Từ truyện ‘Tây Du Ký’ thấy được mối quan hệ giữa nghiệp lực và ôn dịch
Giới tu luyện thường nói, người đã từng làm chuyện không tốt, hoặc là gây thương tổn cho người khác mà tích tụ nghiệp lực cho bản thân mình. Lúc nghiệp lực của một người rất lớn, thì sẽ mang bệnh tật, bất hạnh, khốn khổ, tai nạn, thậm chí là tử vong. Lúc nghiệp lực của một vùng nào đó quá lớn, vùng đất ấy sẽ xuất hiện các thứ như bần cùng, chiến tranh, thiên tai nhân họa, dịch bệnh…
Trong hồi thứ 71 của “Tây du ký” – “Hành giả giả danh hàng quái sấu, Quan Âm hiện tướng phục ma vương” có đoạn: Thầy trò Đường Tăng đi đến Chu Tử quốc thay đổi quan văn, gặp lúc Quốc vương nước Chu Tử bị bệnh nặng, yết bảng cầu thầy thuốc, Tôn Ngộ Không yết bảng trị khỏi bệnh cho Quốc vương.
Vốn trước đó, Vương phi của Quốc vương nước Chu Tử là Thánh Kim nương nương bị yêu quái bắt đi, yêu quái cứ cách một đoạn thời gian lại đến tìm Quốc vương đòi hai cung nữ. Quốc vương suy nghĩ ngày đêm chẳng dứt, cho nên trong ba năm đã lâm bệnh, may gặp Tôn Ngộ Không ra tay cứu giúp, Quốc vương mới thoát khỏi bệnh tật.
Lúc này, gặp lúc Quan Âm Bồ Tát đến thu phục yêu quái. Quan Âm Bồ Tát nói với Tôn Ngộ Không: Yêu quái này là con thú có lông màu vàng kim mà ta ngồi cưỡi, nó tự ý hạ phàm lừa bắt Hoàng hậu, giúp Quốc vương tiêu tai họa. Lúc Quốc vương còn là Thái tử vốn thích săn bắt thú, đã bắn chết một cặp chim non của Khổng tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Bệnh mà Quốc vương mắc phải, là tội nghiệp hoàn trả cho việc bắn chết chim non. Hiện nay, tội mắc phải qua ba năm đã trả hết, may mắn được ngươi đến cứu trị khỏi bệnh cho Quốc vương. Ta đặc biệt đến thu phục yêu quái đây.
Căn bệnh ưu tư suốt ba năm của Quốc vương, bề mặt thì thấy là được Tôn Ngộ Không trị khỏi, thực ra căn bản nguyên nhân là tội nghiệt mà Quốc vương bắn chết chim non đã trả xong. Có thể thấy người mắc bệnh không phải là vô duyên vô cớ, đều có quan hệ với nhân duyên của người đó.
Nguyên nhân căn bản nỗi bất hạnh của con người
Giới tu luyện thường nói, người đã từng làm chuyện không tốt, hoặc là gây thương tổn cho người khác mà tích tụ nghiệp lực cho bản thân mình. Lúc nghiệp lực của một người rất lớn, thì sẽ mang bệnh tật, bất hạnh, khốn khổ, tai nạn, thậm chí là tử vong. Lúc nghiệp lực của một vùng nào đó quá lớn, vùng đất ấy sẽ xuất hiện các thứ như bần cùng, chiến tranh, thiên tai nhân họa, dịch bệnh…
Hồi thứ 87 trong “Tây du ký” – “Quận Phượng Tiên khinh trời bị hạn, Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa” viết: Bốn thầy trò Đường Tăng đi đến quận Phượng Tiên, quận này vốn là vùng đất giàu có, nhưng liên tiếp ba năm bị hạn hán, người chết đói đến hai phần ba. Quận hầu lúc ấy treo bảng mời pháp sư cầu mưa để cứu dân, Tôn Ngộ Không yết bảng trợ giúp.
