khi giết em trai mình đã tìm mọi cách che đậy tội lỗi và dối trá với Đức Chúa. Ngài phán với Cain: “Abel em ngươi đâu rồi?”
Cain thưa: “Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?”
Những kẻ ác luôn phải dùng dối trá để làm vũ khí. Cũng giống như Trung Cộng liên tục dối trá về nguồn gốc của Virus Vũ Hán sau khi đẩy người dân thế giới và thảm họa.
Thế giới ngày càng thấy rằng việc xác định ĐCSTQ là ‘tổ chức khủng bố’ là một yêu cầu cấp thiết vì những vi phạm nhân quyền tràn lan và sự bành trướng quyền lực riết ráo hơn bao giờ hết của nó trên phạm vi toàn cầu. Đối với nhân dân, ĐCSTQ phạm tội khủng bố chống lại loài người còn khủng khiếp hơn cả tổ chức khủng bố nhỏ Taliban, số người bị ĐCSTQ sát hại nhiều hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới gộp lại.
Khi những kẻ khủng bố với cuồng vọng quyền lực độc tôn, thống trị thế giới đã mang đến bạo lực, thù hận, giết chóc, sợ hãi, phá huỷ và đau khổ, người bị hại là toàn thể nhân loại, Đức Chúa sẽ trả lời như Ngài phán bảo với Cain khi ông ta cố gắng dối trá về tội ác của mình rằng: “Tiếng của máu em con từ dưới đất đã kêu thấu đến Ta!” (Sáng Thế 4:10)