Truyền thông chuyển hướng từ cựu TT Trump sang những người ủng hộ ông và tìm ra chủ nghĩa toàn trị
Họ chỉ không thể buông ông ấy, phải không nào? Mặc dù chính phủ Tổng thống Trump đã thuộc về quá khứ từ sáu tháng nay, nhưng các phương tiện truyền thông bị ám ảnh bởi ông Trump vẫn không ngừng bị cuốn hút bởi những phương thức mới trong cách nhìn nhận, phân tích và vạch mặt những tội lỗi mà họ cho là do chủ nghĩa Trump.
Nhưng sự xa cách ít nhất đã khiến một số nhà bình luận chuyển sự chú ý của họ từ chính bản thân cựu Tổng thống Donald Trump sang những người ủng hộ ông—những người mà các phương tiện truyền thông chính thức cho đến nay hễ khi họ nghĩ đến những người này chút nào thì lại có khuynh hướng coi họ là những người sống trong hang hay những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Giờ đây, có lẽ cái cảm giác căm ghét dành cho những người ủng hộ hết mình của ông ấy [lại vừa khít] ít hơn một cách thích đáng so với sự căm ghét dành cho chính bản thân vị cựu tổng thống này, một số [nhà bình luận] có vẻ như sẵn sàng xem xét kỹ càng hơn những động cơ và niềm tin của những người theo chủ nghĩa Trump.
Than ôi, nếu lấy một bài viết của bà Michelle Goldberg trên tờ The New York Times làm ví dụ để xét theo, thì điều này chỉ để loại bỏ họ như là những thất bại thảm hại đang tìm kiếm một cách tuyệt vọng thứ gì đó nhằm mang lại ý nghĩa cho cuộc đời vô nghĩa của họ.
Bà Goldberg tìm thấy lời giải thích cho “những Joe hàng đầu” tại các cuộc biểu tình Trump viết bởi ông Michael C. Bender trong cuốn sách mới của ông này: “Thành thật mà nói, Chúng tôi Đã Chiến thắng Cuộc bầu cử Này: Câu chuyện Nội bộ về việc Trump đã thua cuộc như thế nào,” đặc biệt thú vị vì nó phù hợp với—hoặc có thể được làm ra để phù hợp với—những gì bà ấy đã nghĩ về hiện tượng Trump, mà vốn đó là một phong trào tựa như phát xít thu hút những nhân vật độc tài.
Ngoại trừ việc, nhằm mục đích cường điệu, bà ấy nâng mức độ nghiêm trọng từ “độc tài” lên “độc tài toàn trị.”
Cuốn sách của ông Bender dường như có ý xác minh việc những người ủng hộ ông Trump nhiệt tình nhất này là những người hết sức cô đơn, những người không có gì ngoài người hùng của họ để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ.
“Nhiều người gần đây đã về hưu và có thời gian rảnh rỗi và chẳng có việc gì khiến họ ở nhà,” bà ấy trích dẫn. “Một số ít trong đó không hề có con. Những người khác thì đã bị gia đình ghẻ lạnh.”
Bài phân tích có vẻ ấn tượng này khiến người phụ trách chuyên mục của New York Times kết luận rằng, bằng cách “hòa mình vào phong trào của ông Trump, họ đã tìm thấy một cộng đồng và mục đích sống.”
Nói cách khác, ít nhất là đối với những người ủng hộ ông Trump tận tụy nhất, thì mục đích sống và cảm giác thuộc về nơi nào đó quan trọng hơn bất cứ điều gì lớn lao mà chiến dịch của ông ấy đại diện.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những rối loạn chức năng chồng chéo khiến cuộc sống đương đại của người Mỹ có cảm giác rất đáng sợ,” bà Goldberg viết, “nhưng cô đơn là một vấn đề lớn. Ngay cả trước Covid, người Mỹ đã trở nên cô lập hơn. Và như ông Damon Linker đã chỉ ra gần đây trên tờ The Week, dẫn lời bà Hannah Arendt, những người cô đơn bị thu hút bởi các hệ tư tưởng độc tài toàn trị.”
Quý vị có thấy những gì bà ấy đã làm ở đó không? Bà ấy đã thiết lập một phép tam đoạn luận ám chỉ bằng cách xác nhận trước tiên, với sự giúp đỡ của ông Michael C. Bender nói rằng những người ủng hộ ông Trump là những người cô đơn và rồi sau đó, với sự giúp đỡ của ông Damon Linker và bà Hannah Arendt nói rằng “những người cô đơn bị thu hút bởi các hệ tư tưởng độc tài.”
Cái kết luận không thể tránh khỏi nhưng không có căn cứ đó hẳn muốn nói là: Chủ nghĩa Trump là chủ nghĩa độc tài toàn trị.
Đây là điều trong logic gọi là lối ngụy biện của trung gian chưa phân phối. Không phải tất cả những người ủng hộ ông Trump đều cô đơn, và cũng không phải tất cả những người cô đơn là những người ủng hộ ông Trump hay những người theo chủ nghĩa độc tài toàn trị, mặc dù giả định ngụ ý của bà ấy về việc những người ủng hộ ông Trump là những người theo chủ nghĩa độc tài toàn trị là một lối ngụy biện khác, được gọi là ngụy biện lặp lại vấn đề.
Ngoài đó ra, thì lời giải thích của ký giả thích giảng giải này là hoàn toàn thuyết phục.
Sự thật là “chủ nghĩa toàn trị” không thể được giải thích theo suy diễn—đó là bằng cách dùng logic tam đoạn luận—mà chỉ [được giải thích] theo cách quy nạp, bằng cách liệt kê các đặc điểm thực nghiệm riêng biệt của các hệ thống chính trị toàn trị mà cương lĩnh chính trị đương thời nào đó chia sẻ với chúng.
Chẳng hạn như, vì sự tồn tại của chỉ một đảng chính trị hợp pháp và hậu quả là những nỗ lực nhằm loại bỏ tính hợp pháp của đảng đối lập chính.
Và sau đó có sự độc quyền được cho là của đảng lãnh đạo về “sự thật,” đảng này dán nhãn các ý kiến trái ngược là “thông tin sai lệch” hoặc “xảo ngôn” và hạn chế quyền tự do ngôn luận—thậm chí, ở nơi nào có thể thì cả quyền tự do tư tưởng.
Một đặc điểm khác của các hệ thống toàn trị là sự tồn tại của một kênh truyền thông chính thức dành riêng cho việc tuyên truyền của chính phủ, trong đó không cho phép lên tiếng chỉ trích hoặc bất đồng với chính sách chính thức của chính phủ hoặc học thuyết ý thức hệ.
Hoặc, lấy ngẫu nhiên một ví dụ khác, có sự tham nhũng trong hệ thống luật pháp để truy tố và trừng phạt những kẻ thù chính trị của chế độ này dựa vào việc vu cáo về hành động phạm pháp.
Bây giờ, đối với quý vị thì tất cả những điều này nghe như đang mô tả nhiều hơn về cuộc sống của người Mỹ dưới thời Tổng thống Trump và các đảng viên Đảng Cộng Hòa hay dưới thời Tổng thống Biden và các đảng viên Đảng Dân Chủ?
Như hay được lưu ý trước đây, bất cứ điều gì phe cánh tả đang cáo buộc những người ủng hộ ông Trump và các đảng viên Cộng Hòa, từ nói dối đến tham nhũng tới việc ngăn chặn lá phiếu cho đến đánh cắp bầu cử, là những gì chính bản thân họ đang làm—hoặc đang cố gắng làm—thường xuyên nhất. Và chưa bao giờ điều này lại rõ ràng hơn trong việc thúc đẩy sự toàn trị đang được chính phủ ông Biden thể hiện mỗi ngày.
Về một điểm, tôi phải đồng ý với bà Goldberg. “Một xã hội lành mạnh có tính chất xã hội,” bà ấy viết, “có lẽ ngay từ đầu sẽ không bao giờ bầu ông Trump.”
Nhưng đó là bởi vì một quốc gia lành mạnh có tính chất xã hội lẽ ra sẽ không cần cú sốc đối với hệ thống quan liêu bị vôi hóa được điều hành bởi một giai cấp thống trị cố chấp mà trong số những lựa chọn có sẵn vào năm 2016 thì dường như có thể bổ nhiệm chỉ có mình ông Donald Trump.
Quá tệ là cái hệ thống đó, với các phương tiện truyền thông chính thức đứng về phía nó, vì một lý do nào đó đã có thể đánh lùi tất cả những nỗ lực cải cách của ông ấy.
Ông James Bowman là học giả thường trú tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công. Tác giả của cuốn “Honor: A History,” (tạm dich: Danh dự: Một Lịch sử), ông Bowman còn là nhà phê bình phim cho The American Spectator và nhà phê bình truyền thông cho New Criterion.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do James Bowman thực hiện
An Nhiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: