Truyện ngắn McGuffey: Không có vương miện nào dành cho Susan
Đây là câu chuyện thứ mười lăm trong loạt truyện trích từ quyển sách McGuffey Readers (Tạm dịch: “Tuyển tập truyện ngắn McGuffey”). Với loạt truyện này, chúng tôi sẽ đăng tải lại một số câu chuyện đạo đức hay nhất trong tập sách giáo khoa kinh điển những năm 1800 với ước tính khoảng 122 triệu bản bán ra tính đến năm 1960, đây là đầu sách có số lượng phân phối cao nhất trên thế giới bên cạnh Kinh Thánh và từ điển Webster. Sách McGuffey’s Readers đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ, không chỉ giảng dạy cho trẻ những bài học về cách đọc, cách đánh vần và ngữ pháp, mà còn dạy các em về cách ứng xử và trau dồi nhân cách để trở thành người có đạo đức. Hãy đọc và kể với con cháu của bạn nhé!
Không có vương miện cho tớ
Mấy cô bạn gái nhỏ khóc lóc nài nỉ với cô bạn Susan, “Susan ơi, cậu có đi chung với chúng tớ không? Chúng tớ sẽ đi vào rừng, cậu đi cùng nhé.”
Cô bé Susan thở dài rồi đáp, “Tớ rất muốn đi với các cậu, nhưng tớ chưa làm xong việc của bà ngoại giao cho.”
Một cô bé hất hàm rồi thốt lên, “Phải nhà làm việc vào ngày nghỉ mới chán làm sao! Bà của Susan nghiêm khắc quá.”
Susan đã nghe thấy lời nói đó, và cô bé cúi đầu tiếp tục với việc của bà giao, rồi lấy tay quệt nước mắt. Cô nghĩ tới cảnh các bạn mình có một buổi chiều nhặt hoa dại trong rừng thật vui vẻ làm sao.
Cô bé tự hỏi mình, “Nếu thay đổi nhãn dán của bà đặt trong đôi vớ thì có vấn đề gì đâu nhỉ? Hôm nay, khu rừng hẳn là tươi đẹp lắm đây, mình muốn tham gia cùng các bạn biết bao!”
Một vài phút sau, cô bé nói, “Bà ơi, cháu làm xong rồi.” “Sao cơ, Susan, cháu làm nhanh thế?” Bà bước đến và kiểm tra thật kỹ lưỡng.
“Đủ rồi, Susan,” bà nói, nhấn mạnh từng từ; “đủ 20 lượt tháo nhãn rồi, vì cháu chưa bao giờ gạt bà, giờ cháu có thể đi chơi như cháu muốn cả ngày còn lại.”
Hai má của Susan tái nhợt và cô bé chẳng thể thốt lên lời cảm ơn bà. Khi rời khỏi nhà, cô bé bước đi thật chậm mà cũng chẳng thể nghêu ngao hát hò như thường lệ.
“Ơ, Susan kìa!” các cô bé hét lên, khi thấy Susan đến; “Có chuyện gì thế? tại sao cậu lại ở đây, còn bà của cậu thì sao?” bọn trẻ châm chọc.
“Không sao đâu.” Trong khi lặp đi lặp lại những từ này, cô bé cảm thấy mình đang lừa dối bản thân. Cô đã lừa bà mình. Lúc đó, cô bé hồi tưởng lại những lời bà nói, “Cháu chưa bao giờ gạt bà.
Cô bé thì thầm với chính mình, “Có, mình đã gạt bà rồi. Nếu bà biết, bà sẽ không bao giờ tin tưởng mình nữa.
Khi buổi tiệc nhỏ diễn ra ở khoảng đất trống trong rừng, những người bạn của cô bé nô đùa thích thú; nhưng Susan ngồi bệt trên cỏ, chỉ ước rằng mình đang ở nhà và thú nhận lỗi lầm
Một lúc sau, Rose hét to, “Chúng mình hãy kết một vương miện bằng những bông hoa tím, và cài lên đầu của bạn gái nào tốt nhất ở đây.”
“Làm vương miện thì dễ rồi, nhưng thật không dễ dàng chọn được người sẽ đội chiếc vương miện đó,” cô bé Julia nói.
“Có khó gì đâu, người đội hẳn là bạn Susan rồi,” Rose nói: “Chẳng phải Susan là học sinh giỏi nhất ở trường và ngoan ngoãn nhất ở nhà sao?”
“Ừ nhỉ, đúng rồi; vương miện này sẽ dành cho bạn Susan,” các cô bé khác kêu to.
Bọn trẻ bắt đầu làm vương miện, chẳng bao lâu đã làm xong.
“Nào Susan,” Rose nói, “Cậu hãy đội chiếc vương miện này lên thật trang trọng nhé, vì cậu là nữ hoàng của bọn mình đó.”
Bọn trẻ vừa nói vừa long trọng đặt vương miện lên đầu cô bé. Ngay tức khắc, cô bé giật lấy và ném vương miện xuống đất, rồi nói, “Không có vương miện nào dành cho mình cả, mình không xứng đáng được nhận.”
Bọn trẻ ngạc nhiên nhìn cô bé. “Mình đã lừa dối bà,” cô bé nói với những giọt nước mắt lăn dài trên má. “Mình đã thay đổi nhãn dán bà đặt trong đôi vớ để được vào rừng chơi cùng các bạn.”
“Cậu có nghĩ làm vậy là xấu xa không?” một bé trong bọn trẻ thốt lên. “Chắc chắn là như vậy; và mình đã cảm thấy rất có lỗi từ nãy tới giờ.”
Susan nhanh chân chạy về nhà, và khi vừa tới, cô bé thú nhận trong nhịp tim đập thình thịch “Bà ơi! Cháu đáng bị phạt, vì cháu đã thay đổi nhãn dán bà đặt vào vớ của bà. Bà hãy tha lỗi cho cháu nhé, cháu cảm thấy có lỗi và không vui tí nào.”
Bà đáp, “Susan này, bà đều biết cả rồi; nhưng vẫn để cháu đi, hy vọng rằng lương tâm cháu sẽ lên tiếng về lỗi lầm kia. Giờ thì bà rất vui vì cháu đã nhận lỗi và cho bà biết về nỗi khổ của cháu.”
“Khi nào cháu sẽ lại là cháu gái bé nhỏ của bà ạ?” “Ngay bây giờ cháu à,” bà liền trả lời và hôn lên trán cô bé.
Câu chuyện được tái bản từ sách McGuffey’s Third Eclectic Reader (Tạm dịch: “Tuyển tập truyện chiết trung của McGuffey, tập 3”), bản hiệu đính, xuất bản năm 1879.
Sách “Tuyển tập truyện ngắn McGuffey” được xuất bản lần đầu vào những năm 1830, gồm một loạt các truyện ngắn tinh tuyển có tranh minh họa dành cho học sinh tiểu học do nhà giáo và giáo sĩ William Holmes McGuffey (1800–1873) viết. Sách được sử dụng rộng rãi như sách giáo khoa trong các trường học của Hoa Kỳ từ giữa những năm 1800 cho đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, một số trường học vẫn đang sử dụng sách này [để giảng dạy], đặc biệt là các trường học tại gia tập trung vào việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em bằng phương cách giáo dục cổ điển và bồi dưỡng nhân cách đạo đức.
Đội ngũ nhân viên của Epoch Inspired đưa ra những câu chuyện hy vọng ca ngợi lòng nhân ái, truyền thống và chiến thắng của tinh thần con người, cung cấp những hiểu biết có giá trị về cuộc sống, văn hóa, gia đình và cộng đồng, và thiên nhiên.
Xem thêm: Truyện ngắn McGuffey: Tiếng vọng