TT Macron tìm cách buộc nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm về phát ngôn thù hận
Hôm 08/12, Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã thông báo rằng EU đang xem xét luật mới để buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về phát ngôn gây thù hận xảy ra trên nền tảng [xã hội] của họ.
Ông Macron cho biết: “Đây là quy định chưa từng có của Âu Châu nhằm chiến đấu với việc gây thù hận trực tuyến, nhằm xác định tính trách nhiệm của các nền tảng lớn này đối với nội dung của họ. Hàng ngày, chúng tôi phải đối phó với các vấn đề như bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, phát ngôn thù hận và quấy rối trực tuyến. Hiện đại, nói một cách nghiêm túc, không có quy định quốc tế nào về những vấn đề này.”
Hiện tại, Liên minh Âu Châu không có bất kỳ luật quốc tế nào để hạn chế phát ngôn gây thù hận, mặc dù Hội đồng Âu Châu khuyến nghị luật hạn chế phát ngôn gây thù hận thông qua Ủy ban Châu Âu Chống phân biệt chủng tộc và cực đoan.
Thông báo này được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với ông Macron, người đang thay mặt Pháp chuẩn bị đảm nhận nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh Âu Châu ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2022.
Mặc dù ông Macron chưa thông báo về việc tái tranh cử, nhiều nhà quan sát Pháp kỳ vọng tổng thống sẽ tái tranh cử.
Sự hợp nhất hiếm hoi giữa chức vụ chủ tịch Liên minh Âu Châu với mùa bầu cử quốc gia sẽ có tầm quan trọng then chốt đối với ông Macron, người mà tương lai chính trị có thể phụ thuộc vào khả năng tận dụng vị trí chủ tịch Liên minh Âu Châu để có hành động quyết định vào giai đoạn cuối này của nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Việc công bố quy định về phát ngôn gây thù hận này có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc bầu cử, vì ông Macron phải đối mặt với hai đối thủ theo chủ nghĩa dân tộc mà các nhà phê bình gán cho họ là những kẻ cuồng tín và bài ngoại: ứng cử viên Bầu cử Quốc gia Marine Le Pen và ứng cử viên độc lập Éric Zemmour, người đã tuyên bố ra tranh cử vào tháng trước.
Mặc dù ông Macron không đề cập cụ thể đến những đối thủ này, nhưng thông báo của ông được đưa ra trong bối cảnh dư luận được chia làm hai nhóm đối lập liên quan đến phát ngôn gây thù hận, với những ngụ ý đặc biệt về hai đối thủ chính trị của vị tổng thống này.
Cha của bà Marine, ông Jean-Marie Le Pen, đã bị kết án nhiều lần theo luật phát ngôn gây thù hận hiện hành của Pháp vì những bình luận của ông về Holocaust (nạn diệt chủng người Do Thái) và Hồi giáo. Bà Marine đã hết sức cẩn thận để tránh xa những bình luận quá khích của cha bà, nhưng cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn, trong đó các nhà bình luận vẫn cáo buộc bà Le Pen trẻ tuổi này là phân biệt chủng tộc và cực đoan.
Ông Zemmour, mặc dù không bị bao vây bởi lịch sử gia đình như của bà Le Pen, nhưng vẫn nổi tiếng là một người ủng hộ hết mình và trung thành cho chủ nghĩa dân tộc Pháp. Thiên hướng của ông đối với những nhận xét không chính xác và gây tranh cãi đã khiến ông bị so sánh với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giống như ông Jean-Marie Le Pen, ông Zemmour trước đây đã bị kết án theo luật phát ngôn gây thù hận hiện hành của Pháp, đã nộp hai khoản tiền phạt và hiện phải đối mặt với bản án thứ ba về tội “xúc phạm nơi công cộng” và “kích động thù hận hoặc bạo lực”.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông Macron đã phải chật vật với tỷ lệ ủng hộ liên tục âm, mặc dù điều này là điển hình cho nhiệm kỳ của tổng thống Pháp, một công việc nổi tiếng là bạc bẽo. Mặc dù nói chung là không được [dân chúng] ưa chuộng, nhưng vị trí của ông Macron như một người được coi là trung tâm mang lại cho ông sự linh hoạt trong việc phân loại giữa các đối thủ của mình và ông được nhiều người coi là người dẫn đầu trong một cuộc tái đắc cử trong tương lai.
Tuy nhiên, các kiến nghị về phát ngôn gây thù hận của ông Macron đã khiến ông gặp căng thẳng với truyền thống tự do ngôn luận cấp tiến lâu đời của nước Pháp, như đã được thiết lập trong Tuyên ngôn về Quyền của Con người và Công dân và được đưa vào hiến pháp của Pháp.
Vào năm 2015, sau khi những kẻ khủng bố Hồi giáo thực hiện vụ xả súng hàng loạt vào trụ sở của tạp chí trào phúng “Charlie Hebdo”, chủ đề tự do ngôn luận này đã trở thành một chủ đề gây xôn xao ở Pháp và ở hải ngoại, ngay cả khi một số nhà bình luận cáo buộc chính “Charlie Hebdo”cũng có phát ngôn gây thù hận.
Do đó, bằng cách công khai ủng hộ luật về phát ngôn gây thù hận quốc tế của EU, ông Macron có thể gây ra một số thiệt hại cho nỗ lực tái đắc cử tiềm năng của chính mình. Với thông báo mới này, ông Macron đã tuyên bố ủng hộ một luật về phát ngôn gây thù hận xuyên quốc gia và toàn diện hơn bằng cách công bố đề nghị mới này.
Tuy nhiên, không rõ đề xướng như vậy sẽ được nhìn nhận như thế nào ở quốc gia của Voltaire và Houellebecq, một quốc gia lâu nay luôn tự hào về những quan điểm phiến diện và chính trị cấp tiến, có thể thấy những truyền thống này nằm trong tầm ngắm của những người quản lý phát ngôn gây thù hận ở Brussels.
Nguyễn Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: