Truyền thống Anh quốc về tự do theo pháp luật là món quà cho tất cả chúng ta
Brexit và cuộc nổi dậy của người dân ở Hồng Kông có điểm gì chung?
Trả lời: Quý vị có thể theo lần theo nguồn gốc cho cả hai sự việc, một phần trong đó, là truyền thống của Anh quốc về chế độ tự trị của nghị viện và quyền tự do theo luật.
Ông Chris Harlow thuộc Đại học Oxford-Brookes của Anh quốc, người từng phục vụ trong các ủy ban của Liên minh Âu Châu (EU), nói với tôi về sự khác biệt căn bản giữa các thành viên người Anh và những người đến từ Pháp và Đức: Khi các ủy viên EU xem xét một quy định mới mà họ biết sẽ vấp phải sự phản đối của công chúng, người Đức và Pháp lập mưu để làm thế nào áp đặt nó cho dù không được ưa chuộng. Các thành viên người Anh thường gợi ý rằng nếu quy định này không được ưa chuộng đến mức đó, thì có lẽ là vì một lý do chính đáng khiến nó không nhận được sự ủng hộ, và nên được xem xét lại.
Truyền thống chính trị của người Anh về tự do và tự trị là một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thế giới hiện đại. Nó tác động đến các quốc gia có nền văn hóa rất khác biệt, và nó được bảo tồn giữa các dân tộc – nhưng vì có những hậu duệ xuất sắc – họ cuối cùng đã từ bỏ luật lệ của Vương quốc Anh để tự cai trị [theo luật của mình].
Đơn cử như một thế hệ đã tạo ra cuộc Cách mạng Hoa Kỳ và đã viết nên bản Hiến Pháp chứa đầy các thuật ngữ pháp lý và ý tưởng chính trị của người Anh. Những người dân dũng cảm của Hồng Kông cũng được thừa hưởng quyền quản trị dân chủ và quyền tự do cá nhân khi họ còn là thuộc địa của Vương quốc Anh, và họ rõ ràng họ tin rằng những giá trị đó đáng để đấu tranh.
Hàng năm, Quỹ Heritage Foundation thực hiện đánh giá toàn diện mọi quốc gia để có đủ dữ liệu và báo cáo về mức độ tự do kinh tế của từng quốc gia. Họ tính “điểm tự do” cho mỗi quốc gia và xếp hạng chúng. Heritage đã phát triển phương pháp luận này cùng với The Wall Street Journal.
Theo bảng xếp hạng năm 2019, Hồng Kông đứng đầu thế giới về tự do kinh tế. Vị trí thứ hai đến thứ mười lăm là các nước khác gồm Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ, Úc, Cộng Hòa Ireland, Vương quốc Anh, Canada, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cộng Hòa Trung Hoa (Đài Loan), Iceland, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đan Mạch và Estonia.
Lưu ý rằng Vương quốc Anh nằm trong danh sách và bảy trong số mười bốn quốc gia còn lại là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào đất nước này trước đây.
Viện Cato đưa ra “chỉ số tự do của con người” xếp hạng các quốc gia theo tự do tổng thể, bao gồm nhưng không giới hạn ở tự do kinh tế. Phạm vi rộng hơn của Viện Cato chắc chắn có nghĩa là đánh giá của họ kém chính xác hơn đánh giá của Heritage, nhưng thông tin có được cũng rất hữu ích.
Theo nghiên cứu năm 2019 của Viện Cato, công dân Hồng Kông tự do thứ ba trên thế giới. Mười sáu nước đứng đầu là New Zealand, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Canada, Úc, Đan Mạch, Luxembourg, Phần Lan, Đức, Ireland, Thụy Điển, Hà Lan, Áo, Vương quốc Anh, Estonia và Hoa Kỳ. (Hai nước cuối cùng có điểm số tương đương nhau.) Chỉ số này phản ánh câu chuyện tương tự như kết luận của Heritage, và nghiên cứu của Viện Cato ghi nhận mối tương quan cao giữa tự do kinh tế và các hình thức tự do khác.
Trên chỉ số này, Vương quốc Anh và các thuộc địa cũ của họ có vị trí nổi bật.
Các quốc gia giàu có không phải là những quốc gia duy nhất được đúc theo khuôn mẫu Anh. Thông luật Anh đóng vai trò là nền tảng cho hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia nghèo hơn, chẳng hạn như Kenya, Ấn Độ và Bangladesh. Một số nghiên cứu đã theo dõi mối liên hệ giữa thông luật của Anh với tự do và tăng trưởng kinh tế.
Ví dụ, giáo sư luật Paul G. Mahoney của Đại học Virginia đã so sánh sự tăng trưởng kinh tế của 38 quốc gia có hệ thống pháp luật dựa trên thông luật của Anh với hệ thống pháp luật dựa trên luật dân sự Âu Châu. (Tất nhiên, với tư cách là một học giả có trách nhiệm, ông Mahoney kiểm soát một cách thống kê các ảnh hưởng khác.) Tính trung bình, ông nhận thấy ở các quốc gia theo luật Anh có được sự thịnh vượng nhiều hơn đáng kể.
Tại sao luật của Anh nên gắn liền với sự thịnh vượng hơn luật dân sự Âu Châu? Các nhà nghiên cứu đã xác định một số lý do có thể. Chúng bao gồm trình độ của các thẩm phán trong mỗi hệ thống, các quy tắc đầu tư tài chính so sánh và mức độ mà mỗi hệ thống đóng góp vào việc kiểm tra và cân bằng quyền lực chính trị.
Ông Mahoney kết luận rằng một lý do chính là luật Anh gắn liền với các thể chế chính trị nhằm bảo vệ nhiều hơn các quyền cá nhân chống lại quyền lực nhà nước.
Phần lớn công lao của người Anh (và trong trường hợp này, chúng tôi bao gồm cả người Scotland và người Tin lành Ireland), là kết quả từ công việc của họ trong thế kỷ 18 và 19. Đó là khi Đế chế Anh hùng mạnh, với mạng lưới thuộc địa xa xôi, đang ở đỉnh cao: vì vậy đó là chủ đề của video nổi tiếng của Đại học Prager, “Nếu bạn sống trong tự do, hãy cảm ơn Đế chế Anh.”
Anh là quốc gia lớn đầu tiên trong lịch sử thế giới xóa bỏ chế độ nô lệ. Dưới sự lãnh đạo của Lãnh chúa Mansfield ở Scotland, vào năm 1772, Tòa án King’s Bench đã chấm dứt chế độ nô lệ ở Anh một cách hiệu quả với quyết định của mình trong vụ án nổi tiếng Somerset kiện Stewart.
Người ta nói “Không khí của Anh quốc” vào thời điểm đó, “quá trong lành đối với một nô lệ, và mọi người được tự do hít thở nó”.
Năm 1807, Quốc hội cấm buôn bán nô lệ ở Anh, và Hải quân Hoàng gia bắt đầu xóa bỏ việc buôn bán nô lệ trên biển cả. (Hoa Kỳ đã làm theo vào năm sau.) Năm 1833, Quốc hội Anh đã bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn bộ Đế chế, giống như Hoa Kỳ đã làm thông qua sửa đổi hiến pháp năm 1865.
Tương tự, vào thế kỷ 18, phụ nữ Anh đã tự do hơn nhiều so với những phụ nữ ở lục địa Âu Châu; sự giải phóng đã được tiếp tục mở rộng trong những năm tiếp theo.
Năm 1787, Hạ viện đã luận tội ông Warren Hastings, cựu thống đốc của Bengal, vì hành vi bất chính ở Ấn Độ. Công tố viên nổi tiếng nhất của ông ta là Edmund Burke người Ireland. Mặc dù cuối cùng Hạ viện đã tuyên bố trắng án cho ông Hastings, nhưng các bài phát biểu của ông Burke về nhiệm vụ của một cường quốc thuộc địa — và cách Vương quốc Anh đã thất bại trong những nhiệm vụ đó — đã trở thành bài phải đọc cho thế hệ chính khách nổi trội ở Anh.
Họ hồi đáp bằng cách chuyển đổi chính quyền thuộc địa từ một doanh nghiệp bóc lột thuần túy thành một quỹ tín thác công cộng: Trong những năm 1800, người Anh đã mở trường học và bệnh viện ở các thuộc địa, xây dựng cơ sở hạ tầng và chuẩn bị cho sự phụ thuộc của họ vào chế độ tự trị ở mức độ mà chưa một thế lực đế quốc nào làm được.
Tiến bộ công nghệ của thế kỷ 19 đã đặt nền móng cho công nghệ cao hiện đại, và các nhà khoa học và nhà phát minh của Anh và Mỹ đã đi đầu hoặc gần như đi đầu: từ đó tạo ra y học hiện đại, phát triển phương tiện vận tải (xe lửa, tàu thủy và xe hơi), và truyền phát điện.
Người Anh đã đấu tranh trong suốt lịch sử của họ để bảo đảm quyền lực của quốc hội và quyền tự do của con người. Ban đầu, cuộc đấu tranh đó là chống lại những vị vua lạm quyền. Trong thời hiện đại, cuộc đấu tranh là để chống lại những người theo chủ nghĩa xuyên quốc gia, những người theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa giáo điều, và giới tinh hoa của chính đất nước họ. (Thật vậy, tôi biết từ kinh nghiệm cá nhân rằng nhiều người trong giới tinh hoa Anh quốc đã bôi nhọ những đóng góp của đất nước họ một cách thiếu yêu nước.)
Cuộc đấu tranh cho tự do này đặc biệt mang tính Anh quốc (English) hơn là Vương quốc Anh (British). Quyết định từ chối chủ nghĩa xã hội năm 1979 bằng cách bầu Đảng Bảo Thủ của Margaret Thatcher chủ yếu là do cử tri Anh thúc đẩy. Việc quyết định rời khỏi Liên minh Âu Châu hoàn toàn là quyết định của các tổ chức gốc rễ người Anh, trong khi “những người còn lại” giành được đa số ở Scotland và trong các khu vực của giới tinh hoa ở Oxford, Cambridge và London.
Bằng quyết định Brexit, người Anh đã bảo vệ thành công truyền thống tự do và tự quản trị của họ. Cầu chúc cho người dân Hồng Kông cũng thành công.
Tác giả Robert G. Natelson là cựu giáo sư luật hiến pháp, nghiên cứu viên cao cấp về luật hiến pháp tại Viện Độc lập ở Denver, tác giả của “Hiến Pháp Gốc: Điều Mà Hiến Pháp Thực Tế Đã Nói và Hàm Nghĩa.” (xuất bản lần thứ 3, 2014).
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Minh Khanh biên dịch
Quý vị tham khảo bài gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: