Từ Bắc Kinh đến Hồng Kông: Tôi không muốn lại ‘bị đồng hóa’
“Bạn đau khi bị cắt vào thịt, khi bị nắm đấm sắt của xã hội chủ nghĩa đánh vào thì cũng đau”. Quách Vũ (William Guo) là một người thuộc thế hệ 8x từ Bắc Kinh, Trung Quốc sang làm việc và sinh sống tại Hồng Kông, anh từng làm việc cho Tập đoàn Alibaba, đồng thời là kỹ sư cao cấp cho các công ty công nghệ thông tin ở Hồng Kông trong nhiều năm.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với The Epoch Times, anh Quách nói, những người bạn cùng lứa của anh đang lo lắng về việc bốn ngân hàng quốc doanh lớn thực thi số hóa tiền tệ ở Thâm Quyến và các thành phố khác ở Trung Quốc. Lúc đầu, có rất nhiều lời mắng mỏ trên Internet, nhưng những điều này rất nhanh liền “bị đồng hóa”.
“Bị đồng hóa” là một từ thông dụng phổ biến trên Internet của Trung Quốc, nghĩa là phát biểu nội dung không đồng điệu với đảng cộng sản, nên bị nhân viên có liên quan cưỡng chế cắt bỏ và cấm phát ngôn. Quách Vũ nói: “Tôi không muốn tiếp tục bị đồng hóa”.
Trong lòng người dân Trung Quốc đều có một sợi dây kiểm duyệt ngôn luận
Quách Vũ tin rằng việc thực thi số hóa tiền tệ của Trung Cộng gần đây giống như đẩy mạnh “Luật An ninh Quốc gia” của Hồng Kông. Mọi người không có quyền từ chối và chỉ có thể im lặng chấp nhận, “không có thông báo hoặc cuộc họp nào hé mở thông tin, Trung Cộng có thể cưỡng chế thi hành lấy đi mọi thứ của bạn bất cứ lúc nào”. Nhưng trên mạng Internet, bạn vẫn chỉ có thể thấy mọi thứ tốt đẹp như một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, bởi vì ai ai cũng sẽ tự kiểm duyệt chính mình, mọi người biết việc gì có thể phàn nàn một chút, việc gì không thể mắng chửi.
Anh Quách chia sẻ: “Mỗi người Trung Quốc đều có một lằn ranh đỏ trong lòng, rất buồn phiền, nhưng đó cũng là một sự thật. Mặt khác, đó cũng là sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Cộng đối với Internet, những ý kiến không nhất trí với Trung ương, sẽ bị xóa sau mười phút, hoặc hiển thị 404 (chú thích: Trang web đã bị xóa).”
Anh cho rằng, tình hình hiện tại ở Trung Quốc kinh khủng hơn nhiều người tưởng tượng. Anh nói: “Cũng giống như trong “Chín bài bình luận về Trung Cộng (Cửu bình)” đã miêu tả. Lần trước khi đọc nó, tôi nghĩ đó là ngôn ngữ mang tính miêu tả, nhưng gần đây tôi có ý kiến khác, Trung Cộng thực sự là tà ác, hiện nay chính là đang diễn ra cuộc đọ sức giữa chính nghĩa và tà ác. Nó thực sự là như thế.”
Thể nghiệm Hồng Kông: Hóa ra đây là cảm giác an toàn
Tháng 2 năm 2011, Quách Vũ đến Hồng Kông làm việc dài hạn, mặc dù đã đến Hồng Kông nhiều lần để công tác, nhưng thời gian dài ở Hồng Kông đã thay đổi “thế giới quan” của anh một cách đáng kể. Ấn tượng ban đầu Hồng Kông để lại cho anh là sự sạch sẽ và tiện lợi. Khi đi siêu thị mua đồ ăn, ăn trong nhà hàng, bốn bề có không khí khác hẳn so với ở Đại Lục, về sau anh dần nhận ra đó là một loại cảm giác “an toàn”.
Anh Quách chia sẻ: “Nhiều người ‘trôi dạt đến Hồng Kông’ đều có cảm giác này, khi ở cửa khẩu Trung Quốc – Hồng Kông, đến Thâm Quyến, thì phải nắm chắc tay của bọn trẻ, nhưng ở Hồng Kông, có một cảm giác rất an toàn.”
Tháng 6 năm 2011, anh tham gia “phong trào xã hội” đầu tiên trong đời ở Hồng Kông. Do ảnh hưởng tuyên truyền của Trung Cộng từ khi còn nhỏ, anh cảm thấy sự kiện Lục Tứ năm 1989 là “cả hai bên” đều có cái lý của mình, bởi vì Trung Cộng dạy người dân rằng Lục Tứ là sinh viên bạo loạn phản cách mạng, mà thông qua vượt tường lửa Internet, Quách Vũ đã thu được các kết quả tìm kiếm về việc các học sinh, nhân dân thành phố chống tham nhũng, ủng hộ yêu cầu dân chủ.
Anh nói: “Một số người có thể dựa vào huấn luyện logic để nhìn ra sơ hở, tìm ra những chỗ nói không thông và không hợp lý”. Nhưng hầu hết mọi người xem tin tức tiếp sóng tuần hoàn của Trung Cộng, đương nhiên sẽ tin mọi điều Trung Cộng nói. Việc tham gia lễ kỷ niệm sự kiện Lục Tứ ở Công viên Victoria không khiến Quách Vũ vô cùng xúc động. Lúc đó anh chỉ vì tò mò, cũng giống như đi xem phim, tham gia các hoạt động bình thường, trải nghiệm tự do và dân chủ trong cuộc sống hàng ngày của người Hồng Kông.
Quách Vũ hồi tưởng kể lại, hôm đó khi rời ga tàu điện ngầm Thiên Hậu, có thể nhìn thấy chỉ dẫn đường đi rõ ràng cũng như cảnh sát chỉ huy và duy trì trật tự giao thông. Mọi người đi vào Công viên Victoria từ các ngã tư khác nhau. Có rất nhiều người Hồng Kông ngồi trên mặt đất. Ngồi cạnh anh có cả một người mẹ cũng mang con tới tham gia.
Điều để lại ấn tượng sâu sắc trong anh là hoạt động “Chiếm lĩnh Trung Hoàn” ở Hồng Kông năm 2014. Khi đó, anh đi bộ từ ga Trung Hoàn đến tòa nhà đồn cảnh sát ở Admiralty. Con đường được phân ra một phần làm khu vực diễu hành. Cảnh sát Hồng Kông đứng ở một bên bảo vệ người đi bộ. Anh nói: “Điều này thật khó tưởng tượng ở Trung Quốc, cảnh sát phong tỏa các đường phố để bảo vệ người dân.”
Trung Quốc cần kênh truyền thông độc lập dám lên tiếng
So với Hồng Kông ngày nay, tự do và pháp trị trong xã hội thời đó đúng là vô cùng quý giá. Anh nói: “Luật an ninh quốc gia Hồng Kông’ hạn chế hầu hết tất cả mọi người trên trái đất, cảnh sát Hồng Kông hiện tại và cảnh sát lúc đó chỉ có thể nói là không phải cảnh sát trong cùng một thành phố.”
Điều khiến Quách Vũ sợ hãi nhất là “Trung Cộng có thể sửa lại trí nhớ của bạn”, anh nói: “Mọi người sẽ không tự đặt câu hỏi về tín ngưỡng cốt lõi của họ là gì, sẽ không tự chất vấn về những việc đã quen thuộc và cho là đương nhiên. Người Trung Quốc tham gia đội thiếu niên và đoàn thanh niên từ khi họ còn nhỏ, một số người còn vào đảng.” Đối với nhiều người Trung Quốc lớn lên dưới thể chế của Trung Cộng, Trung Cộng là tín ngưỡng quyền uy duy nhất. Đất nước không có sự giám sát của một kênh truyền thông độc lập và tự do nào, và toàn bộ xã hội chạy một cách cuồng loạn giống như ngày tận thế.
Sau cuộc vận động chống luật dẫn độ của Hồng Kông năm 2019, anh Quách nhận thấy, chỉ có một số phương tiện truyền thông đưa tin thật về Hồng Kông. Anh nói: “Ngoại trừ The Epoch Times, NTD và Apple Daily, hầu như không có ai báo cáo thông tin thực”.
Trước đây, khi xem các tờ báo của The Epoch Times ở Hồng Kông, anh luôn đọc bằng “kính lọc” và đọc nó với tư tưởng phê phán. Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, anh phát hiện mình đã bị ảnh hưởng sâu sắc như thế nào bởi sự tuyên truyền của Trung Cộng trong quá khứ. Sự tuyên truyền cố ý khiến anh hiểu sai về The Epoch Times và NTD.
Quách Vũ bày tỏ: “Đây là chỗ tuyên truyền cao siêu nhất của Trung Cộng. Bạn không thể thoát khỏi nó, bởi vì bạn đang tiếp nhận những tin tức này mỗi ngày. Nếu mười người bạn đang truyền bá những tin tức này, bạn sẽ tin. Mặc dù bạn đã rất cẩn thận sàng lọc những tin tức này, nhưng bạn vẫn sẽ tin, đây là chỗ đáng sợ của Trung Cộng.” Tự cho mình là một “công dân tốt” dưới thể chế của Trung Cộng từ khi còn nhỏ, nhưng khi thấy người dân Hồng Kông xuống đường vì dân chủ và tự do, thì có nhiều điều nghi ngờ hơn xuất hiện trong đầu Quách Vũ.
Anh nói: “Khi bạn biết pháp trị là gì, con người nên sống như thế nào, bạn rất khó từ bỏ những quyền lợi cơ bản này.”
Đối với Quách Vũ mà nói, người Trung Quốc giống như đang sống trong một cái lồng. “Khủng bố đỏ” dưới thể chế của Trung Cộng đã lên đến mức không thể tưởng tượng nổi và trở thành một nơi không thể tồn tại. Trung Quốc cần một phương tiện truyền thông độc lập và dám lên tiếng để giám sát chính phủ và lên tiếng vì người dân. Anh mượn lời của người sáng lập Next Digital Lê Trí Anh để giải thích cảm xúc của mình khi đứng lên ủng hộ Hồng Kông: “Tôi chỉ muốn làm người.”
Biên tập: Trịnh Hưng