TT Biden coi nhẹ Đài Loan – và những người tiêu dùng khốn khổ ở Hoa Kỳ
Cách đây chưa đầy hai tuần, khi đọc một bài diễn văn được đánh giá cao từ “chương trình trò chơi” Tòa Bạch Ốc giả ở bên kia đường của Tòa Bạch Ốc thực, với các hình ảnh chiếu kỹ thuật số mô phỏng những cửa sổ nhìn ra Vườn Hồng và hàng tá đèn led hình chữ nhật treo trên trần nhà, Tổng thống (TT) Joe Biden cho biết: “Tôi muốn mọi người Mỹ biết rằng tôi đang rất coi trọng lạm phát và đó là ưu tiên hàng đầu của tôi ở trong nước.”
Nhưng chuyến đi của ông Biden đến Á Châu chứng minh rằng lời hứa đó cũng giả mạo như bộ dụng cụ, vốn dường như được xây dựng sao cho tổng thống có thể đọc các bài diễn văn từ màn hình trực diện không có máy nhắc chữ phản chiếu mà khán giả truyền hình có thể nhìn thấy. Trong hành trình 5 ngày của ông Biden đến các đồng minh bao gồm Nam Hàn và Nhật Bản rõ ràng là thiếu vắng một Đài Loan tự do, nơi mà nhiều nhà quan sát tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngấp nghé xâm lược, có lẽ trong vòng vài tháng.
Một cuộc dừng chân của tổng thống ở Đài Loan sẽ thực hiện hai mục tiêu quan trọng. Thứ nhất, việc này sẽ củng cố an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và khiến người Đài Loan tin tưởng rằng Hoa Kỳ đang chống lưng cho họ; Một cuộc xâm lược tiềm tàng có thể bị ngăn chặn nếu lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ làm nhiều hơn là nói trong việc bảo vệ chống lại sự thống trị cưỡng bức của cộng sản. Trong 30 năm qua, các cuộc thăm dò cho thấy cư dân trên hòn đảo tuyên bố quốc tịch của họ là Đài Loan chứ không phải Trung Quốc đã tăng lên theo các điều kiện đáng kinh ngạc nhất, từ dưới 18% lên hơn 64% — vì vậy một cuộc xâm lược của Trung Quốc sẽ là một hành động chinh phục ngoại quốc trong mắt của hầu hết các công dân trên đảo này.
Nhưng thứ hai, ông Biden có thể đã đích thân khẩn cầu Đài Loan giúp giải tỏa các vấn đề trong chuỗi cung ứng mà ông cho rằng đây là lý do chính khiến Hoa Kỳ phải hứng chịu mức lạm phát cao nhất trong 4 thập niên. Tuy nhiên, việc giảm lạm phát rõ ràng là chẳng mấy liên quan gì đến chuyến đi tới châu lục mà chúng ta đã nhập cảng 1.2 ngàn tỷ USD hàng hóa hồi năm ngoái. Trong cuộc họp báo chung ngắn ngủi của ông Biden với Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol, người theo khuynh hướng bảo thủ mới tuyên thệ nhậm chức tại Seoul hôm 21/05, chính ông Yoon đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lại sự gián đoạn chuỗi cung ứng, coi đây là một vấn đề an ninh quốc gia.
Theo ông Yoon, một phần là do COVID, “chúng tôi nhận thấy những rủi ro thường trực khi nói đến chuỗi cung ứng. Vì vậy điều rất quan trọng là phải ổn định chuỗi cung ứng”. Ông Biden chỉ thừa nhận rằng Samsung và các công ty Nam Hàn khác “giúp củng cố chuỗi cung ứng của chúng tôi, bảo đảm chúng trước những cú sốc và mang lại lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế của chúng tôi” — kiểu hùng biện điển hình được mong đợi nếu như không có cuộc khủng hoảng giá tiêu dùng nào xảy ra.
Tất cả các quốc gia tự do ở Á Châu có thể được khuyến khích làm nhiều hơn nữa để bù đắp sự phụ thuộc nguy hiểm vào sản xuất tại Trung Quốc mà doanh nghiệp Mỹ, với sự hỗ trợ của các chính trị gia Hoa Thịnh Đốn, đã phát triển để theo đuổi lao động rẻ hơn trong bốn thập niên qua. Lấy một lĩnh vực để minh họa những nguy hiểm này, Hoa Kỳ đã thực sự ngừng sản xuất penicillin do nhập cảng giá rẻ, và quốc gia này thiếu trang bị nghiêm trọng để sản xuất bất kỳ loại kháng sinh nào khác để điều trị nhiễm trùng ở trẻ em và viêm phổi nếu có một sự gián đoạn nguồn cung cấp y tế lớn trên toàn cầu xảy ra. Khoảng 95% ibuprofen và 70% acetaminophen của chúng ta do Trung Quốc cung cấp. Một thập niên rưỡi trước đây, hàng trăm người Mỹ đã tử vong do heparin của Trung Quốc, một loại thuốc điều trị bệnh tim quan trọng, bị nhiễm bẩn.
Cắt nguồn cung cấp y tế là một chiến thuật đặc biệt tàn nhẫn trong chiến tranh, trong thời kỳ hiện đại và quá khứ xa xưa, nhưng Bắc Kinh có đủ sức mạnh để làm điều đó đối với nền kinh tế Mỹ ngày nay.
Đài Loan nổi bật như một cơ hội để phương Tây thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Về y học, chẳng hạn, một tổng thống Hoa Kỳ nhận ra tính ưu việt của khu vực tư nhân ít bị hạn chế hơn có thể đứng trên đất Đài Loan và khuyến khích các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp của họ cải thiện quy trình phê chuẩn thuốc khó khăn, được báo cáo là kéo dài trung bình 30 tháng và đã khiến Đài Loan tê liệt về cạnh tranh trên thị trường dược phẩm toàn cầu. Nếu Đài Loan có thể đạt được niềm tin toàn cầu mà họ có trong lĩnh vực bán dẫn, nơi họ đã nổi tiếng về sự ưu việt và độ tin cậy và chiếm 90% thị trường toàn cầu, thì Đài Loan cũng có thể thúc đẩy hoạt động của mình trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác. Và một sự thúc đẩy của chính phủ Hoa Kỳ chọn tham gia vào sự lãnh đạo [của Đài Loan] có thể là một công cụ.
Hồi đầu tháng Năm, Tòa Bạch Ốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), kết quả là Hoa Kỳ sẽ gửi 150 triệu USD viện trợ cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN như một kẻ đuổi theo sau 1.5 tỷ USD của ĐCSTQ đã gửi đến Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam trong năm ngoái. Ông Joe Biden không ngừng tìm ra những cách mới để thực hiện việc chi tiêu tiền thuế của người Mỹ, nhưng rõ ràng là ông ấy thấy rằng không thể kêu các đồng minh ngoại quốc của chúng ta giúp những người tiêu dùng của Hoa Kỳ giữ được nhiều tiền hơn trong túi của họ.
Tổng thống Hoa Kỳ lẽ ra đã phải tán dương và cho thế giới thấy các quyền tự do của Đài Loan, và thể hiện những gì [Trung Quốc] có thể mất để bảo đảm ông Tập tránh xa khỏi hòn đảo này. Bằng cách đến thăm Đài Loan, ông Biden có thể chứng tỏ rằng chính phủ Hoa Kỳ hiểu lời nhắc của ông Yoon rằng “kinh tế là an ninh và an ninh, đến lượt nó, là kinh tế” — nhân tiện, đây là một tâm lý thường được cựu TT Donald Trump công nhận.
Với những thành tựu kinh tế của họ, những người lao động và chủ doanh nghiệp Đài Loan chắc hẳn cảm thấy mất mặt vì bị lãnh đạo của thế giới tự do phớt lờ làm sao, khi quốc gia láng giềng được trang bị vũ khí ồ ạt bên kia eo biển Đài Loan dự định sử dụng bạo lực đối với họ và cách sống của họ. Người Đài Loan lẽ ra có thể đã giúp được người Mỹ trong cơn khốn khó hiện tại của chúng ta, và người Mỹ lẽ ra đã có thể giúp Đài Loan, về kinh tế và quốc phòng. Hãy ghi nhận một sự phung phí cơ hội khác từ một vị tổng thống Hoa Kỳ, người mà công chúng đã thấy rõ những thất bại và thành công, nhưng điểm yếu của ông ta đang khiến thế giới tự do dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với mức thông thường được nhìn nhận.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Thomas McArdle từng là người viết bài diễn văn tại Tòa Bạch Ốc cho Tổng thống George W. Bush và viết cho IssuesInsights.com
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: