TT Trump cảnh báo ‘phong trào cực tả đang phát triển’ và công bố danh sách của Tòa án Tối cao
Tổng thống Donald Trump cho biết trong một thông báo ngày 9/9, công bố danh sách dự kiến cho [các vị trí tại] Tòa án Tối cao của ông, rằng có một “phong trào cực tả đang phát triển” ở Hoa Kỳ, đồng thời cảnh báo rằng nếu các thẩm phán đồng tình với các mục tiêu của phong trào này mà ngồi [trong các vị trí] ở tòa án cấp cao nhất, thì sẽ “làm biến đổi từ căn bản” bộ mặt của quốc gia.
TT Trump đã đưa ra nhận xét khi ông công bố danh sách các ứng cử viên tiềm năng [cho vị trí tại] Tòa án Tối cao, bao gồm các luật gia [theo hướng] bảo thủ nổi tiếng như cựu Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Paul Clement và ba Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng Hòa được biết đến với việc đấu tranh vì các nguyên nhân bảo thủ như Ted Cruz (Texas), Tom Cotton (Arkansas), và Josh Hawley (Missouri).
“Thật không may, có một phong trào cực tả cấp tiến đang phát triển, nó phủ nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng theo pháp luật. Nếu phong trào cực đoan này được đa số chấp nhận tại Tòa án Tối cao, thì về cơ bản nó sẽ thay đổi Hoa Kỳ mà không cần một lá phiếu nào của Quốc hội”, tổng thống nói.
Mặc dù TT Trump không nói chi tiết về bản chất của phong trào, nhưng ông cho biết một trong những phương thức của nó là thúc đẩy sự đối xử có chọn lọc theo luật pháp, ưu tiên một số nhóm và cá nhân nhất định, trong khi lựa chọn ra các nhóm và cá nhân khác để tấn công.
“Các thẩm phán cấp tiến sẽ xóa bỏ Tu chính án thứ hai, bịt miệng các bài phát biểu chính trị, và yêu cầu những người đóng thuế tài trợ cho việc phá thai vào cuối thai kỳ. Họ sẽ trao quyền lực cho những quan chức không được [dân] bầu để phá hủy hàng triệu việc làm của công dân Hoa Kỳ. Họ sẽ xóa cụm từ ‘dưới quyền năng của Chúa’ khỏi Lời cam kết Trung thành (Pledge of Allegiance)”, ông Trump cho biết.
“Họ sẽ đơn phương tuyên bố án tử hình là vi hiến, ngay cả đối với những kẻ giết người hàng loạt đồi trụy nhất. Họ sẽ xóa bỏ biên giới quốc gia, làm tê liệt các sở cảnh sát, và cấp các biện pháp bảo vệ mới cho những kẻ vô chính phủ, bạo loạn, tội phạm bạo lực và khủng bố”, tổng thống nói thêm.
Việc TT Trump đề cập đến “những kẻ vô chính phủ” và “những kẻ bạo loạn” lặp lại ý kiến trước đây của ông về những người tham gia vào các hành động bạo lực đã làm hỏng các cuộc biểu tình ôn hòa, khởi phát do sự thiệt mạng của George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ.
Cộng tác viên của The Epoch Times và là chuyên gia về các phong trào cộng sản, ông Trevor Loudon, đã lập luận trong một bài bình luận rằng bạo lực bùng phát sau sự thiệt mạng của Floyd không phải là sự bùng phát tự nhiên do sự tàn bạo của cảnh sát, mà là một phần của phong trào cách mạng mang tính tàn bạo.
“Sự gia tăng gần đây của bạo loạn, cướp bóc, đốt phá và bạo lực sau cái chết của George Floyd khi [bị] cảnh sát bắt giữ ngày 25/5 ở Minneapolis không phải là ‘cuộc biểu tình ôn hòa’ bị tấn công bởi ‘những kẻ cực đoan’”, ông Loudon viết. “Nó đã bạo lực ngay từ ngày đầu tiên — và nó luôn có ý định như vậy.”
Ông Loudon nói, một bằng chứng cho điều này là Chinese Communist Party-aligned Freedom Road Socialist Organization (FRSO), (tạm dịch: Tổ chức Xã hội chủ nghĩa Con đường Tự do liên kết với ĐCSTQ), có trụ sở tại Minneapolis, tuyên bố thừa nhận đã “châm ngòi” cho các cuộc bạo động. Trong một bài xã luận riêng biệt, ông Loudon đã chỉ ra sự ảnh hưởng sâu xa ở phía sau những đợt bùng phát bạo lực trước đó, trong bối cảnh có những lời kêu gọi rộng rãi hơn về công bằng chủng tộc.
“Nếu không có những người cộng sản, sẽ vẫn có những vụ việc liên quan đến chủng tộc. Tuy nhiên, tất cả các cuộc bạo loạn chạy đua đốt cháy các thành phố lớn trong những năm 1960 (Newark, Detroit, Chicago, Watts, và nhiều nơi khác) và mọi cuộc bạo loạn kể từ đó đã bị lực lượng cộng sản thổi phồng thành một thứ gì đó lớn hơn”, ông viết, và bổ sung thêm, “Phía cánh tả Hoa Kỳ giờ đây có sức mạnh để châm ngòi các cuộc bạo loạn ở hầu hết mọi thành phố lớn của Hoa Kỳ.”
“Trừ khi bị phản công mạnh mẽ, những cuộc bạo loạn và biểu tình hiện nay sẽ diễn ra trong suốt mùa hè cho đến khi cuộc bầu cử diễn ra. Hai mục tiêu là ngăn chặn sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ và tiêu diệt Tổng thống Donald Trump. Trên thực tế, những cuộc bạo loạn này không liên quan gì đến chủng tộc mà chỉ liên quan tới thay đổi chế độ và cách mạng”, ông Loudon viết.
TT Trump, thường dùng đến những từ ngữ cứng rắn như “luật pháp và trật tự”, đã liên tục chỉ rõ sự cần thiết về việc phân biệt giữa các cuộc biểu tình hợp pháp và bạo lực đường phố, đồng thời kêu gọi cơ quan thực thi pháp luật cũng như chính quyền tiểu bang và địa phương đối xử với các hoạt động này như những hoạt động tội phạm.
Đáng chú ý, trong một bài phát biểu ngày 4/7 tại chân núi Rushmore, TT Trump nói rằng, “đám đông giận giữ đang cố gắng phá vỡ các bức tượng của những nhà lập quốc của chúng ta, xúc phạm đến các đài tưởng niệm thiêng liêng nhất của chúng ta và khơi mào một làn sóng tội phạm bạo lực trong các thành phố của chúng ta. Nhiều người trong số này không biết tại sao chúng lại làm điều này, nhưng một số thì biết chính xác chúng đang làm gì. Chúng cho rằng người dân Hoa Kỳ chân yếu tay mềm và dễ phục tùng. Nhưng không, người dân Hoa Kỳ mạnh mẽ và đáng tự hào; họ sẽ không cho phép ai đó tước đoạt khỏi họ đất nước chúng ta cùng tất cả các giá trị, lịch sử và văn hóa của nó.”
“Một trong số những vũ khí chính trị của chúng là “Xóa bỏ Văn hóa” – đuổi mọi người khỏi công việc của họ, làm xấu mặt những người bất đồng chính kiến, và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối từ những người không đồng thuận. Đây chính là định nghĩa của chủ nghĩa toàn trị, nó hoàn toàn xa lạ với văn hóa và các giá trị của chúng ta, và nó hoàn toàn không có chỗ đứng ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, TT Trump nói.
“Cuộc tấn công này nhắm vào quyền tự do của chúng ta, sự tự do tuyệt vời của chúng ta, cần phải được ngăn chặn; và nó sẽ bị ngăn chặn sớm thôi. Chúng tôi sẽ vạch trần phong trào nguy hiểm này, bảo vệ con cái của chúng ta, chấm dứt cuộc tấn công cấp tiến này và bảo tồn lối sống tuyệt vời của chúng ta”, ông nói.
Trong lần công bố danh sách lựa chọn cho vị trí tại Tòa án Tối cao của mình, TT Trump đã nói rằng có nhiều quyền tự do mà người dân Hoa Kỳ coi là đương nhiên, bao gồm quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, “đã và đang được cứu vãn bởi một cuộc bỏ phiếu duy nhất tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ”.
Ông lập luận rằng những quyền này và cả những quyền khác, có thể gặp nguy cơ nếu tòa án tối cao bị chi phối bởi các thẩm phán mang hệ tư tưởng mà ông đã cảnh báo.