Tôn Ngộ Không đến cửa Tây Thiên, biết được nguyên nhân quận Phượng Tiên không có mưa là sự trừng phạt tội lỗi của thiên thượng: Ba năm trước lúc Ngọc Đế xuất hành, nhìn thấy quận hầu đem đồ cúng thiên thượng vứt xuống cho chó ăn, miệng nói ra lời bẩn thỉu, quận hầu đã tạo tội nghiệp mạo phạm Ngọc Đế. Lúc ấy, vợ con quận hầu chẳng hiền lành, lại dùng lời ác độc để tranh cãi với vợ con, nhất thời giận dữ vô tri, hất đổ bàn thờ. Vì vậy, Ngọc Đế đã lập ba thứ “núi gạo, núi bột, khóa vàng” ở điện Phi Hương, đến lúc nào gà ăn hết núi gạo, chó liếm hết núi bột, đèn đốt cháy được khóa vàng thì quận Phượng Tiên mới có mưa xuống.
Tôn Ngộ Không sau khi quay về hạ giới, nói với quận hầu: Mau hồi tâm hướng thiện, tụng kinh niệm Phật, tôi còn có thể giúp ông. Nếu như không sửa đổi, không lâu nữa trời sẽ diệt tận, tính mệnh không cách nào giữ được.
Quận hầu thệ nguyện quy y, triệu mời tăng đạo xứ ấy, lập đạo tràng, cảm tạ trời đất, tự trách tội mình. Đường Tam Tạng cũng niệm kinh cho ông ta. Nhà lớn hộ nhỏ khắp trong ngoài thành không kể nam nữ thảy đều đốt hương niệm Phật. Từ lúc đó, mọi người lòng tràn đầy thiện niệm. Trong chớp mắt, gạo bột đều hết, khóa vàng cũng đứt, Ngọc Đế truyền chỉ giáng mưa xuống. Bách tính quận Phượng Tiên như tẩy sạch nhân tâm một lòng hướng thiện, kính trời tin Phật.
Quận hầu Trong lúc cúng tế lại đấu khí với vợ con, thái độ vô lễ, đến nỗi khiến lê dân gặp nạn. Bản sự của Tôn Ngộ Không lớn như thế cũng không có cách nào hóa giải, còn phải đợi quận hầu thành tâm niệm Phật mới giải trừ được tai nạn.
Xem thiên mệnh, thiên nhân hợp nhất
Mọi người ngày nay rất khó nhận biết những điều này, là vì chịu sự dẫn dắt có tính cuộc hạn của khoa học thực chứng hiện đại. Mà Tây y hiện đại và Trung y của Trung Quốc cổ đại vốn không thể so sánh với nhau.
Cổ nhân Trung Quốc giảng rằng “Thiên nhân hợp nhất”, “dịch – y đồng nguyên”. Dược vương Tôn Tư Mạc từng nói: “Không biết Kinh Dịch, không thể gọi là Thái y”. Đạo gia xem thân thể con người là một tiểu vũ trụ, cơ thể con người và đại vũ trụ bên ngoài đều có quan hệ đối xứng. Trời có tứ thời (bốn mùa), ngũ hành, lạnh nóng đối nhau, người có tứ chi ngũ tạng, sinh lão bệnh tử.
Các nhà y học lớn thời cổ đại đều là những người trên biết thiên văn, dưới tường địa lý, giữa biết đại sự. Họ có khả năng trị bệnh cứu người, dự báo được tương lai, đường sinh tử, mệnh vận phúc họa của con người. Thời Xuân Thu, đại danh y là Y Hòa dự biết được chuyện sinh tử của Tấn Bình Công và vận mệnh nước Tấn, toàn bộ đều như hiện thực. Danh y Tôn Tư Mạc dự biết được cháu mình sẽ giữ chức dưới trướng Lư Tề Khanh. Về sau Lư Tề Khanh làm Thứ sử Từ Châu, cháu Tôn Tư Mạc là Tôn Bạc làm Huyện lệnh huyện Tiêu ở Từ Châu.
Đây là công năng đặc dị của người tu luyện, các đại y học gia thời cổ đại đều có. Trong giới tu luyện ngày nay cũng có rất nhiều người có các loại công năng, họ có thể nhìn thấy được các tầng không gian khác.
Bài viết lấy từ trang Minh Huệ: Nghiệp lực và ôn dịch (1)
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: